344785

Công văn 2119/TCHQ-TXNK năm 2017 về kiểm tra phân loại hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành

344785
LawNet .vn

Công văn 2119/TCHQ-TXNK năm 2017 về kiểm tra phân loại hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu: 2119/TCHQ-TXNK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Dương Thái
Ngày ban hành: 30/03/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2119/TCHQ-TXNK
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
Người ký: Nguyễn Dương Thái
Ngày ban hành: 30/03/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2119/TCHQ-TXNK

V/v kiểm tra phân loại hàng hóa

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2017

 

Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Để thực hiện thống nhất, đúng các quy định về công tác kiểm tra đối với việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế và thực hiện các Thông báo kết quả phân loại hàng hóa, Thông báo kết quả xác định trước mã số quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 23/01/2015 của Chính phủ, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính, quy trình kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục Hải quan yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất như sau:

I. Công tác kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế tại khâu thông quan:

1. Kiểm tra tên hàng:

Khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan phải kiểm tra chi tiết tên hàng thành phần, hàm lượng, tính chất, cấu tạo, đặc điểm, công dụng của hàng hóa khai báo theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 53 Quy trình 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục Hải quan. Trong đó lưu ý tên hàng phải đảm bảo đủ cơ sở để xác định mã số hàng hóa theo các tiêu chí về tên gọi, mô tả hàng hóa tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Trường hợp kiểm tra, nếu tên hàng không đáp ứng đủ tiêu chí để xác định mã số hoặc có cơ sở xác định mã số khai báo không phù hợp với tên hàng thì xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 Quy trình số 1966/QĐ-TCHQ.

2. Kiểm tra mã số:

Công chức hải quan khi kiểm tra chi tiết mã số hàng hóa phải so sánh, đối chiếu thông tin hàng hóa khai báo với: (i) các thông tin sẵn có tại Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam; (ii) thông tin của hàng hóa tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về phân loại, áp dụng mức thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai và xử lý như sau:

a) Trường hợp xác định người khai hải quan khai báo mã số hàng hóa chính xác, không có sự sai lệch với các thông tin ghi trên các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan, công chức hải quan chấp nhận nội dung khai về tên hàng, mã số hàng hóa của người khai hải quan, thực hiện thủ tục hải quan tiếp theo theo quy định hiện hành.

b) Trường hợp đủ căn cứ để xác định người khai hải quan khai không chính xác, công chức hải quan hướng dẫn, yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung thì xác định lại mã số hàng hóa, mức thuế và thực hiện ấn định thuế, đồng thời, tùy theo mức độ vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện cập nhật kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu, thông quan hàng hóa sau khi người khai hải quan nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định;

c) Trường hợp phát hiện thông tin khai báo về tên hàng, mã số hàng hóa chưa phù hợp hoặc sai lệch giữa các thông tin trên chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên tờ khai hải quan nhưng chưa đủ căn cứ để xác định tên hàng, mã số hàng hóa thì yêu cầu người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ, tài liệu kỹ thuật.

Trên cơ sở hồ sơ nộp bổ sung, nếu có đủ cơ sở xác định người khai hải quan khai không đúng mã số hàng hóa, công chức hải quan hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung như quy định tại điểm b nêu trên. Trường hợp người khai hải quan không nộp được chứng từ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc qua kiểm tra các chứng từ, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định mã số hàng hóa, công chức đề xuất lấy mẫu phân tích, giám định hoặc báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định.

d) Trường hợp có nghi vấn khai sai tên hàng, mã số hàng hóa theo mục đích sử dụng, công chức hải quan thực hiện xác định dấu hiệu nghi vấn, ghi nhận cảnh báo để chuyển kiểm tra sau thông quan theo quy định.

3. Kiểm tra mức thuế:

Công chức hải quan khi kiểm tra mức thuế phải: (i) Đối chiếu mức thuế khai báo với mức thuế tại các Biểu thuế và chính sách thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai; (ii) Đối chiếu các chứng từ trong hồ sơ hải quan với điều kiện áp dụng các Biểu thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai (như quy định về nước xuất khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), hình thức vận chuyển từ nước xuất khẩu); (iii) Đối chiếu với hàng hóa tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về phân loại và áp dụng mức thuế và xử lý như sau:

a) Trường hợp xác định người khai hải quan khai báo chính xác mức thuế tại các Biểu thuế và đáp ứng đủ điều kiện để áp dụng mức thuế theo quy định tại các Biểu thuế, công chức hải quan chấp nhận nội dung khai về mức thuế của người khai hải quan, thực hiện thủ tục hải quan tiếp theo theo quy định hiện hành.

b) Trường hợp đủ cơ sở xác định người khai hải quan khai báo sai mức thuế tại các Biểu thuế hoặc không đủ điều kiện để áp dụng mức thuế theo quy định tại các Biểu thuế, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan khai bổ sung theo quy định.

Trường hợp người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung thì xác định lại mức thuế theo đúng quy định tại Biểu thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai và thực hiện ấn định thuế, đồng thời, tùy theo mức độ vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện cập nhật kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu, thông quan hàng hóa sau khi người khai hải quan nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định;

c) Trường hợp có nghi vấn khai báo sai mức thuế tại các Biểu thuế hoặc không đủ điều kiện để áp dụng mức thuế theo quy định tại các Biểu thuế, công chức hải quan thực hiện xác định dấu hiệu nghi vấn, ghi nhận cảnh báo để chuyển kiểm tra sau thông quan theo quy định.

4. Một số lưu ý khi thực hiện kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế:

a) Đối với hàng hóa được phân luồng xanh:

Công chức hải quan được giao nhiệm vụ tiến hành đánh giá rủi ro về mã số, mức thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 mục I công văn này, trong đó lưu ý các thông tin rủi ro trong việc khai sai tên hàng, khai sai mục đích sử dụng, khai sai chủng loại hàng hóa, khai mã số ngụy trang để hưởng thuế suất thấp, đặc biệt là các mặt hàng không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt khai báo mã số sang mặt hàng được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, các mặt hàng dễ lẫn..., trên cơ sở đó thực hiện kiểm tra sau khi hàng hóa đã thông quan theo thẩm quyền của Chi cục trưởng nơi làm thủ tục hải quan để làm rõ dấu hiệu nghi vấn và đề xuất xử lý.

b) Đối với hàng hóa lấy mẫu để phân tích, phân loại:

b.1) Không thực hiện lấy mẫu để phân tích, nhằm mục đích phân loại đối với các hàng hóa có thể xác định được bản chất làm căn cứ phân loại thông qua hồ sơ, tài liệu kỹ thuật kèm theo hoặc những hàng hóa có thể phân loại được thông qua thông tin tại Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế của cơ quan Hải quan.

b.2) Không thực hiện lấy mẫu để phân tích, nhằm mục đích phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc “Danh mục các mặt hàng không phải lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại” tại Phụ lục ban hành kèm theo công văn 11310/TCHQ-TXNK ngày 01/12/2016 của Tổng cục Hải quan.

b.3) Trường hợp hàng hóa khai báo thuộc “Danh mục các mặt hàng không phải lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại” nhưng nghi ngờ có gian lận, các đơn vị Hải quan thực hiện thủ tục hải quan, lấy mẫu phân tích và tự phân loại trên cơ sở kết quả phân tích của Cục Kiểm định Hải quan theo hướng dẫn tại điểm 4 công văn 11310/TCHQ-TXNK ngày 01/12/2016 của Tổng cục Hải quan. Trường hợp kết quả phân tích, phân loại khác so với khai báo thì thực hiện ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định hiện hành.

II. Công tác tổ chức thực hiện thông báo kết quả phân loại hàng hóa, công văn hướng dẫn phân loại của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Thông báo kết quả xác định trước mã số:

1- Đối với Thông báo kết quả phân loại hàng hóa của Tổng cục Hải quan:

a) Khi nhận được Thông báo kết quả phân loại, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu nội dung khai báo với nội dung nêu tại Thông báo kết quả phân loại do Tổng cục Hải quan đã ban hành và xử lý như sau:

a.1) Trường hợp mã số hàng hóa do người khai hải quan khai không khác biệt với mã số tại Thông báo kết quả phân loại, công chức hải quan chấp nhận nội dung khai của người khai hải quan, cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống VNACCS.

a.2) Trường hợp mã số hàng hóa do người khai hải quan khai có sự khác biệt với mã số tại Thông báo kết quả phân loại, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày nhận được Thông báo kết quả phân loại và cập nhật mã số điều chỉnh tại chức năng 1.01.07 Cơ sở dữ liệu về phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.

Trường hợp người khai hải quan không khai bổ sung trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan (ngày nhận được Thông báo kết quả phân loại) thì ghi nhận vào Hệ thống VNACCS; xác định lại mã số hàng hóa, mức thuế và thực hiện ấn định thuế, đồng thời, tùy theo mức độ vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện cập nhật kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu, thông quan hàng hóa sau khi người khai hải quan nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định; cập nhật kết quả điều chỉnh mã số tại chức năng 1.01.07 Cơ sở dữ liệu về phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.

b) Rà soát các lô hàng đã được thông quan trước khi có Thông báo kết quả phân loại:

Công chức hải quan kiểm tra, rà soát kỹ các thông tin liên quan đến hàng hóa, tra cứu cơ sở dữ liệu hiện có của ngành và xử lý như sau:

b.1) Trường hợp có đủ cơ sở xác định mặt hàng có cùng tên hàng, bản chất, tính năng, công dụng, nhưng khai báo sai mã số so với mã số tại thông báo kết quả phân loại, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày yêu cầu khai bổ sung, cập nhật mã số điều chỉnh tại chức năng 1.01.07 Cơ sở dữ liệu về phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.

Trường hợp người khai hải quan không khai bổ sung trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan thì ghi nhận vào Hệ thống VNACCS, xác định lại mã số hàng hóa, mức thuế và thực hiện ấn định thuế, đồng thời, tùy theo mức độ vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện cập nhật kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu, thông quan hàng hóa sau khi người khai hải quan nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định; cập nhật kết quả điều chỉnh mã số tại chức năng 1.01.07 Cơ sở dữ liệu về phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.

b.2) Trường hợp chưa đủ cơ sở để xác định mặt hàng có cùng tên hàng, bản chất, tính năng, công dụng, nhưng khai báo sai mã số so với mã số tại thông báo kết quả phân loại, công chức hải quan ghi nhận thông tin nghi vấn, chuyển kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định nhằm làm rõ dấu hiệu nghi vấn.

2. Đối với Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa:

a) Khi nhận được Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu nội dung tại Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa với nội dung Thông báo kết quả phân loại đã ban hành (được trích dẫn để áp dụng tại thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa) và xử lý như sau:

a.1) Trường hợp kết quả phân tích có sự khác biệt với nội dung kết quả phân loại đã ban hành, Chi cục Hải quan nơi nhận Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa báo cáo Cục Hải quan để báo cáo Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm định hải quan, Cục Thuế XNK) đồng thời không áp dụng kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa cho hàng hóa lấy mẫu yêu cầu phân tích.

a.2) Trường hợp kết quả phân tích không có sự khác biệt với nội dung kết quả phân loại đã ban hành, Chi cục Hải quan nơi nhận Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa thực hiện tương tự như nội dung hướng dẫn về thực hiện Thông báo kết quả phân loại nêu tại điểm a khoản 1, mục II công văn này.

b) Rà soát các lô hàng đã được thông quan trước khi có Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa:

Công chức hải quan kiểm tra, rà soát kỹ các thông tin liên quan đến hàng hóa, tra cứu cơ sở dữ liệu hiện có của ngành và xử lý như sau:

b.1) Trường hợp có đủ cơ sở xác định mặt hàng có cùng tên hàng, bản chất, tính năng, công dụng, nhưng khai báo sai mã số so với mã số tại thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày yêu cầu khai bổ sung và cập nhật mã số điều chỉnh tại chức năng 1.01.07 Cơ sở dữ liệu về phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.

Trường hợp người khai hải quan không khai bổ sung trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan thì ghi nhận vào Hệ thống VNACCS, xác định lại mã số hàng hóa, mức thuế và thực hiện ấn định thuế, đồng thời, tùy theo mức độ vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện cập nhật kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu, thông quan hàng hóa sau khi người khai hải quan nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định; cập nhật kết quả điều chỉnh mã số tại chức năng 1.01.07 Cơ sở dữ liệu về phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.

b.2) Trường hợp chưa đủ cơ sở để xác định mặt hàng có cùng tên hàng, bản chất, tính năng, công dụng, nhưng khai báo sai mã số so với mã số tại thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa, công chức hải quan ghi nhận thông tin nghi vấn, chuyển lực lượng kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định nhằm làm rõ dấu hiệu nghi vấn.

3. Đối với công văn hướng dẫn về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế của Bộ Tài chính hoặc Tổng cục Hải quan:

Khi nhận được văn bản hướng dẫn, Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm:

a) Chỉ đạo các Chi cục trực thuộc thực hiện thống nhất.

b) Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, tổ chức kiểm tra sau thông quan (theo quy định) đối với các trường hợp hàng hóa đã được thông quan nhưng xác định có cùng tên hàng với mặt hàng đã có hướng dẫn phân loại, trên cơ sở đó xác định đúng bản chất, tính năng, công dụng của hàng hóa, đối chiếu với hướng dẫn để xác định mã số, áp dụng mức thuế thống nhất.

4. Đối với Thông báo kết quả xác định trước mã số:

Khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan phải kiểm tra chi tiết tên người khai hải quan, mã số thuế, tên hàng, đối chiếu với cơ sở dữ liệu hiện có của ngành để xác định đúng người khai hải quan có hàng hóa nhập khẩu đã có Thông báo kết quả xác định trước mã số của Tổng cục Hải quan, xác định mức độ phù hợp giữa khai báo với nội dung Thông báo kết quả xác định trước mã số và xử lý như sau:

a) Trường hợp người khai hải quan khai báo và sử dụng đúng nội dung về tên hàng, mã số tại Thông báo kết quả xác định trước mã số hàng hóa, nếu các tài liệu trong hồ sơ hải quan đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số, công chức hải quan chấp nhận khai báo và thực hiện các thủ tục hải quan tiếp theo theo quy định hiện hành.

b) Trường hợp người khai hải quan khai báo và sử dụng đúng nội dung về tên hàng, mã số tại Thông báo kết quả xác định trước mã số hàng hóa nhưng có nghi ngờ về hàng hóa thực tế không phù hợp với hàng hóa nêu tại Thông báo kết quả xác định trước mã số, công chức báo cáo Chi cục trưởng để lấy mẫu phân tích và tự phân loại trên cơ sở kết quả phân tích theo hướng dẫn tại điểm 4 công văn 11310/TCHQ-TXNK ngày 01/12/2016 của Tổng cục Hải quan. Trường hợp kết quả phân tích, phân loại khác so với khai báo thì thực hiện ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) tại khâu thông quan theo quy định.

c) Trường hợp người khai hải quan khai báo và sử dụng không đúng nội dung về tên hàng, mã số tại Thông báo kết quả xác định trước mã số:

c.1) Nếu các tài liệu trong hồ sơ hải quan đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan khai bổ sung theo quy định. Trường hợp người khai hải quan không khai bổ sung trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan thì ghi nhận vào Hệ thống VNACCS, xác định lại mã số hàng hóa, mức thuế và thực hiện ấn định thuế, đồng thời, tùy theo mức độ vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện cập nhật kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu, thông quan hàng hóa sau khi người khai hải quan nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

c.2) Nếu các tài liệu trong hồ sơ hải quan chưa đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, công chức báo cáo Chi cục trưởng để lấy mẫu thực hiện phân tích, phân loại hoặc quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại điểm b.3 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

III. Công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư 14/2015/TT-BTC:

1. Đối với hàng hóa quy định tại Điều 7 Thông tư 14/2015/TT-BTC:

a) Khi làm thủ tục nhập khẩu:

Công chức hải quan tại Chi cục làm thủ tục nhập khẩu, tiếp nhận kiểm tra hồ sơ mặt hàng doanh nghiệp khai báo nhập khẩu đối chiếu với thông tin doanh nghiệp đã đăng ký trong Danh mục, đồng thời kiểm tra tính chính xác của Danh mục đăng ký để xác định mã số HS phù hợp cho hàng hóa và xử lý như sau:

a.1) Trường hợp đủ cơ sở xác định Danh mục đăng ký không thỏa mãn phân loại là máy liên hợp hoặc tổ hợp máy theo Chú giải 3, 4, 5 Phần XVI Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì thực hiện phân loại theo từng máy móc, thiết bị.

a.2) Trường hợp Danh mục đăng ký thỏa mãn phân loại là máy liên hợp hoặc tổ hợp máy theo Chú giải 3, 4, 5 Phần XVI Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam nhưng máy chính hoặc bộ phận thực hiện chức năng chính chưa đúng thì thực hiện phân loại, xác định máy chính đúng theo quy định.

a.3) Trường hợp Danh mục đăng ký thỏa mãn phân loại là máy liên hợp hoặc tổ hợp máy theo Chú giải 3, 4, 5 Phần XVI Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam nhưng một số máy, thiết bị thuộc Danh mục không thỏa mãn phân loại theo máy chính thì thực hiện phân loại riêng đối với máy, thiết bị đó.

a.4) Trường hợp có nghi vấn về tính chính xác của Danh mục hoặc nghi ngờ về xác định máy chính chưa đúng nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì ghi nhận dấu hiệu nghi vấn kèm hồ sơ sau khi hết lượng hàng hóa nhập khẩu để kiểm tra sau thông quan theo quy định.

b) Sau khi hết lượng hàng hóa nhập khẩu theo Danh mục đăng ký, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thông quan lô hàng cuối cùng, Chi cục phải tập hợp hồ sơ và xử lý như sau:

b.1) Trường hợp hàng hóa thuộc Danh mục về cùng một chuyến, thì Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận Danh mục có trách nhiệm chuyển hồ sơ kèm dấu hiệu nghi vấn để Chi cục Kiểm tra sau thông quan hoặc lực lượng kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.

b.2) Trường hợp hàng hóa thuộc Danh mục về nhiều chuyến, nhiều cửa khẩu khác nhau thì các Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan (từ Chi cục nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên đến Chi cục nơi làm thủ tục lô hàng cuối cùng) phải chuyển thông tin về Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận Danh mục để Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận Danh mục tổng hợp thông tin về hàng hóa thuộc Danh mục, hồ sơ kèm dấu hiệu nghi vấn, chuyển Chi cục Kiểm tra sau thông quan hoặc lực lượng kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.

c) Chi cục Kiểm tra sau thông quan hoặc lực lượng kiểm tra sau thông quan, sau khi tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu theo Điều 7 Thông tư số 14/2015/TT-BTC thì tổ chức phân loại, xác định rủi ro để có kế hoạch kiểm tra sau thông quan cụ thể, trong đó phải thực hiện kiểm tra sau thông quan ngay các trường hợp có ghi nhận cảnh báo của các Chi cục nơi làm thủ tục hải quan.

2. Đối với hàng hóa quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2015/TT-BTC:

Hàng hóa là những máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời thường do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc vận chuyển thực hiện phân loại theo quy tắc 2a của 6 (sáu) quy tắc tổng quát giải thích Hệ thống HS, được nhập khẩu từ nhiều nguồn, nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau thì cơ quan hải quan thực hiện như sau:

a) Khi làm thủ tục nhập khẩu:

Công chức hải quan tại Chi cục làm thủ tục nhập khẩu, tiếp nhận kiểm tra hồ sơ mặt hàng doanh nghiệp khai báo nhập khẩu đối chiếu với thông tin doanh nghiệp đã đăng ký trong Danh mục, đông thời kiểm tra tính chính xác của Danh mục đăng ký để xác định mã số HS phù hợp cho hàng hóa và xử lý như sau:

a.1) Trường hợp đủ cơ sở xác định Danh mục đăng ký không thỏa mãn phân loại theo quy tắc 2a của 6 (sáu) quy tắc tổng quát giải thích Hệ thống HS thì thực hiện phân loại theo từng linh kiện, thiết bị rời.

a.2) Trường hợp Danh mục đăng ký thỏa mãn phân loại theo quy tắc 2a của 6 (sáu) quy tắc tổng quát giải thích Hệ thống HS nhưng người khai hải quan xác định mã số của máy, thiết bị nguyên chiếc không chính xác thì thực hiện phân loại, xác định lại mã số hàng hóa theo quy định

a.3) Trường hợp có nghi vấn về tính chính xác của Danh mục hoặc nghi ngờ về mã số của máy, thiết bị nguyên chiếc không chính xác nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì ghi nhận dấu hiệu nghi vấn kèm hồ sơ sau khi hết lượng hàng hóa nhập khẩu để kiểm tra sau thông quan theo quy định.

b) Sau khi hết lượng hàng hóa nhập khẩu theo Danh mục đăng ký, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thông quan lô hàng cuối cùng, Chi cục phải tập hợp hồ sơ và xử lý như sau:

b.1) Trường hợp hàng hóa thuộc Danh mục về cùng một chuyến, thì Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận Danh mục có trách nhiệm chuyển hồ sơ kèm dấu hiệu nghi vấn để Chi cục Kiểm tra sau thông quan hoặc lực lượng kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.

b.2) Trường hợp hàng hóa thuộc Danh mục về nhiều chuyến, nhiều cửa khẩu khác nhau thì các Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan (từ Chi cục nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên đến Chi cục nơi làm thủ tục lô hàng cuối cùng) phải chuyển thông tin về hàng hóa, dấu hiệu nghi vấn (nếu có) cho Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận Danh mục để Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận Danh mục tổng hợp thông tin về hàng hóa thuộc Danh mục, hồ sơ kèm dấu hiệu nghi vấn, chuyển Chi cục Kiểm tra sau thông quan hoặc lực lượng kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.

c) Chi cục Kiểm tra sau thông quan hoặc lực lượng kiểm tra sau thông quan, sau khi tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu theo Điều 8 Thông tư số 14/2015/TT-BTC thì tổ chức phân loại, xác định rủi ro để có kế hoạch kiểm tra sau thông quan cụ thể, trong đó phải thực hiện kiểm tra sau thông quan ngay các trường hợp có ghi nhận cảnh báo của các Chi cục hải quan.

IV. Tổ chức thực hiện để thống nhất mã số, mức thuế:

1. Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra các Chi cục trực thuộc trong việc thực hiện Thông báo kết quả phân loại, Thông báo kết quả xác định trước mã số và các văn bản hướng dẫn về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, đảm bảo việc phân loại và áp dụng mức thuế thống nhất trong toàn Cục.

2. Trường hợp Tổng cục Hải quan kiểm tra, phát hiện có sự không thống nhất trong việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế giữa các chi cục trong cùng một Cục, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan với vai trò người đứng đầu và bị xử lý theo nội dung mục VI công văn này.

V. Công tác cập nhật kết quả trên hệ thống MHS:

1. Cập nhật kết quả kiểm tra tên hàng, mã số:

Công chức thuộc Cục Hải quan các tỉnh thành phố và các Chi cục trực thuộc cập nhật Kết quả kiểm tra, xác định mã số hàng hóa, mức thuế tại chức năng 1.01.04 “Kiểm tra mã số, mức thuế”.

2. Cập nhật kết quả giải quyết khiếu nại:

Công chức thuộc Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Hải quan các tỉnh thành phố và các Chi cục trực thuộc cập nhật Kết quả giải quyết khiếu nại liên quan đến phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế tại chức năng 1.01.06 “Kết quả giải quyết khiếu nại mã số, mức thuế”.

3. Cập nhật kết quả điều chỉnh mã số, mức thuế:

Công chức tại đơn vị hải quan ban hành quyết định ấn định thuế, quyết định điều chỉnh thuế (trường hợp điều chỉnh mã số, mức thuế) hoặc công chức lập Biên bản ghi nhận (trường hợp điều chỉnh mã số nhưng không điều chỉnh mức thuế) thu thập, cập nhật thông tin tại chức năng 1.01.07 “Kết quả điều chỉnh mã số, mức thuế” trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày phát sinh nghiệp vụ điều chỉnh.

4. Cập nhật Phiếu yêu cầu phân tích:

Công chức tại Chi cục làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, khi phát sinh mẫu gửi phân tích, phân loại theo quy định, phải cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin liên quan của Phiếu yêu cầu phân tích kiêm biên bản lấy mẫu tại chức năng 1.03.01 “Nhập phiếu yêu cầu” trên hệ thống MHS trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày gửi mẫu yêu cầu phân tích. Đồng thời, in bản chụp màn hình kết quả cập nhật trên hệ thống MHS gửi kèm Phiếu yêu cầu phân tích và hồ sơ liên quan đến Cục Kiểm định Hải quan và các Chi cục trực thuộc.

5. Cập nhật thông báo kết quả phân tích:

a) Công chức thuộc Cục Kiểm định hải quan và các Chi cục trực thuộc chỉ tiếp nhận Phiếu yêu cầu phân tích khi Chi cục có gửi kèm hồ sơ yêu cầu phân tích 01 bản in chụp màn hình đã cập nhật thông tin Phiếu yêu cầu phân tích của Chi cục trên hệ thống MHS. Trường hợp hồ sơ yêu cầu phân tích chưa có bản in chụp màn hình, công chức đề xuất trả lại hồ sơ cho đơn vị gửi Phiếu yêu cầu phân tích để cập nhật theo khoản 4 nêu trên.

b) Công chức thuộc Cục Kiểm định hải quan và các Chi cục trực thuộc phải cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin liên quan đến Thông báo kết quả phân tích (bao gồm cả kết quả trưng cầu giám định của các đơn vị chuyên ngành hoặc cơ quan giám định) tại chức năng 1.03.02 “Nhập kết quả phân tích” trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày ban hành Thông báo kết quả phân tích. Đồng thời, in bản chụp màn hình kết quả cập nhật trên hệ thống MHS gửi kèm Thông báo kết quả phân tích và hồ sơ liên quan đến Cục Thuế xuất nhập khẩu.

6. Cập nhật kết quả phân loại:

a) Công chức thuộc Cục Thuế xuất nhập khẩu chỉ tiếp nhận hồ sơ Thông báo kết quả phân tích khi Cục Kiểm định Hải quan và các Chi cục trực thuộc có gửi kèm hồ sơ 01 bản in chụp màn hình đã cập nhật thông tin Kết quả phân tích trên hệ thông MHS. Trường hợp hồ sơ kết quả phân tích chưa có bản in chụp màn hình, công chức đề xuất trả lại hồ sơ cho Cục Kiểm định Hải quan hoặc các Chi cục Kiểm định hải quan để cập nhật theo khoản 5 nêu trên.

b) Trường hợp mẫu hàng hóa có kết quả phân tích đáp ứng nhóm tiêu chí a.1 và a.3 hoặc nhóm tiêu chí a.2 và a.3 tại điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư số 14/2015/TT-BTC: Công chức thuộc Cục Kiểm định hải quan và các Chi cục trực thuộc cập nhật kết quả phân tích và mã số hàng hóa tại chức năng 1.03.03 “Nhập phiếu đề xuất” và chức năng 1.03.04 “Nhập kết quả phân loại” trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày kể từ ngày ban hành Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa (trong đó ghi rõ “mã số hàng hóa theo Thông báo kết quả phân loại số... ngày... của Tổng cục Hải quan”).

c) Trường hợp mẫu hàng hóa có kết quả phân tích không thuộc trường hợp a nêu trên, công chức Cục Thuế XNK cập nhật kết quả phân loại tại chức năng 1.03.03 “Nhập phiếu đề xuất” và chức năng 1.03.04 “Nhập kết quả phân loại” trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày kể từ ngày ban hành Thông báo kết quả phân loại.

7. Cập nhật thông tin xác định trước mã số:

a) Công chức Cục Thuế XNK thu thập và cập nhật thông tin hồ sơ xác định trước mã số tại chức năng 1.02 “Xác định trước mã số”, trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày ban hành Thông báo kết quả xác định trước mã số và được thực hiện tuần tự như sau:

a.1) Thông tin đơn đề nghị xác định trước mã số của người khai hải quan, cập nhật tại mục Thêm hồ sơ.

a.2) Sau khi cập nhật các thông tin theo yêu cầu của hệ thống, công chức chọn mục “Ghi lại”, màn hình hiện ra mục “Thêm thông báo” để cập nhật thông tin về Thông báo kết quả xác định trước mã số đã được ban hành.

b) Trường hợp hàng hóa xác định trước mã số thực hiện phân tích, phân loại theo đề nghị của Cục Thuế XNK, công chức Cục Kiểm định hải quan cập nhật thông tin về kết quả phân tích mẫu hàng xác định trước mã số tại năng 1.02 “Xác định trước mã số”, mục “Thông báo kết quả phân tích”.

c) Thông tin tờ khai sử dụng Thông báo kết quả xác định trước mã số do công chức Chi cục thu thập, cập nhật tại chức năng 1.02 “Xác định trước mã số”, mục Tờ khai trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày thông quan tờ khai.

8. Công chức hải quan các cấp thực hiện cập nhật các nguồn thông tin trên hệ thống MHS theo tài liệu hướng dẫn sử dụng có hiệu lực tại thời điểm cập nhật tại các chức năng 8.1 “Tài liệu HDSD” trên hệ thống này.

VI. Xử lý trách nhiệm các cán bộ, lãnh đạo đơn vị và các bộ phận liên quan như sau:

1. Đối với việc kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế:

a) Không xác định dấu hiệu nghi vấn trong quá trình kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế tại khâu thông quan theo hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3, mục I công văn này dẫn đến việc thông quan hàng hóa không đúng quy định, gây thất thu thuế.

b) Không yêu cầu khai bổ sung, không thực hiện ấn định thuế đối với trường hợp nêu tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 mục I công văn này dẫn đến thất thu thuế.

c) Không chuyển kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn trong quá trình kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế tại khâu thông quan theo hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 mục I công văn này dẫn đến thất thu thuế.

Đối với các vi phạm nêu tại điểm a, b, c trên, ngoài việc phải chịu trách nhiệm về số tiền thuế thất thu theo quy định của pháp luật, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc sẽ áp dụng hình thức kỷ luật như sau: Từ khiển trách đến hạ bậc lương theo quy định tại tiết 1.1.2, điểm 1.1; tiết 1.2.2 điểm 1.2 và tiết 1.3.2, điểm 1.3, khoản 1 Điều 6 và tiết 1.1.3, điểm 1.1; tiết 1.2.3, điểm 1.2 và tiết 1.3.3, điểm 1.3, khoản 1 Điều 7 Quyết định số 2435/QĐ-TCHQ ngày 19/8/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

2. Đối với việc thực hiện Thông báo kết quả phân loại

a) Không thực hiện ấn định thuế theo nội dung thông báo kết quả phân loại đối với tờ khai có mẫu yêu cầu phân tích và tờ khai hàng hóa nhập khẩu khác có tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất với mặt hàng đã có thông báo kết quả phân loại.

b) Thực hiện lấy mẫu để phân tích, phân loại đối với trường hợp đã có kết quả phân loại trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Hải quan hoặc trường hợp hàng hóa thuộc Danh mục mặt hàng không thực hiện lấy mẫu phân tích ban hành kèm theo công văn số 11310/TCHQ-TXNK ngày 01/12/2016 của Tổng cục Hải quan.

Đối với vi phạm nêu tại điểm a và b trên, tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc sẽ áp dụng hình thức kỷ luật từ khiển trách đến hạ bậc lương theo quy định tại tiết 1.1.2, điểm 1.1; tiết 1.2.2 điểm 1.2 và tiết 1.3.2, điểm 1.3, khoản 1 Điều 6 và tiết 1.1.3, điểm 1.1; tiết 1.2.3, điểm 1.2 và tiết 1.3.3, điểm 1.3, khoản 1 Điều 7 Quyết định số 2435/QĐ-TCHQ ngày 19/8/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

3. Đối với việc thực hiện văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan:

a) Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố không triển khai nội dung hướng dẫn để thống nhất phân loại trong đơn vị sau khi nhận được văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.

b) Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, không chỉ đạo tổ chức kiểm tra sau thông quan theo chuyên đề để rà soát các trường hợp mặt hàng nhập khẩu có cùng tên hàng khai báo với mặt hàng đã có hướng dẫn phân loại, dẫn đến việc ấn định thuế khi không đủ cơ sở xác định đúng bản chất, tính năng) công dụng của hàng hóa, đảm bảo xác định mã số, áp dụng mức thuế theo nội dung đã hướng dẫn.

Đối với vi phạm nêu tại điểm a và b trên, sẽ áp dụng hình thức kỷ luật từ khiển trách đến hạ bậc lượng theo quy định tại tiết 1.1.1, điểm 1.1, 1.2.1, điểm 1.2, 1.3.1, điểm 1.3 khoản 1 Điều 8 Quyết định số 2435/QĐ-TCHQ ngày 19/8/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

4. Đối với việc kiểm tra sau thông quan theo Điều 7, Điều 8 Thông tư số 14/2015/TT-BTC:

Không thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa thực hiện phân loại theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 14/2015/TT-BTC đã có cảnh báo nghi vấn, dẫn đến việc không kiểm soát được Danh mục máy móc thiết bị không đảm bảo điều kiện nhưng vẫn được áp dụng phân loại theo Chú giải pháp lý 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc áp dụng phân loại theo quy tắc 2a của 6 (sáu) quy tắc tổng quát giải thích Hệ thống HS, ảnh hưởng đến việc tính và thu thuế nhập khẩu đúng quy định, tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng vụ việc sẽ áp dụng hình thức kỷ luật như sau: Kỷ luật khiển trách theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Nghị định số 34/2011NĐ-CP ngày 17/5/2011 (không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng). Ngoài việc bị xử lý kỷ luật thì còn phải áp dụng hình thức xử lý khác (bồi thường, đánh giá, phân loại...) theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 2435/QĐ-TCHQ.

5. Về việc cập nhật dữ liệu tại Hệ thống MHS:

Không cập nhật hoặc cập nhật không đúng thời gian quy định đối với kết quả kiểm tra tên hàng, mã số, phiếu yêu cầu phân tích, kết quả phân tích, kết quả phân loại, kết quả xác định trước mã số, kết quả giải quyết khiếu nại, kết quả điều chỉnh mã số hàng hóa, thông tin sử dụng Thông báo kết quả xác định trước mã số vào Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, cơ sở dữ liệu về Biểu thuế, cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa và mức thuế, sẽ áp dụng hình thức kỷ luật như sau: Từ khiển trách đến hạ bậc lương quy định tại tiết 1.1.2, điểm 1.1; tiết 1.2.2 điểm 1.2 và tiết 1.3.2, điểm 1.3, khoản 1 Điều 6 và tiết 1.1.3, điểm 1.1; tiết 1.2.3, điểm 1.2 và tiết 1.3.3, điểm 1.3, khoản 1 Điều 7 Quyết định số 2435/QĐ-TCHQ.

VII. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố:

a) Căn cứ mô hình tổ chức tại đơn vị để tổ chức thực hiện kiểm tra việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế, kiểm tra sau thông quan sát với tình hình thực tế và nguồn lực tại đơn vị, đảm bảo quản lý thống nhất công tác kiểm tra phân loại hàng hóa trong thông quan và sau thông quan trong toàn đơn vị, ngăn chặn hiệu quả tình trạng gian lận qua khai báo sai tên hàng, khai mã số để hưởng mức thuế suất thấp, gây thất thu ngân sách nhà nước đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp.

b) Bố trí, phân công cán bộ công chức đã được đào tạo về phân loại hàng hóa, có kỹ năng, kinh nghiệm thực tế thực hiện xác định tên hàng, mã số chính xác trên cơ sở đó áp dụng mức thuế đúng quy định hoặc kiểm tra sau thông quan tại những địa bàn trọng điểm, có nguy cơ gian lận thương mại cao để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra phân loại hàng hóa. Tổ chức các lớp đào tạo thực tế, tập huấn cho cán bộ, công chức làm công tác phân loại hàng hóa tại đơn vị về kỹ năng đánh giá nghi vấn trên cơ sở thông tin rủi ro để thực hiện thủ tục hải quan đúng quy định; xây dựng cẩm nang hướng dẫn về kiểm tra phân loại hàng hóa, cập nhật hệ thống.

c) Thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá những rủi ro về công tác kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế trong toàn đơn vị, kịp thời phát hiện các sai sót để chấn chỉnh và xử lý đối với cán bộ, công chức, Lãnh đạo và bộ phận có liên quan thực hiện không đúng quy định.

2. Giao Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu:

a) Tổ chức thực hiện nghiêm túc thời hạn ban hành Thông báo kết quả phân loại hàng hóa, Thông báo kết quả xác định trước mã số theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính, đảm bảo thời gian thông quan hàng hóa và hỗ trợ tối đa cho người khai hải quan trong việc khai báo mã số hàng hóa.

b) Tổ chức bố trí nguồn lực để cập nhật kịp thời đầy đủ thông tin dữ liệu Thông báo kết quả phân loại hàng hóa, Thông báo kết quả xác định trước mã số trên hệ thống MHS theo đúng quy định.

c) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đối với các nội dung nêu tại công văn này để kịp thời phát hiện sai phạm, chấn chỉnh và đề xuất áp dụng các hình thức xử lý đúng quy định.

3. Giao Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan:

a) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện gửi mẫu phân tích để phân loại của các Chi cục Hải quan đúng đối tượng, đúng tiêu chí, đúng hồ sơ theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015; Khoản 1 Điều 18, khoản 3 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015, Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính, công văn 11310/TCHQ- TXNK ngày 01/12/2016 của Tổng cục Hải quan và hướng dẫn tại công văn này.

b) Tổ chức thực hiện nghiêm túc thời hạn ban hành Thông báo kết quả phân tích, Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa theo quy định của Bộ Tài chính, đảm bảo thời gian thông quan hàng hóa.

c) Tổ chức bố trí nguồn lực để cập nhật kịp thời đầy đủ thông tin dữ liệu Thông báo kết quả phân tích, Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa trên hệ thống MHS theo đúng quy định.

Tổng cục Hải quan thông báo để các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện thì báo cáo và đề xuất về Tổng cục Hải quan (Cục Thuế XNK) để được hướng dẫn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng BTC Vũ Thị Mai (để b
/c);
- TCT. Nguyễn Văn Cẩn (để b
/cáo);
- Các đ
/c Phó TCT (để chỉ đạo thực hiện);
- Các Vụ, Cục thuộc CQTC (để phối hợp t
/hiện);
- Lưu: VT, TXNK-PL (M.Hương-05b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Dương Thái

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác