Công văn số 2083/TCHQ-GSQL về việc giải đáp vướng mắc thủ tục hải quan sau đối thoại doanh nghiệp FDI do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn số 2083/TCHQ-GSQL về việc giải đáp vướng mắc thủ tục hải quan sau đối thoại doanh nghiệp FDI do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu: | 2083/TCHQ-GSQL | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan | Người ký: | Vũ Ngọc Anh |
Ngày ban hành: | 17/04/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2083/TCHQ-GSQL |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Người ký: | Vũ Ngọc Anh |
Ngày ban hành: | 17/04/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2083/TCHQ-GSQL |
Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2009 |
Kính gửi: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Vừa qua, Bộ Công Thương có chủ trì tổ chức buổi tọa đàm với các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại TP Hà Nội (ngày 04/04/2009) và tại TP Hồ Chí Minh (ngày 08/04/2009), tại 2 buổi tọa đàm này các DN FDI kiến nghị một số nội dung liên quan đến thủ tục hải quan (các kiến nghị này đã được một số Báo đăng tải). Tổng cục Hải quan xin có ý kiến như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NỘI DUNG KIẾN NGHỊ CỦA CÁC DN FDI:
1. Một số kiến nghị của các DN nêu mang tính chung chung (ví dụ như kiến nghị về phân loại hàng hóa, về việc cơ quan Hải quan giữa các đơn vị thực hiện chưa thống nhất …), không nêu cụ thể. Vấn đề này, Tổng cục Hải quan đề nghị DN có văn bản gửi trực tiếp đến Tổng cục Hải quan, những trường hợp thuộc thẩm quyền, Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản giải đáp và chỉ đạo Hải quan địa phương, những trường hợp vượt thẩm quyền Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính hoặc lấy ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan.
2. Một số kiến nghị khác của các DN đưa ra thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành của các Bộ, ngành không thuộc chức năng thẩm quyền của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), cơ quan Hải quan chỉ thực thi các quy định, hướng dẫn của các Bộ ngành liên quan.
3. Về ý kiến của DN nêu cơ quan Hải quan giữa các địa phương chưa thực hiện thống nhất các quy định về thủ tục hải quan. Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ VÀ HƯỚNG XỬ LÝ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN:
1. Về việc gia công phân loại kim cương để đánh bóng:
Tổng cục Hải quan đã có công văn tham gia ý kiến với Bộ Công Thương, đề nghị Bộ Công Thương làm rõ nội dung quy định tại Điều 178 Luật Thương mại (gửi kèm công văn số 592/TCHQ-GSQL ngày 25/3/2009).
2. Công ty TNHH Suncom Technology Viet Nam:
Cho phép doanh nghiệp được lựa chọn hình thức XNK tại chỗ hoặc hình thức khai báo một lần giao hàng nhiều lần nếu DN đáp ứng được các quy định.
Ý kiến của Tổng cục Hải quan:
- Về việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công giữa các Chi cục chưa thống nhất tăng chi phí cho DN, Tổng cục Hải quan sẽ kiểm tra lại để chấn chỉnh nếu đúng như Công ty phản ánh.
- Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ, Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính và quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ ban hành kèm theo Quyết định số 928/QĐ-TCHQ ngày 25/06/2006 của Tổng cục Hải quan.
- Thủ tục hải quan đối với khai báo một lần xuất nhập khẩu nhiều lần thực hiện theo quy định tại khoản 6, Điều 9 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, Thông tư số 112/2005/TT-BTC dẫn trên.
Nếu DN đáp ứng đủ các điều kiện quy định của từng loại hình thì được áp dụng thủ tục hải quan đối với loại hình đó.
3. Công ty May Veston Phú Thọ - Shonai:
Việc hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài theo Thông tư 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 của Bộ Tài chính quá phức tạp và gây khó khăn không ít cho DN, cụ thể:
- Về thời điểm đăng ký định mức: Phải đăng ký định mức thực tế cùng với hợp đồng hoặc trước khi nhập lô hàng đầu tiên, trong khi đó DN chưa sản xuất mẫu, mà có sản xuất thì trong quá trình sản xuất còn có nhiều phát sinh (hoặc là tiêu hao lớn hoặc là tiêu hao nhỏ hơn) do quy trình sản xuất hoặc do chất lượng nguyên phụ liệu. Khi ký được hợp đồng rồi nhưng chưa có tài liệu kỹ thuật hướng dẫn thì chưa biết NPL nào may cho mã nào …. Vậy thì định mức thực tế mà không thực tế. Tất nhiên cho phép điều chỉnh nhưng phải giải trình “do thay đổi tính chất nguyên phụ liệu, điều kiện gia công”, nhưng ở đây không phải là do tính chất nguyên phụ liệu, điều kiện gia công mà là do doanh nghiệp chưa có cơ sở để xác định định mức thực tế chính xác. Nếu xin điều chỉnh lại thì chắc chắn DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Về thủ tục thanh khoản hợp đồng: Khi thanh khoản hợp đồng gia công phải kèm theo chứng từ thanh toán của bên đặt gia công, nếu chưa có thì do lãnh đạo HQ xem xét, giải quyết cho gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Vậy trong thực tế khách hàng nợ nhiều với thời gian dài (có khi làm lô này thì trả một phần tiền của lô trước ….). DN vẫn phải chấp nhận, vậy thì các DN như vậy làm sao đáp ứng được yêu cầu của hải quan.
Ý kiến của Tổng cục Hải quan:
- Thời điểm đăng ký định mức: Tổng cục Hải quan đang tổng hợp trình Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể vấn đề này theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
- Về việc xuất trình chứng từ thanh toán tiền công gia công: Việc yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình chứng từ thanh toán tiền công gia công là cần thiết để chứng minh có việc gia công giữa các bên, tránh việc lợi dụng loại hình gia công để gian lận thương mại.
4. Công ty TNHH Toyo Ink Compounds Việt Nam:
Về giao dịch mua bán 4 bên giữa 2 DN EPE trong Việt Nam và 2 DN tại nước ngoài theo quy trình:
Thông thường giá trị trên hóa đơn A sẽ nhỏ hơn giá trị trên hóa đơn D, tuy nhiên do tính chất và thỏa thuận kinh doanh riêng của từng DN, giá trị trên hóa đơn A có thể lớn hơn giá trị trên hóa đơn D do căn cứ tính giá của EPE A cao hay thấp dựa trên số lượng của từng lô sản xuất ít hay nhiều hoặc do biến động của giá nguyên liệu trong khi đó giá trên hóa đơn D lại được thỏa thuận cố định theo từng năm.
Tuy nhiên theo công văn số 3962/TCHQ-GSQL ngày 12/07/2007 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng XNK tại chỗ, việc giá trị trên hóa đơn A lớn hơn giá trị trên hóa đơn D là không được chấp nhận.
Vậy thực tế của DN nêu trên có được chấp thuận hay không?
Ý kiến của Tổng cục Hải quan:
Cục Hải quan địa phương sẽ kiểm tra, đối chiếu cụ thể để giải quyết từng vụ việc cho DN (gửi kèm công văn số 1000/TCHQ-GSQL ngày 25/2/2009).
5. Công ty Yazaki EDS Việt Nam:
Về thanh khoản hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu theo quy định chậm nộp là 30 ngày nhưng thực tế sau 4 tháng xuất khẩu DN mới nhận được chứng từ thanh toán, đề nghị được kéo dài thời gian chậm nộp.
Ý kiến của Tổng cục Hải quan:
Đề nghị DN tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành. Việc cho phép gia hạn thời hạn nộp chứng từ thanh toán đối với hàng SXXK là 15 ngày (không phải 30 ngày như DN nêu), hàng gia công gia hạn là 30 ngày là tạo thuận lợi cho DN.
6. Công ty Shinsung Vina (Long An):
Quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng gia công theo hướng dẫn tại Thông tư 116/2008/TT-BTC là cơ nơi đặt cơ sở sản xuất, gây khó khăn, tốn kém cho DN vì phải vận chuyển hàng hóa xa hơn, dài hơn. Đề nghị được thực hiện như quy định tại Quyết định 69/2004/QĐ-BTC ngày 24/8/2004 của Bộ Tài chính.
Ý kiến của Tổng cục Hải quan:
Vấn đề này, Tổng cục Hải quan đang tổng hợp trình Bộ Tài chính ký văn bản hướng dẫn theo hướng nếu doanh nghiệp đã làm thủ tục hải quan cho nhiều hợp đồng gia công tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, quá trình thực hiện không có vi phạm, không có hợp đồng gia công còn tồn đọng quá hạn chưa thanh khoản thì được tiếp tục đăng ký tại Cục Hải quan TP.HCM.
7. Công ty Vaisal Technology Việt Nam:
Tờ khai hải quan được đăng ký trong giờ hành chính, khi đăng ký ngày nghỉ phải có thông báo trước với hải quan, trường hợp hàng miễn kiểm tra thì không có vấn đề gì, nhưng hàng phải kiểm tra nếu có chênh lệch về số lượng hàng thì sẽ rất khổ cho doanh nghiệp phải tốn thời gian giải trình doanh nghiệp đề nghị Hải quan bố trí làm thêm giờ cho DN.
Ý kiến của Tổng cục Hải quan:
- Theo quy định tại Điều 34, Luật Quản lý Thuế, Điều 22 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung; khoản 3 Điều 9 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ thì trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa nếu người khai hải quan có lý do chính đáng, có văn bản đề nghị và được Chi cục trưởng Hải quan chấp nhận thì được bổ sung, sửa chữa tờ khai hải quan đã đăng ký …
Như vậy, DN phải thực hiện thủ tục điều chỉnh hàng hóa theo quy định về khai bổ sung.
- Về làm thêm ngoài giờ hành chính: Tổng cục Hải quan có hướng dẫn tại công văn số 2920/TCHQ-GSQL ngày 27/6/2000, công văn số 3923/TCHQ-GSQL ngày 22/8/2000; Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 1/8/2007, công văn số 540/VPCP-CCHC ngày 22/1/2008.
Đề nghị Công ty liên hệ với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn cụ thể.
8. Công ty Furukawa Automotive Parts VN:
Công ty phải mất cỡ 12.500 tờ giấy để làm báo cáo thanh khoản cho hải quan.
Ý kiến của Tổng cục Hải quan:
Việc nộp hồ sơ thanh khoản (hồ sơ giấy) để cơ quan hải quan có cơ sở đối chiếu với dữ liệu của cơ quan Hải quan và xác nhận thanh khoản. Hồ sơ này còn được lưu trữ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra của ngành Hải quan cũng như các ngành chức năng khác. Việc DN phản ánh in ấn các biểu mẫu thanh khoản tốn nhiều giấy, tuy nhiên chưa nêu rõ là đối với loại hình nào, cũng chưa nêu rõ loại giấy tờ nào là hợp lý hay bất hợp lý cần sửa đổi. Tổng cục Hải quan đang rà soát kiểm tra tất cả các loại hình XNK để nghiên cứu loại bỏ các giấy tờ không cần thiết theo Đề án 30 của Chính phủ.
9. Chi nhánh Công ty LD Norfolk Hatexco:
Tại Hà Nam chưa có cơ quan Hải quan riêng, đề nghị thành lập cơ quan Hải quan tại Hà Nam để các doanh nghiệp tiện giao dịch.
Ý kiến của Tổng cục Hải quan:
Để thuận lợi cho các DN hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa bàn tỉnh Hà Nam, năm 2008 Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính đã có Quyết định thành lập Chi cục Hải quan Hà Nam trực thuộc Cục Hải quan Thanh Hóa.
10. Công ty Yazaky EDS VM:
Công ty nhập khẩu thiết bị, phụ tùng sản xuất hệ thống dây điện xe ôtô và nhập bản vẽ kỹ thuật (catalogue), Hải quan Bình Dương yêu cầu phải có giấy phép của cơ quan văn hóa. Đề nghị không phải xin giấy phép của cơ quan văn hóa.
Ý kiến của Tổng cục Hải quan:
Theo quy định tại Thông tư 48/2006/TT-BVHTT ngày 05/05/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thì tài liệu kỹ thuật là mặt hàng quản lý chuyên ngành của cơ quan Văn hóa, khi nhập khẩu phải có văn bản cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nhưng nếu Catalogue đi kèm với máy móc thiết bị, phụ tùng thì không phải xin giấy phép nhập khẩu.
11. Về “Đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu dệt may”, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
a. Về đơn giản hóa thủ tục hành chính theo đề án 30/2007/NQ-CP của Chính phủ:
Ý kiến của Hiệp hội dệt may: Thủ tục hành chính tuy đã được cải tiến nhưng chưa được nhiều, nhiều DN vẫn còn kêu ca vấn đề này.
Ý kiến của Tổng cục Hải quan: Triển khai thực hiện đề án 30 của Chính phủ và Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan có công văn số 497/TCHQ-GSQL ngày 23/1/2009 yêu cầu Hải quan địa phương rà soát các khâu thủ tục, đề xuất giảm bớt các giấy tờ không cần thiết khi làm thủ tục hải quan.
Trên cơ sở đó sẽ xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định mới về thủ tục hải quan đảm bảo đơn giản, thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan.
b. Về việc thực hiện phân luồng hàng hóa và hồ sơ hải quan điện tử phải xuất trình bản giấy để đối chiếu:
Ý kiến của ông Trần Xuân Cách – TGĐ Công ty may Sông Hồng: Việc thực hiện thủ tục hải quan không phải vướng mắc ở văn bản quy phạm pháp luật mà vướng mắc tại đơn vị Hải quan thực hiện. Ông không đồng tình với cách phân luồng hàng hóa (xanh, vàng, đỏ) và việc khai hải quan điện tử phải nộp hồ sơ gốc.
Ý kiến của Tổng cục Hải quan:
- Về phân luồng hàng hóa: Khoản 1a, Điều 15 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung quy định: “Kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để bảo đảm quản lý nhà nước về hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu”.
Triển khai thực hiện Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005, ngành Hải quan đã thực hiện việc phân luồng hàng hóa (xanh, vàng, đỏ) trên cơ sở hệ thống thông tin dữ liệu tập trung được tuyền từ Tổng cục Hải quan đến từng Chi cục. Như vậy, việc phân luồng hàng hóa là cần thiết, phù hợp với luật Hải quan. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay nhằm cải cách hơn nữa thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan sẽ nghiên cứu, thay đổi một cách căn bản việc phân luồng hàng hóa theo Thông tư chung hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã ban hành, cụ thể là tại quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa thương mại.
- Ngày 14/04/2009, Tổng cục Hải quan có công văn số 1955/TCHQ-GSQL chấn chỉnh việc phân luồng, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK.
- Về việc yêu cầu DN xuất trình hồ sơ giấy khi khai hải quan điện tử:
Khoản 1, Điều 7 Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Tài chính ban hành quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử quy định: “Hồ sơ hải quan điện tử gồm tờ khai hải quan điện tử và các chứng từ theo quy định phải đi kèm tờ khai. Chứng từ đi kèm tờ khai hải quan điện tử có thể ở dạng điện tử hoặc ở dạng văn bản giấy”.
Như vậy, nếu DN áp dụng thủ tục hải quan điện tử, ngoài các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan ở dạng điện tử thì DN phải xuất trình văn bản giấy để cơ quan Hải quan đối chiếu với các dữ liệu khai trên tờ khai điện tử.
c. Về việc đăng ký định mức dự kiến và danh mục nguyên phụ liệu dự kiến nhập khẩu:
Ý kiến của Công ty May 10: Việc đăng ký định mức và chủng loại vật tư dự kiến là một công việc vô tác dụng vì những hợp đồng gia công thì chính DN nhận gia công cũng không thể biết được định mức và chủng loại nguyên liệu, vật tư nào, số lượng bao nhiêu. Vấn đề cấp C/O trước thì thường xuyên bị sai, vấn đề này tạo điều kiện cho hải quan “hành” DN.
Ý kiến của Tổng cục Hải quan:
- Về đăng ký định mức và danh mục nguyên phụ liệu gia công: Theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ thì trong hợp đồng gia công các bên phải thỏa thuận các điều khoản như: Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu vật tư nhập khẩu; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
Như vậy, về nguyên tắc hợp đồng gia công phải có các điều khoản trên, nếu doanh nghiệp cho rằng không thể biết được là không hợp lý, không phù hợp với bản chất của loại hình gia công là nhận gia công cho nước ngoài để hưởng thù lao theo định nghĩa tại Điều 178 Luật Thương mại. Vấn đề là thời điểm đăng ký định mức thì Tổng cục Hải quan đang tập hợp ý kiến doanh nghiệp để trình Bộ Tài chính có hướng dẫn bổ sung cho phù hợp với việc làm thủ tục hải quan để nhập nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm.
- Về C/O cấp trước đối với 9 Cat dệt may đi Mỹ theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2009/TT-BCT ngày 09/04/2009 của Bộ Công Thương: Việc cấp trước C/O cho các cat này mục đích là nhằm tạo thuận lợi cho DN. Cơ quan Hải quan chỉ là nơi thực hiện theo quyết định này. Vấn đề cấp C/O sai thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
d. Vấn đề xuất thiếu hàng hóa:
Ý kiến của Công ty May 10: Khi DN làm thủ tục xuất khẩu, nếu có thay đổi về số lượng thì sẽ gặp rắc rối. Hàng xuất ra thường xuyên bị thiếu so với khai trên tờ khai hải quan. Nếu phải khai lại ngoài giờ hành chính thì rất khó khăn. DN đề nghị nếu xuất thiếu khoảng 10% lô hàng thì có thể không cần khai lại, khi xác nhận thực xuất thì DN xuất trình vận đơn, hóa đơn thương mại làm bằng chứng.
Ý kiến của Tổng cục Hải quan:
- Điều 34, Luật Quản lý thuế về khai bổ sung hồ sơ khai thuế; Điều 22 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung quy định: “Bổ sung, sửa chữa thay thế tờ khai hải quan đã đăng ký đến trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải hoặc trước thời điểm miễn kiểm tra thực tế”.
- Khoản 3, Điều 9, Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định: “Trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa nếu người khai hải quan có lý do chính đáng, có văn bản đề nghị và được Chi cục trưởng Hải quan chấp nhận thì được bổ sung, sửa chữa tờ khai hải quan đã đăng ký …”.
- Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 927/QĐ-TCHQ ngày 25/05/2006 đã hướng dẫn DN được phép điều chỉnh tờ khai nếu xuất thiếu hàng hóa đối với hàng hóa thuộc diện được miễn kiểm tra thực tế.
Như vậy, về thủ tục hải quan đã tạo thuận lợi cho DN.
Đối với đề nghị nếu xuất thiếu 10% (đối với hàng miễn kiểm tra) thì không phải điều chỉnh là không hợp lý vì hồ sơ hải quan phải hợp lệ, có nghĩa là số lượng trên tờ khai phải phù hợp với B/L và hóa đơn thương mại; ngoài ra số lượng ghi trên tờ khai xuất khẩu là cơ sở để DN xin C/O và là cơ sở để cơ quan Hải quan thực hiện xác nhận thực xuất để thanh khoản hàng hóa. Do vậy, DN phải điều chỉnh lượng hàng hóa xuất khẩu trước thời điểm đưa hàng hóa vào khu vực xuất khẩu.
Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu sửa đổi Quyết định 927/QĐ-TCHQ trong đó có hướng dẫn lại việc xử lý khai bổ sung điều chỉnh lượng hàng khi xuất khẩu kể trên.
e. Các ý kiến khác: đề nghị bỏ việc lấy mẫu nguyên liệu, đăng ký định mức tạm tính và giảm bớt các giấy tờ khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử như hợp đồng gia công.
Ý kiến của Tổng cục Hải quan:
Đối với loại hình gia công việc lấy mẫu (đối với hàng hóa thuộc diện phải lấy mẫu) là cơ sở để cơ quan Hải quan đối chiếu mẫu khi có nghi vấn hàng hóa xuất khẩu không cấu thành từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Việc đăng ký định mức thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ. Trường hợp định mức thực tế sử dụng có sự chênh lệch so với định mức thỏa thuận trong hợp đồng gia công thì doanh nghiệp được phép điều chỉnh.
Việc yêu cầu doanh nghiệp phải nộp hợp đồng gia công là cơ sở để cơ quan hải quan để xác định chính xác loại hình gia công để được hưởng chính sách thuế theo Luật Thuế xuất nhập khẩu và quyết định có chấp nhận đăng ký hay không đăng ký hợp đồng gia công. Do vậy, khi đăng ký hợp đồng gia công thì bắt buộc thì bắt buộc phải nộp hợp đồng gia công. Hợp đồng gia công là căn cứ để thanh khoản sau này. Việc nộp hợp đồng gia công dưới dạng chứng từ điện tử thì chờ tiến độ áp dụng thời hạn hải quan điện tử sẽ có hướng dẫn sau.
12. Công ty Vedan Việt Nam:
- Mặt hàng phân bón khi XK sang Ý, mã số hàng hóa giữa Việt Nam và Ý không trùng nhau, khi áp mã thì bên Ý cao hơn nên bắt buộc bên VN phải hạ giá.
- Đề nghị Hải quan công bố công khai số liệu về XNK để các DN biết, tham khảo.
Ý kiến của Tổng cục Hải quan:
- Khi Công ty xuất khẩu phân bón sang bất kỳ một nước nào thì phải tìm hiểu về mã số và thuế suất của từng nước vì Biểu thuế của mỗi nước ở cấp 10 số là khác nhau, chỉ giống nhau ở cấp 6 số (đối với các nước tham gia công ước HS).
- Việc Công ty muốn biết số liệu hàng hóa XNK, đề nghị Công ty liên hệ với Tổng cục Thống kê để được biết.
13. Công ty TNHH Công nghiệp Yang Shin Việt Nam:
Đề nghị cho phép nhập khẩu nhôm phế liệu được đưa về chân công trình để kiểm tra thực tế hàng hóa.
Ý kiến của Tổng cục Hải quan:
Tại Phần III, Thông tư số 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/08/2007 của liên bộ Công Thương và Tài nguyên Môi trường đã hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu phế liệu phải được thực hiện tại hải quan cửa khẩu. Do đó cơ quan hải quan không thể cho phép DN chuyển hàng đến chân công trình mới kiểm tra thực tế hàng hóa. Thẩm quyền cho phép thuộc Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên Môi trường.
III. Trên đây là ý kiến của Tổng cục Hải quan về những kiến nghị của DN tại 02 buổi tọa đàm nêu trên, Tổng cục Hải quan đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thông báo tới cộng đồng DN để được biết và phối hợp thực hiện.
Tổng cục Hải quan trân trọng sự phối hợp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Nơi nhận: |
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây