443922

Công văn 2686/BGTVT-BCĐ năm 2020 về khuyến cáo phòng chống bệnh COVID-19 dành cho người điều khiển và hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng do Bộ Giao thông vận tải ban hành

443922
LawNet .vn

Công văn 2686/BGTVT-BCĐ năm 2020 về khuyến cáo phòng chống bệnh COVID-19 dành cho người điều khiển và hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu: 2686/BGTVT-BCĐ Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Phạm Tùng Lâm
Ngày ban hành: 24/03/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2686/BGTVT-BCĐ
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
Người ký: Phạm Tùng Lâm
Ngày ban hành: 24/03/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG
CHỐNG DỊCH COVID-19

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2686/BGTVT-BCĐ
V/v Khuyến cáo phòng chống bệnh COVID-19 dành cho người điều khiển và hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2020

 

Kính gửi:

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Các Cục: HKVN, ĐSVN, HHVN, ĐTNĐVN, Y tế GTVT;
- Văn phòng Bộ;
- Vụ Vận tải;
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ;
- Sở GTVT các tỉnh, thành phố;
- Trung tâm Công nghệ thông tin;
- Báo Giao thông;
- Tạp chí GTVT.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Bộ GTVT nhận được Công văn số 1357/BYT-MT ngày 18/3/2020 của Bộ Y tế cập nhật và bổ sung khuyến cáo phòng chống bệnh COVID-19 dành cho người điều khiển và hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người điều khiển và hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu hỏa, tàu bay, tàu thủy...), Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Bộ GTVT đề nghị các đơn vị như sau:

1. Tiếp tục triển khai, phổ biến bằng nhiều hình thức nội dung Khuyến cáo cho người điều khiển và hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng biết và thực hiện (Nội dung các Khuyến cáo gửi kèm Công văn này).

2. Chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh trên các phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu hỏa, tàu bay, tàu thủy...) theo nội dung khuyến cáo.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Trưởng Ban chỉ đạo (để b/c);
- Các thành viên Ban Chỉ đạo Bộ GTVT;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT.
- Lưu VT, CYT (Thu3).

KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC




Phạm Tùng Lâm
Cục trưởng Cục Y tế GTVT

 

KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 DÀNH CHO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN VÀ HÀNH KHÁCH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
(xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu hỏa, máy bay, tàu phà...)

(Đính kèm Công văn số 2686/BGTVT-BCĐ ngày 24 tháng 03 năm 2020 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Bộ GTVT)

I. KHUYẾN CÁO DÀNH CHO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

1. Trước khi làm việc

- Tự theo dõi sức khỏe bản thân nếu có sốt, ho, khó thở, mệt mỏi thì phải ở nhà, đeo khẩu trang đúng cách, thông báo cho đơn vị quản lý và đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị;

- Chuẩn bị các trang bị cần thiết đủ cho thời gian làm việc: Nước uống và cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh); khăn giấy, khẩu trang, găng tay, sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); quần áo sử dụng riêng khi làm việc, túi đựng rác...

- Nếu phải đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cần cân nhắc nếu có bệnh mạn tính (như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh phổi,...) và phải tham khảo thông tin về tình hình dịch, các biện pháp dự phòng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế http://www.moh.gov.vn để đánh giá lợi ích và nguy cơ của chuyến công tác.

- Không được đi làm nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

2. Trong khi làm việc

- Sử dụng khẩu trang trong quá trình làm việc;

- Chủ động thực hiện và hướng dẫn hành khách đeo khẩu trang đúng cách; che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc mặt trong khuỷu tay để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay sát khuẩn;

- Sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết. Nếu không sử dụng găng tay, phải rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây, dùng giấy lau tay sử dụng một lần để làm khô tay; hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn.

- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh. Không khạc nhổ bừa bãi;

- Hạn chế ăn uống, nói chuyện trong quá trình làm việc;

- Chủ động giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng;

- Giữ ấm cơ thể, tăng cường vận động, ăn chín uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng;

- Tăng cường thông gió trên phương tiện giao thông công cộng. Khuyến khích sử dụng thông gió tự nhiên;

- Không vận chuyển hành khách có đem theo các loại động vật hoang dã;

- Tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc từ xa đế giảm tiếp xúc trực tiếp.

- Tuân thủ các quy định về phòng chống dịch của chính quyền địa phương nơi đến công tác.

- Sử dụng bộ quần áo phòng hộ (bao gồm cả khẩu trang, kính, mũ, găng tay) khi phải tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

- Trong quá trình làm việc nếu người điều khiển phương tiện hoặc hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở, cần hướng dẫn hành khách đeo khẩu trang đúng cách, thông báo với người quản lý, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời. Ngay sau khi trả khách trên, lái xe thực hiện khử khuẩn xe và vệ sinh cá nhân.

3. Khi kết thúc ca làm việc

- Dọn vệ sinh và vứt bỏ túi chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác có nắp đúng nơi quy định; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch;

- Không mặc quần áo sử dụng khi làm việc về nhà. Để quần áo và vật dụng đã sử dụng (khẩu trang, găng tay dùng nhiều lần) trong túi kín và giặt sạch sau mỗi ca làm việc.

4. Công tác khử khuẩn phương tiện giao thông

- Thường xuyên vệ sinh, dọn rửa, lau khử khuẩn bề mặt vô lăng lái, tay nắm cửa xe, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe, điều hòa trong xe và các bề mặt không đảm bảo vệ sinh, có tiếp xúc với người trên phương tiện giao thông đường bộ, tàu hỏa, tàu thuyền bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,1% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn

- Khử khuẩn tàu bay thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, quy định của hãng hàng không hoặc Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO.

II. KHUYẾN CÁO DÀNH CHO HÀNH KHÁCH ĐI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

1. Khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở nên hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

2. Luôn sử dụng khẩu trang đúng cách trong quá trình di chuyển, khi tham gia phương tiện giao thông công cộng và tại nơi công cộng (ga tàu, bến xe, sân bay,...).

3. Che kín miệng và mũi bằng khăn giấy, khăn vải hoặc mặt trước khuỷu tay khi ho, hắt hơi. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi đựng rác kín để vứt vào thùng rác đúng nơi qui định.

4. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng (nếu có) hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa trên 60% nồng độ cồn đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, thải bỏ khăn giấy và khi rời khỏi phương tiện giao thông.

5. Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang nếu đeo khẩu trang.

6. Hạn chế tiếp xúc với các bề mặt, nói chuyện, ăn uống trên phương tiện giao thông.

7. Không khạc nhổ trên phương tiện giao thông và nơi công cộng (Ga tàu, bến xe, sân bay, nhà ga,...).

8. Nếu thấy bản thân hoặc hành khách cùng đi có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở nên thông báo ngay cho người quản lý phương tiện để có biện pháp hỗ trợ kịp thời và tránh tiếp xúc gần với hành khách đó.

9. Sau khi kết thúc chuyến đi, nếu có xuất hiện một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở: (i) Liên hệ đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (19009095 hoặc 19003228) để được tư vấn và cung cấp thông tin liên quan đến phương tiện giao thông bạn đã đi; (ii) Đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.

III. KHUYẾN CÁO DÀNH CHO NGƯỜI CÓ BIỂU HIỆN SỐT HOẶC HO, KHÓ THỞ KHI PHẢI SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG ĐỂ ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ

1. Sử dụng khẩu trang đúng cách trong suốt quá trình di chuyển.

2. Rửa tay đúng cách bằng xà phòng (nếu có) hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa trên 60% nồng độ cồn trước khi xuất phát để đi phương tiện giao thông và thường xuyên rửa tay trong suốt thời gian di chuyển (nếu có thể).

3. Không chạm tay lên mắt, mũi, miệng. Hạn chế tiếp xúc với các bề mặt trên phương tiện giao thông và nơi công cộng.

4. Không nói chuyện, ăn uống, khạc nhổ trên phương tiện giao thông và nơi công cộng (Ga tàu, bến xe, sân bay, nhà ga,...).

5. Giữ khoảng cách với người xung quanh ít nhất 1-2 mét (nếu có thể).

6. Giữ vệ sinh khi ho, hắt hơi. Che kín miệng và mũi bằng khăn giấy, khăn vải hoặc mặt trước khuỷu tay khi ho, hắt hơi. Bỏ khăn giấy, khẩu trang đã sử dụng vào túi đựng rác kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác