Công văn 2835/TCT-HTQT về thu nhập chuyển nhượng vốn theo Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Hàn Quốc do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 2835/TCT-HTQT về thu nhập chuyển nhượng vốn theo Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Hàn Quốc do Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu: | 2835/TCT-HTQT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế | Người ký: | Lê Hồng Hải |
Ngày ban hành: | 15/08/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2835/TCT-HTQT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế |
Người ký: | Lê Hồng Hải |
Ngày ban hành: | 15/08/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2835/TCT-HTQT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2011 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Tây Ninh
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 3289/CT-TTHT ngày 29/7/2011 của Cục Thuế đề nghị hướng dẫn việc áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Hàn Quốc đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp của công ty NIFCO KOREA INC. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Khoản 4, Điều 13. Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản, Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Hàn Quốc quy định:
“Lợi tức từ việc chuyển nhượng các cổ phiếu trong vốn cổ phần của một công ty có tài sản bao gồm trực tiếp hay gián tiếp chủ yếu là bất động sản nằm tại một Nước ký kết có thể bị đánh thuế tại Nước đó”.
Khái niệm “các cổ phiếu trong vốn cổ phần của một công ty” (nguyên văn tiếng Anh của Hiệp định là “share of the capital stock of a company”) được hiểu là ngoài số cổ phiếu trong vốn cổ phần của một công ty còn bao gồm bất cứ phần góp vốn nào trong công ty đó.
Do đó, thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp của công ty NIFCO KOREA INC - với tư cách là một đối tượng cư trú của Hàn Quốc - trong công ty TNHH NIFCO Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của khoản 4, Điều 13. Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản nêu trên.
2. Liên quan đến việc xác định tính chất “chủ yếu” của bất động sản trong tài sản của công ty có vốn được chuyển nhượng
Nếu vào thời điểm chuyển nhượng vốn, công ty TNHH NIFCO Việt Nam có giá trị bất động sản chiếm trên 50% giá trị tài sản của công ty thì thu nhập của công ty NIFCO KOREA INC từ việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong công ty TNHH NIFCO Việt Nam sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Trường hợp giá trị bất động sản bằng hoặc thấp hơn 50% thì công ty NIFCO KOREA INC không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Cục Thuế cần đề nghị công ty TNHH NIFCO Việt Nam cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại thời điểm chuyển nhượng phần vốn góp để có cơ sở xem xét điều kiện liên quan đến việc xác định tỷ lệ bất động sản trong tổng giá trị tài sản của công ty, từ đó áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Hàn Quốc cho phù hợp.
3. Thủ tục áp dụng Hiệp định thuế
Thủ tục áp dụng Hiệp định thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 18, Chương II, Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính. Cụ thể đối với trường hợp chuyển nhượng vốn trên đây của công ty TNHH NIFCO Việt Nam, thủ tục bao gồm:
- Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản gốc Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế Hàn Quốc cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định đã được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Bản chụp có xác nhận của người nộp thuế hợp đồng chuyển nhượng vốn, bản chụp có xác nhận của người nộp thuế Giấy chứng nhận đầu tư của công ty TNHH NIFCO Việt Nam.
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại thời điểm chuyển nhượng phần vốn góp tại công ty TNHH NIFCO Việt Nam.
- Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền).
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế biết và hướng dẫn công ty TNHH NIFCO Việt Nam thực hiện. Yêu cầu Cục Thuế thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và hướng dẫn tại công văn này./.
Nơi nhận: |
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây