Công văn 2097/BHXH-CSXH hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người tham gia bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Công văn 2097/BHXH-CSXH hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người tham gia bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 2097/BHXH-CSXH | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam | Người ký: | Đỗ Thị Xuân Phương |
Ngày ban hành: | 25/05/2010 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2097/BHXH-CSXH |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Người ký: | Đỗ Thị Xuân Phương |
Ngày ban hành: | 25/05/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2097/BHXH-CSXH |
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010 |
Kính gửi: |
- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương; |
Thực hiện Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 07/2010/TT-BYT) hướng dẫn thực hiện việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ kể từ ngày 19/5/2010 thực hiện như sau:
1. Hướng dẫn người sử dụng lao động, người lao động và thân nhân của người lao động lập hồ sơ giám định làm căn cứ hưởng BHXH đối với từng loại chế độ theo quy định tại Thông tư số 07/2010/TT-BYT.
2. Kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và giới thiệu người lao động, thân nhân người lao động đến khám giám định tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương đối với đối tượng thuộc trách nhiệm của cơ quan BHXH theo từng loại đối tượng hưởng chế độ BHXH quy định tại Thông tư số 07/2010/TT-BYT.
Căn cứ vào tình hình của địa phương hoặc của ngành, quy định nơi tiếp nhận hồ sơ giám định từ người sử dụng lao động, người lao động và thân nhân của người lao động cho phù hợp, đảm bảo thuận lợi nhất cho đối tượng đề nghị. Đồng thời đảm bảo cấp giấy giới thiệu và chuyển hồ sơ giám định của đối tượng đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc Trung ương trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ giám định hợp lệ.
3. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có đủ thời gian tham gia BHXH bắt buộc theo quy định để được hưởng chế độ hưu trí trước tuổi khi bị suy giảm khả năng lao động hoặc khi chết thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì thực hiện lập hồ sơ giám định và giới thiệu người lao động, thân nhân người lao động đến khám giám định tại Hội đồng giám định y khoa như đối với người bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc nghỉ hưu hoặc bị chết.
4. Những trường hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội đã nhận đơn đề nghị của người lao động, thân nhân người lao động nhưng do Hội đồng giám định y khoa tạm dừng chưa giám định trước ngày 19/5/2010 thì căn cứ đơn đề nghị đã tiếp nhận để lập hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 07/2010/TT-BYT giới thiệu đến khám giám định tại Hội đồng giám định y khoa. Thời hạn giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa tính đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH theo quy định đối với các trường hợp này được xác định theo ngày nhận đơn đề nghị và ngày cơ quan BHXH giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa trước đó nhưng chưa được tiếp nhận khám giám định.
Đề nghị Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai thực hiện. Nếu có vướng mắc, báo cáo về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xem xét giải quyết.
Nơi nhận: |
KT.
TỔNG GIÁM ĐỐC |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây