Công văn về việc tuyển dụng người vào biên chế và sử dụng nhân viên phụ động hợp đồng
Công văn về việc tuyển dụng người vào biên chế và sử dụng nhân viên phụ động hợp đồng
Số hiệu: | 2477/NC | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Văn Chi |
Ngày ban hành: | 20/06/1959 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2477/NC |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Văn Chi |
Ngày ban hành: | 20/06/1959 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
|
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 2477/NC
NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 1959 VỀ VIỆC TUYỂN DỤNG NGƯỜI VÀO BIÊN CHẾ VÀ
SỬ DỤNG NHÂN VIÊN PHỤ ĐỘNG HỢP ĐỒNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Kính
gửi :
- Các Bộ, các Uỷ ban thuộc Chính phủ
-Các Uỷ ban Hành chính Khu, Thành phố
- Các Uỷ ban Hành chính Tỉnh và khu vực Vĩnh Linh.
Khi mới bắt đầu làm công tác kiện toàn tổ chức, chấn chỉnh biên chế và điều
chỉnh cán bộ theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng phủ đã ra Thông
tư số 402-TTg ngày 14-8-1958 hạn chế việc tuyển thêm cán bộ công nhân viên vào
biên chế và hạn chế việc lấy nhân viên phụ động hợp đồng vào làm những công tác
có tính chất thường xuyên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để điều chỉnh người nơi
thừa qua nơi thiếu, điều chỉnh một số đông cán bộ, công nhân viên quản trị hành
chính qua các đơn vị sự nghiệp và xí nghiệp, khắc phục tình trạng nơi thừa thì
vẫn cứ thừa, nơi thiếu lại phải tuyển dụng thêm, làm cho biên chế trở nên cồng
kềnh.
Từ đó đến nay, qua kiện toàn tổ chức, các ngành, các cấp lần lượt điều chỉnh
một số lớn cán bộ, công nhân viên qua tăng cường cho các nơi thiếu, đặc biệt là
cho các ngành kinh tế tài chính, các cơ sở bên dưới. Nhưng nhìn chung, thì hiện
nay còn có nhiều nơi vẫn thiếu nhiều cán bộ, công nhân viên để đáp ứng nhu cầu
công tác đang phát triển.
Vì vậy Thủ tướng phủ chủ trương để các ngành, các cấp thiếu cán bộ, công nhân
viên, được tuyển dụng vào biên chế người để làm tròn nhiệm vụ công tác của
mình.
Nhưng trước khi đặt vấn đề tuyển dụng, các ngành, các cấp phải tận dụng hết khả
năng tự điều chỉnh trong ngành, trong địa phương và tận dụng hết khả năng điều
động bổ sung của Bộ Nội vụ và Lao động, đồng thời phải xem xét số chỉ tiêu lao
động của kế hoạch Nhà nước có cho phép tuyển dụng thêm hay không. Nếu số chỉ
tiêu lao động của kế hoạch Nhà nước thấy thiếu so với yêu cầu của công tác thực
tế, thì phải báo cáo cụ thể với Uỷ ban kiện toàn tổ chức Trung ương (đối với
chỉ tiêu về hành chính và sự nghiệp) và với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (đối với
các chỉ tiêu khác) để hai cơ quan này nghiên cứu trình Chính phủ xét duyệt cho
tăng hoặc không cho tăng.
Khi vấn đề tuyển dụng đã được quyết định, thì việc tuyển dụng phải theo đúng
những nguyên tắc sau đây:
1) Phải đảm bảo đường lối chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước.
2) Phải xuất phát từ đòi hỏi khách quan của công tác thực tế trên tinh thần
kiện toàn tổ chức, giản chính cơ quan và giảm nhẹ biên chế quản trị hành chính,
văn thư, tạp vụ, linh tinh.
3) Phải thận trọng, tránh làm yếu các cơ sở bên dưới, tránh gây trở ngại cho
các tập đoàn sản xuất miền Nam, các hợp tác xã.
4) Người được tuyển dụng phải bảo đảm về chính trị, khả năng công tác, khả năng
sản xuất.
5) Học sinh tốt nghiệp các lớp nghiệp vụ hoặc các trường chuyên nghiệp sơ,
trung, cao cấp, kể cả người đi học nước ngoài về (trừ trường hợp học sinh là
cán bộ, công nhân viên trong biên chế hoặc bộ đội được cử đi học) cũng phải qua
hình thức tuyển trạch mới được vào biên chế chính thức.
6) Tuyển dụng phải theo đúng thể lệ và thủ tục hiện hành.
Kết hợp với tuyển dụng lần này, cần lựa chọn một số anh chị em hiện đang làm
phụ động, hợp đồng lâu năm và đủ tiêu chuẩn để đưa vào biên chế chính thức,
nhưng phải chặt chẽ, thận trọng. Có thể châm chước đến một mức độ nhất định đối
với phụ nữ, anh chị em người dân tộc thiểu số và miền Nam tập kết.
Khi biên chế đã đủ người rồi, phải hết sức hạn chế để đi đến đình chỉ hẳn việc
sử dụng nhân viên phụ động, hợp đồng để làm những công tác có tính chất thường
xuyên như người trong biên chế. Trừ những công tác có tính chất tạm thời, thời
vụ hoặc đột xuất, hoặc những công tác có tính chất đặc biệt đã có thảo luận kỹ
trước với Bộ Lao động, Bộ Nội vụ thì các ngành các cấp tuỳ theo chương trình
công tác và số kinh phí đã dự trù, vẫn sử dụng phụ động, hợp đồng hoặc công
nhật ; nhưng khi công tác làm xong, hợp đồng hết hạn thì dứt khoát cho thôi
việc không dây dưa, khắc phục tình trạng biến người sử dụng tạm thời thành
người làm việc thường xuyên như người trong biên chế, gây khó khăn quản lý nhân
lực và quỹ tiền lương.
Việc tuyển dụng người vào biên chế lần này sẽ nhiều và phức tạp, phải bảo đảm
đường lối chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước, phải kết hợp với nhiều chính
sách khác, lại phải đề phòng những xu hướng sai lầm như cảm tình cá nhân, cơ
hội, nên Thủ tướng phủ giao Bộ Nội vụ và Bộ Lao động trách nhiệm quy định
phương hướng, tiêu chuẩn và hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc tiến hành tuyển
dụng nói chung trong đó có việc lựa chọn một số phụ động, hợp đồng đủ điều kiện
đưa vào biên chế chính thức.
Về việc chấp hành chủ trương tuyển dụng theo đúng đường lối chính sách, đúng
nguyên tắc và thủ tục, thì ở trung ương chủ yếu là trách nhiệm của các vị Bộ,
Thứ trưởng và các vị Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, ở địa phương chủ yếu là trách
nhiệm của Uỷ ban hành chính khu, thành phố và tỉnh (kể cả Vĩnh Linh) trừ một số
trường hợp nhất định Bộ Nội vụ cần tham gia ý kiến.
Những điều kiện quy định trong Thông tư số 402-TTg ngày 14-8-1958 trái với
Thông tư này, nay bãi bỏ. Trong khi thi hành, nếu có khó khăn trở ngại gì, đề
nghị các ngành, các cấp phản ánh lên Thủ tướng Phủ rõ và giúp ý kiến giải quyết.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây