Công văn 2389/BCT-XNK điều chỉnh thuế suất nhập khẩu thép và phôi thép do Bộ Công thương ban hành
Công văn 2389/BCT-XNK điều chỉnh thuế suất nhập khẩu thép và phôi thép do Bộ Công thương ban hành
Số hiệu: | 2389/BCT-XNK | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Lê Dương Quang |
Ngày ban hành: | 20/03/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2389/BCT-XNK |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương |
Người ký: | Lê Dương Quang |
Ngày ban hành: | 20/03/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2389/BCT-XNK |
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2009 |
Kính gửi: Bộ Tài chính
Bộ Công Thương nhận được công văn số 23/HHTVN ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Hiệp hội Thép Việt Nam và công văn số 307/VNS-XNK ngày 11 tháng 3 năm 2009 của Tổng công ty Thép Việt Nam kiến nghị nâng thuế nhập khẩu phôi thép và sản phẩm thép. Sau khi nghiên cứu các kiến nghị, kết hợp rà soát kế hoạch sản xuất năm 2009, tình hình tồn kho, tình hình triển khai các dự án đầu tư, dự báo khả năng tiêu thụ thép trong thời gian tới và diễn biến thị trường thép thế giới, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
1. Năm 2009 nếu thị trường thép cán thuận lợi, ngành thép trong nước đủ năng lực để sản xuất 5,5 - 6 triệu tấn phôi thép, cơ bản đáp ứng nhu cầu thực tế trong nước về phôi thép phục vụ cán thép xây dựng thông thường. Riêng phôi cho cán tấm nóng thì vẫn phải nhập khẩu do trong nước chưa sản xuất được. Về thép cán xây dựng thông thường, tổng công suất đã đầu tư trong nước vượt xa nhu cầu, do đó chỉ cần có thị trường là các doanh nghiệp có khả năng đáp ứng đầy đủ.
2. Giá phôi thép quốc tế hiện nay đang ở mức thấp (350 - 360 USD/tấn CFR Việt Nam) và vẫn có xu thế hạ (dự báo có thể xuống tới 270 USD/tấn FOB hoặc 300 USD/tấn CFR). Đặc biệt, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhiều công ty nước ngoài (nhất là những nước mà đồng tiền bị phá giá mạnh) cần giải phóng hàng tồn kho, duy trì sản xuất nên có biểu hiện bán phá giá. Ngoài ra, Chính phủ một số nước cũng đã điều chỉnh giảm các loại thuế để kích thích tiêu thụ, trong đó có xuất khẩu; vì vậy không chỉ phôi thép mà cả thép thành phẩm các loại cũng giảm giá mạnh, Tình hình đó đòi hỏi Chính phủ phải có đối sách hết sức linh hoạt và kịp thời để bảo vệ sản xuất trong nước, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động và tiếp tục phát triển.
3. Việc điều chỉnh tăng thuế suất nhập khẩu vào thời điểm hiện nay là phù hợp vì:
- Ngành sản xuất phôi thép của Việt Nam còn rất non trẻ; các doanh nghiệp đầu tư sản xuất phôi những năm gần đây đã đầu tư theo đúng định hướng của Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay cần được Nhà nước hỗ trợ, bảo vệ trong khuôn khổ các cam kết hội nhập cho phép.
Vừa qua, do giá phôi thép giảm, cộng với tình trạng cạnh tranh quyết liệt của phôi nhập khẩu giá rẻ đã khiến một số dự án luyện thép phải đẩy lùi tiến độ, quặng sắt trong nước khai thác ra không tiêu thụ được, tạo sức ép rất lớn trong việc xin Chính phủ cho phép xuất khẩu. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới việc thực hiện chủ trương phát triển thượng nguồn ngành thép và tăng cường chế biến sâu khoáng sản của Chính phủ.
- Việc điều hành linh hoạt chính sách thuế sẽ tạo tâm lý tin tưởng cho các nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước. Điều này rất quan trọng vì Việt Nam đang có một số dự án sản xuất thép quy mô lớn (hàng triệu tấn/năm).
- Việc nâng thuế suất cũng sẽ góp phần giảm nhập siêu, trong khi vẫn đảm bảo có đủ thép cho thị trường trong nước.
4. Từ những phân tích trên, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính:
- Nâng thuế suất nhập khẩu phôi thép (HS 7207) dùng để cán thép xây dựng thông thường lên 15%. Hiện tại, các doanh nghiệp cán thép từ phôi nhập khẩu không thống nhất với đề nghị này, song Bộ Công Thương cho rằng hầu hết các doanh nghiệp cán thép đều đã được đầu tư từ những năm trước, hầu như đã hoặc gần khấu hao xong tài sản cố định, đã thu được lợi nhuận, vì vậy cần chia xẻ khó khăn với các doanh nghiệp sản xuất phôi; đồng thời cũng cần phải ủng hộ việc sử dụng phôi sản xuất trong nước.
Đối với phôi thép cho cán tấm nóng, nên giữ mức thuế hiện tại.
- Nâng thuế suất nhập khẩu thép cuộn F 6 - 10 mm và thép thanh xây dựng lên 17%.
- Nâng thuế suất nhập khẩu thép lá, cuộn cán nguội (HS 7209 - trừ loại HS 7209 18 10 00 Tin mill black plate) lên 8% và các sản phẩm tráng kim loại, phủ màu tăng thêm tương ứng 1%.
Các mức thuế đề nghị trên là để đối phó với tình hình hiện nay; khi thị trường có biến động, cần điều chỉnh lại, Bộ Công thương sẽ có ý kiến đề xuất với Bộ tài chính.
5. Bộ Công Thương sẽ tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng của mình theo dõi sát diễn biến thị trường, đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống các biểu hiện vi phạm Luật Cạnh tranh. Đồng thời Bộ Công thương sẽ chỉ đạo Hiệp hội Thép và các doanh nghiệp tiếp tục áp dụng các biện pháp hạ giá thành, đảm bảo đủ thép cho nhu cầu trong nước.
Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính xem xét, sớm quyết định việc điều chỉnh các mức thuế suất nhập khẩu để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây