Công văn 2491/TM/CA.TBD của Bộ Thương mại về việc thanh toán qua biên giới Việt Nam-Campuchia
Công văn 2491/TM/CA.TBD của Bộ Thương mại về việc thanh toán qua biên giới Việt Nam-Campuchia
Số hiệu: | 2491/TM/CA.TBD | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại | Người ký: | Đào Ngọc Vinh |
Ngày ban hành: | 28/06/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2491/TM/CA.TBD |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Đào Ngọc Vinh |
Ngày ban hành: | 28/06/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ THƯƠNG MẠI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2491/TM/CA.TBD |
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2002 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 2491 TM/CA.TBD NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 2002 VỀ VIỆC THANH TOÁN BUÔN BÁN QUA BIÊN GIỚI VN-CPC
Kính gửi: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Phúc đáp công văn số 423/CV-QLNH ngày 24/06/2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới giữa hai nước Việt Nam - Campuchia, Bộ Thương mại nêu ý kiến như sau:
1. Căn cứ vào Hiệp định mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia, ký ngày 26/11/2001 giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Campuchia, tại Điều 6 Chính phủ hai nước đã đồng ý cho phép hai bên áp dụng:
+ Thanh toán, kết toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới giữa hai nước được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc tiền Đồng Việt Nam hoặc tiền Riel Campuchia.
+ Phương thức thanh toán do các bên mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới thoả thuận.
Thực tế sau khi Hiệp định này được ký kết, hoạt động thương mại tại khu vực biên giới sôi động hẳn lên, tình hình kinh tế xã hội tại khu vực cửa khẩu biến đổi theo chiều hướng tốt hơn, đời sống dân cư biên giới được cải thiện, hoạt động mua bán trao đổi thương mại diễn ra linh hoạt, sản phẩm hàng hoá của Việt Nam sản xuất được xuất khẩu sang Campuchia ngày càng nhiều cả về số lượng lẫn giá trị hợp đồng. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu/ 2002 tăng 32%, nhập khẩu tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái (là thời điểm chưa ký Hiệp định này) nếu so với tình hình xuất nhập khẩu hiện nay của cả nước thì đây là kết quả đáng phấn khởi.
Tóm lại, phát triển buôn bán biên giới giữa hai nước làm tăng kim ngạch xuất khẩu (Việt Nam xuất siêu sang Campuchia khoảng 80% và nhập khẩu khoảng 20% giá trị xuất nhập khẩu giữa hai nước), xuất khẩu tăng, hàng hoá tiêu thụ được nhiều kéo theo sản xuất hàng hoá phát triển, tăng cơ hội việc làm cho cộng đồng dân cư, thu nhập của các hộ gia đình được nâng cao, góp phần thực hiện nhanh chủ trương xoá đói giảm nghèo của Chính phủ, đồng thời giảm bớt các tệ nạn xã hội và các hoạt động buôn lậu tại khu vực biên giới.
Buôn bán biên giới phát triển còn đẩy nhanh quá trình xây dựng các vành đai kinh tế tại khu vực biên giới, phòng thủ an ninh quốc phòng được xây dựng trên cơ sở kinh tế vùng biên vững mạnh, củng cố và phát triển quan hệ đối ngoại giữa hai nước.
2. Hiệp định này là văn bản quy ước quốc tế đã dược Chính phủ hai nước Việt Nam- Campuchia thống nhất thoả thuận và cho phép hai bên áp dụng theo nội dung các điều khoản ghi trong Hiệp định. Vì thế mọi thay đổi nội dung đều phải được thoả thuận và thống nhất của Chính phủ hai nước.
3. Để nội dung Hiệp định phát huy có hiệu quả và hạn chế những sơ hở, lợi dụng trong quá trình thực hiện thanh toán các hoạt động buôn bán thương mại tại khu vực biên giới giữa hai nước. Bộ Thương mại cho rằng: với chuyên môn và nghiệp vụ của ngành ngân hàng sẽ đề ra các biện pháp quản lý và tổ chức thực hiện theo hướng có lợi nhất, đảm bảo được lợi ích chung của hai bên và tôn trọng các cam kết mang tính quốc tế mà hai bên đã ký.
Bộ Thương mại nêu một số ý kiến để Ngân hàng Nhà nước tham khảo.
|
Đào Ngọc Vinh (Đã ký)
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây