Công văn 2566/TCT-CS năm 2013 xử lý tồn tại về thuế nhà đất do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 2566/TCT-CS năm 2013 xử lý tồn tại về thuế nhà đất do Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu: | 2566/TCT-CS | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế | Người ký: | Ngô Văn Độ |
Ngày ban hành: | 09/08/2013 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2566/TCT-CS |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế |
Người ký: | Ngô Văn Độ |
Ngày ban hành: | 09/08/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2566/TCT-CS |
Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2013 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa
Trả lời Công văn số 1611/CT-QLĐ ngày 11/04/2013 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa về xử lý tồn tại về thuế nhà đất, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về số tiền thuế nhà đất nộp thừa năm 2011 và số tiền thuế nhà đất năm 2011 nhưng cơ quan thuế chưa làm thủ tục miễn giảm:
- Tại Khoản 1, 2 Điều 28 Chương III Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ quy định về xử lý số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa:
"1. Tiền thuế, tiền phạt được coi là nộp thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế.
b) Người nộp thuế có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp theo quyết toán thuế.
c) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân, phí xăng dầu.
2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa theo các cách sau:
a) Bù trừ số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, kể cả bù trừ giữa các loại thuế với nhau.
…
b) Trừ vào số tiền thuế, tiền phạt phải nộp của lần nộp tiếp theo.
…
c) Hoàn trả khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền phạt.
…"
- Tại Điều 18 Chương V Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, quy định về xử lý tồn tại:
"1. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện phải nộp thuế nhà đất tính đến 31/12/2011 mà chưa nộp đủ số thuế phát sinh thì cơ quan Thuế phải tiếp tục theo dõi, thu đủ vào Ngân sách nhà nước.
2. Các trường hợp thuộc diện được miễn, giảm thuế nhà đất của năm thuế 2011 nhưng cơ quan thuế chưa làm thủ tục miễn giảm thì NNT được trừ số tiền thuế nhà đất được miễn giảm vào số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp của năm tiếp theo."
Căn cứ các quy định trên, Tổng cục Thuế thống nhất với đề xuất của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đối với số tiền thuế nhà đất nộp thừa của năm 2011 được tính trừ vào số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2012; Số tiền thuế nhà đất năm 2011 người nộp thuế được miễn, giảm nhưng cơ quan thuế chưa làm thủ tục miễn giảm thì người nộp thuế được trừ số tiền thuế nhà đất được miễn giảm vào số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp của năm 2012.
2. Về bổ sung ứng dụng QLT phần xử lý số tiền nộp thừa hoặc thiếu về thuế nhà đất năm 2011:
Hiện nay Tổng cục Thuế đã phân tích và thiết kế chức năng Nhập điều chỉnh nội bộ cho phép cơ quan thuế cập nhật được số liệu điều chỉnh số nợ/nộp thừa năm trước, số thuế phải nộp năm nay. Chức năng này sẽ đáp ứng được yêu cầu xử lý số tiền thuế nộp thừa hoặc thiếu về thuế nhà đất năm 2011 và được đưa vào phiên bản ứng dụng PNN 2.02 (sẽ nâng cấp cho các Cục Thuế vào đầu tháng 6/2013).
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa được biết./.
Nơi nhận: |
TL. TỔNG CỤC
TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây