Công văn 2366/BNN-QLCL triển khai kết luận Hội nghị “Nói không với tôm bơm chích tạp chất” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 2366/BNN-QLCL triển khai kết luận Hội nghị “Nói không với tôm bơm chích tạp chất” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 2366/BNN-QLCL | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Lương Lê Phương |
Ngày ban hành: | 07/08/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2366/BNN-QLCL |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Lương Lê Phương |
Ngày ban hành: | 07/08/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2366/BNN-QLCL |
Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2009 |
Kính gửi: |
- UBND và Sở NN&PTNT các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Kiên Giang; |
Trong nhiều năm qua, hành vi bơm chích tạp chất vào tôm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam, làm cho ngành nuôi tôm sú của nước ta sụt giảm nặng nề, nhiều người nuôi tôm đã bỏ nghề, nguyên liệu chế biến của các nhà máy thiếu hụt trầm trọng. Ngày 29/7/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức Hội nghị “Doanh nghiệp nói không với bơm chích tạp chất” tại Cà Mau. Hội nghị đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, trong đó nổi bật nhất là tinh thần tự nguyện tự giác của hầu hết các doanh nghiệp tham dự Hội nghị, bày tỏ sự đồng tình ủng hộ chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề xuất của VASEP về việc phát động một chiến dịch chống lại hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu và kiên quyết nói không với tôm tạp chất: không mua, không bán, không chế biến tôm có tạp chất.
Để thực hiện có hiệu quả kết luận của Hội nghị Cà Mau ngày 29/7/2009 (sau đây gọi tắt là Hội nghị Cà Mau), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, VASEP và các cơ quan của Bộ có liên quan thực hiện các việc cụ thể sau đây:
1. Đối với VASEP và cộng đồng doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu:
- Ban hành các văn bản, đặc biệt là Tuyên bố Cà Mau đã được thống nhất tại Hội nghị Cà Mau, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, phát thanh, truyền hình của Trung ương và địa phương, đặc biệt là trên các website của VASEP, NAFIQAD, Bộ NN&PTNT. Phối hợp với NAFIQAD để đề xuất trình Bộ cơ chế kiểm tra, kiểm soát nhà nước đối với các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu, cũng như những ưu đãi cần thiết dành cho các doanh nghiệp thực hiện tốt chủ trương, để duy trì thường xuyên, lâu dài chiến dịch “nói không với bơm chích tạp chất” đạt hiệu quả thiết thực.
- Phối hợp với các cơ quan của Bộ, UBND các tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp cùng cố gắng, nỗ lực để tránh tình trạng triển khai chiến dịch “Đầu voi đuôi chuột, đánh trống bỏ dùi”. Cần hành động một cách quyết liệt, thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị của nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, giữa Trung ương và địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Nông nghiệp/Thủy sản và các Sở ngành khác của địa phương, cũng như giữa Bộ NN&PTNT và các Bộ, ngành có liên quan. Huy động tối đa những cá nhân, tập thể có tâm huyết với ngành tôm Việt Nam; những người đã gắn bó lâu năm với lĩnh vực này, nhất là các đồng chí cán bộ lão thành của ngành Thủy sản, đã nghỉ hưu nhưng vẫn còn nhiệt huyết với ngành để tham khảo ý kiến đóng góp, tham mưu các biện pháp quản lý, kiểm soát, xử lý vấn đề tạp chất trong nguyên liệu thủy sản.
- Đề nghị chọn thị trường Nhật Bản làm mô hình thí điểm để chỉ đạo toàn diện trong việc khôi phục lại uy tín của con tôm Việt Nam. Thị trường Mỹ, EU là thị trường quan trọng tiếp theo cần tập trung chỉ đạo thực hiện.
- Xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng giám sát của VASEP. Tiến hành họp Hội đồng đúng kế hoạch để thống nhất hành động giữa các thành viên. Chú ý đến việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức kinh doanh, lương tâm trách nhiệm của người nuôi tôm, đại lý thu mua, sơ chế tôm, đặc biệt của nhà chế biến thực phẩm nói chung và con tôm nói riêng đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
- Chọn Cà Mau và Bạc Liêu là hai tỉnh để chỉ đạo điểm nhằm triển khai thực hiện mạnh mẽ, có hiệu quả các kết luận của Hội nghị Cà Mau “nói không với bơm chích tạp chất” và thực hiện chiến dịch chống bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu.
- Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất báo cáo Bộ NN&PTNT (Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) về kết quả triển khai hoạt động của VASEP và tình hình thực hiện chiến dịch của các doanh nghiệp thành viên.
2. Đối với Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – cơ quan thường trực của Bộ để phối hợp thực hiện chiến dịch chống bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu:
- Phối hợp chặt chẽ với VASEP để thực hiện tốt chiến dịch “nói không với bơm chích tạp chất”. Chủ động đề ra các giải pháp hữu hiệu nhất để kiểm tra, kiểm soát tôm bơm tạp chất không để có sự lẫn lộn giữa tôm sạch và tôm có tạp chất.
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn phương pháp bảo quản sản phẩm sau thu hoạch bảo đảm VSATTP. Trước mắt, nghiên cứu khả năng phân loại tạp chất đưa vào tôm và hoàn thiện tài liệu về phương pháp phát hiện tạp chất trong tôm, nhằm cung cấp cơ sở kỹ thuật cho các cơ quan chức năng xử lý các tổ chức, cá nhân đưa tạp chất vào tôm, cũng như sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, lưu giữ trái phép những lô tôm có tạp chất.
- Dự thảo văn bản thông báo cho các tỉnh/thành phố có liên quan biết cụ thể về cơ quan của địa phương có đủ năng lực kiểm tra, kiểm nghiệm phát hiện tạp chất trong tôm, phục vụ việc xử lý các vụ việc vi phạm. Tổ chức lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật về kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm cho cán bộ của Chi cục Quản lý chất lượng của các tỉnh/thành phố và các lực lượng cán bộ địa phương trực tiếp tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về kiểm soát tạp chất trong tôm, trước hết tổ chức tập huấn tại Cà Mau và mời cán bộ các tỉnh khác tham dự;
- Dự thảo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng – Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ để báo cáo tình hình diễn biến và tác hại nghiêm trọng của việc bơm chích tạp chất vào tôm tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để Phó Thủ tướng có chỉ đạo các thành viên của Ban, đồng thời là lãnh đạo của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm tăng cường lực lượng phối hợp trong khi thực hiện chiến dịch.
- Thông báo cho các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng (tập trung vào 3 Trung tâm vùng 4, 5, 6) về toàn bộ các vấn đề có liên quan đến chủ trương chống bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thủy sản nói chung và vào tôm nói riêng, phương pháp xử lý, xử phạt để tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống Cục. Lưu ý tăng cường nguồn lực (kinh phí, nhân sự, trang thiết bị) cho khu vực Trung tâm vùng 5, 6 để thực hiện hiệu quả chiến dịch này.
- Tổng hợp định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất báo cáo Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ về tình hình bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu, các kết quả đạt được của chiến dịch chống hành vi này của cơ quan Cục, VASEP và các tỉnh, thành phố.
3. Đối với các UBND tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng:
Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách sau đây để ngăn chặn tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu:
- Thứ nhất: UBND tỉnh, thành phố có báo cáo Thường trực Tỉnh ủy về tình hình bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu và kết quả ngăn chặn, đề nghị Tỉnh ủy có Chỉ thị về việc này. UBND tỉnh xây dựng kế hoạch hành động thực hiện chỉ thị của Tỉnh ủy về việc mở một chiến dịch chống bơm chích tạp chất.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ NN&PTNT và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) để thực hiện có hiệu quả chiến dịch chống bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu. Chỉ đạo các Sở ngành có liên quan như: Sở NN&PTNT (Thanh tra Sở, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản …), Công an, Quản lý thị trường tham gia tích cực vào thực hiện chiến dịch.
- Thứ hai: Kiểm tra, rà soát để điều chỉnh, bổ sung thành phần của Ban Chỉ đạo chống bơm chích tạp chất. Kiên quyết thay thế những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt là các cán bộ đã phát hiện có những hành vi tiêu cực móc nối, tiếp tay cho các tổ chức, cá nhân bơm chích tạp chất. Khen thưởng, xử phạt nghiêm minh theo pháp luật để lấy lại uy tín của Ban Chỉ đạo đối với quần chúng nhân dân và trong ngành.
- Thứ ba: Tổ chức tuyên truyền mạnh mẽ tới các tổ chức, cá nhân có liên quan trong tỉnh và khu vực về chủ trương chống bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu.
- Thứ tư: Nâng cao, tăng cường hiệu lực chỉ đạo, phối hợp giữa các địa phương trong hoạt động kiểm tra, ngăn chặn tạp chất trong tôm nguyên liệu từ cấp Sở NN&PTNT lên cấp UBND các tỉnh, thành phố. UBND các tỉnh, thành phố có văn bản thống nhất cơ chế phối hợp giữa các địa phương, kế hoạch hợp tác cụ thể, phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng. Định kỳ tổ chức các cuộc họp giao ban do Lãnh đạo UBND tỉnh chủ trì, luân phiên giữa 4 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Sở NN&PTNT các tỉnh là cơ quan thường trực giúp cho Thường trực UBND tỉnh tổ chức các cuộc họp này.
- Chỉ đạo Sở NN&PTNT định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất báo cáo Bộ NN&PTNT (bằng chuyển phát nhanh, email hoặc tới Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản. Địa chỉ: số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội, Email: nafiqad@mard.gov.vn, Fax: 04.38317221) về kết quả thực hiện chiến dịch chống bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu.
Đề nghị các đơn vị lưu ý triển khai.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây