200628

Công văn 2223/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có hai nguồn thu nhập do Tổng cục Thuế ban hành

200628
LawNet .vn

Công văn 2223/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có hai nguồn thu nhập do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu: 2223/TCT-TNCN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Nguyễn Duy Minh
Ngày ban hành: 12/07/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2223/TCT-TNCN
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Nguyễn Duy Minh
Ngày ban hành: 12/07/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2223/TCT-TNCN
V/v thuế TNCN đối với cá nhân có hai nguồn thu nhập.

Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2013

 

Kính gửi: Cục Tin học và Thống kê tài chính.

Tổng cục Thuế nhận được đơn thư đề ngày 13/6/2013 của bà Nguyễn Ngọc Lan thông qua Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính phản ánh vướng mắc về việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với cá nhân có hai nguồn thu nhập, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

- Tại Điều 5 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn:

“Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa; tiền lương, tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng trở lên cho mỗi lần chi trả hoặc tổng giá trị hoa hồng, tiền công dịch vụ thì phải khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo hướng dẫn sau:

- Áp dụng thống nhất một mức khấu trừ theo tỷ lệ 10% trên thu nhập chi trả, trừ các trường hợp Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn mức tạm khấu trừ riêng (như tiền hoa hồng đại lý bảo hiểm, tiền hoa hồng đại lý xổ số).

…..

- Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê lao động theo thời vụ từ trên 03 tháng đến dưới 12 tháng và có hợp đồng lao động thì không áp dụng khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% theo từng lần chi trả thu nhập hoặc tổng thu nhập mà thực hiện tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiền từng phần tính trên thu nhập tháng.”

- Tại Điều 1 Thông tư số 113/2011/TT-BTC ngày 04/8/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 và Thông tư số 12/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 hướng dẫn:

“Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa; tiền lương, tiền công, tiền dịch vụ khác, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 1.000.000 đồng/lần trở lên thì thực hiện khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo hướng dẫn sau:

- Áp dụng mức khấu trừ theo tỷ lệ 10% trên thu nhập trả cho các cá nhân có mã số thuế và 20% đối với cá nhân không có mã số thuế, trừ các trường hợp Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn mức tạm khấu trừ riêng (như tiền hoa hồng đại lý bảo hiểm, tiền hoa hồng đại lý xổ số).

- Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê lao động theo hợp đồng thời vụ từ trên 03 tháng đến dưới 12 tháng thì không áp dụng khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên mà thực hiện tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần tính trên thu nhập tháng.”

- Tại khoản 3, Điều 14 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn:

“Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh phải khai quyết toán thuế trong các trường hợp sau:

a) Có số thuế phải nộp lớn hơn số thuế đã khấu trừ hoặc tạm nộp hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế nhưng trong năm chưa bị khấu trừ hoặc chưa tạm nộp.

b) Có yêu cầu được hoàn thuế hoặc bù trừ số thuế nộp thừa vào kỳ sau.”

Căn cứ các hướng dẫn trên, cá nhân có thu nhập từ hai công ty là Công ty A và Công ty B. Tại Công ty A có nhân làm chính, có hợp đồng lao đồng dài hạn, có đăng ký mã số thuế và giảm trừ gia cảnh và tại Công ty B cá nhân làm bán thời gian, có ký hợp đồng 6 tháng thì về nguyên tắc:

- Trường hợp cá nhân ký hợp đồng 6 tháng với Công ty B là hợp đồng dịch vụ thì Công ty B phải khấu trừ 10% thuế TNCN trước khi trả thu nhập từ 500.000 đồng trở lên cho mỗi lần chi trả hoặc tổng giá trị hoa hồng, tiền công dịch vụ và từ ngày 11/9/2011 Công ty B phải khấu trừ 10% thuế TNCN trước khi trả thu nhập từ 1.000.000 đồng trở lên cho mỗi lần chi trả hoặc tổng giá trị hoa hồng, tiền công dịch vụ.

- Trường hợp cá nhân ký hợp đồng 6 tháng với Công ty B là hợp đồng lao động thời vụ thì Công ty B thực hiện tạm khấu trừ thuế TNCN theo Biểu lũy tiến từng phần tính trên thu nhập tháng.

Cuối năm, sau khi tổng hợp thu nhập và số thuế đã khấu trừ từ hai công ty nếu cá nhân thuộc diện phải quyết toán thuế thì làm hồ sơ quyết toán thuế gồm Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09A/PL-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09C/PL-TNCN (nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh) ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính; Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm gửi cơ quan thuế.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Tin học và Thống kê tài chính được biết và đề nghị bà Nguyễn Ngọc Lan liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế địa phương để được hướng dẫn cụ thể./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Website TCT;
- Lưu VT, TNCN.

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ QL THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Duy Minh

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác