92365

Công văn số 2727/LĐTBXH-LĐTL về việc chế độ trợ cấp thôi việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

92365
LawNet .vn

Công văn số 2727/LĐTBXH-LĐTL về việc chế độ trợ cấp thôi việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu: 2727/LĐTBXH-LĐTL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Tống Thị Minh
Ngày ban hành: 31/07/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2727/LĐTBXH-LĐTL
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký: Tống Thị Minh
Ngày ban hành: 31/07/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 2727/LĐTBXH-LĐTL
V/v chế độ trợ cấp thôi việc

Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2009

 

Kính gửi: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Trả lời công văn số 3160/NHNo-LĐTL ngày 08/7/2009 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Theo quy định tại khoản 1, Điều 42 của Bộ luật Lao động thì khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. Như vậy, trường hợp của ông Trần Minh Nhơn, không chuyển công tác trước năm 1995 nêu tại công văn số 3160/NHNo-LĐTL nêu trên thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc đối với ông được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ; khoản 3, mục III Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và tiết a, khoản 3, Điều 2 Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cụ thể như sau:

a) Thời gian làm việc từ tháng 11/1994 đến tháng 02/2002 thì trợ cấp thôi việc do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi trả theo số thời gian làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp lao động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

b) Thời gian làm việc từ tháng 03/2002 đến tháng 04/2009 thì trợ cấp thôi việc do Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long chi trả theo số thời gian làm việc tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long và tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

2. Trường hợp Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long đã thực hiện trả trợ cấp thôi việc đối với ông Nhơn kể cả thời gian ông Nhơn làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có trách nhiệm chuyển trả tiền trợ cấp thôi việc đối với ông Nhơn cho Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long theo cách tính trả nêu tại tiết a, điểm 1 nêu trên.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP, Vụ LĐTL.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG  




Tống Thị Minh

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác