Công văn 1942/ĐL-NLTT năm 2019 về lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia phát triển điện mặt trời mái nhà do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo ban hành
Công văn 1942/ĐL-NLTT năm 2019 về lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia phát triển điện mặt trời mái nhà do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo ban hành
Số hiệu: | 1942/ĐL-NLTT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo | Người ký: | Đỗ Đức Quân |
Ngày ban hành: | 18/11/2019 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1942/ĐL-NLTT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo |
Người ký: | Đỗ Đức Quân |
Ngày ban hành: | 18/11/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: 1942/ĐL-NLTT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2019 |
Kính gửi: Công ty TNHH Năng lượng Tuấn Thành
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nhận được Công văn số 9986/VPCP-ĐMDN ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ tại đề nghị trả lời một số câu hỏi kiến nghị của Công ty TNHH Năng lượng Tuấn Thành về phát triển điện mặt trời mái nhà.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo xin trả lời như sau:
1. Lợi ích phát triển điện mặt trời mái nhà
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, khu vực miền Trung và miền Nam có tiềm năng lớn về điện mặt trời với độ bức xạ đạt từ 4,2 - 4,8 kWh/m2/ngày. Đặc biệt, các thành phố tại các khu vực này đều có tiềm năng lớn về điện mặt trời mái nhà.
Điện mặt trời trên mái nhà có tính chất phân tán, được tiêu thụ tại chỗ, có thời gian phát chủ yếu vào ban ngày, vì vậy, phát triển điện mặt trời mái nhà là một trong những giải pháp góp phần cung cấp điện cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân mà còn có lợi trong việc giảm áp lực lên phụ tải lưới điện, tiết kiệm chi phí phát triển đường dây truyền tải, huy động và khuyến khích khách hàng sử dụng điện các thành phần tham gia vào đầu tư cung ứng điện và đặc biệt việc phát triển điện mái nhà không tác động đến quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Trong bối cảnh này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời nói chung và cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời trên mái nhà tại nói riêng tại Quyết định 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017, trong đó giá mua điện mặt trời mái nhà được xây dựng đảm bảo khuyến khích hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này. Hiện nay, do Quyết định 11 đã hết hiệu lực từ ngày 01/7/2019, Bộ Công Thương hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời để áp dụng từ ngày 01/7/2019.
2. Lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia phát triển điện mặt trời mái nhà
Theo Quyết định 11, doanh nghiệp đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà sẽ có nguồn điện tại chỗ bổ sung cho nhu cầu tiêu thụ điện. Ngoài ra, nếu có sản lượng điện dư phát lên lưới sẽ được hưởng mức giá ưu đãi quy định tại Quyết định 11. Việc thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Hiện nay, Bộ Công Thương không có chương trình hỗ trợ sử dụng ngân sách trong nước hoặc viện trợ nước ngoài trực tiếp bằng tiền cho doanh nghiệp đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà. Bộ Công Thương đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ kỹ thuật do các nhà tài trợ nước ngoài (Ngân hàng Thế giới, Tổ chức hợp tác phát triển Đức) cho phát triển điện mặt trời mái nhà để triển khai các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp thương mại, công nghiệp về lắp đặt, vận hành quản lý hệ thống điện mặt trời mái nhà, hướng dẫn lựa chọn thiết bị và nhà thầu. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo sẽ thông báo rộng rãi các chương trình hỗ trợ trên các phương tiện thông tin đại chúng để doanh nghiệp được biết và đăng ký tham gia.
Trên đây là trả lời của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đối với kiến nghị của Công ty TNHH Năng lượng Tuấn Thành./.
|
KT.
CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây