Công văn 1860/LĐTBXH-LĐTL bổ sung thông tin và ý kiến về cơ chế tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn 1860/LĐTBXH-LĐTL bổ sung thông tin và ý kiến về cơ chế tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 1860/LĐTBXH-LĐTL | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội | Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 10/06/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1860/LĐTBXH-LĐTL |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 10/06/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1860/LĐTBXH-LĐTL |
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2011 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Trả lời công văn số 2540/VPCP-KTTH ngày 25/4/2011 của Văn phòng Chính phủ yêu cầu bổ sung thông tin cụ thể về tiền lương và ý kiến của các Bộ liên quan đối với cơ chế tiền lương của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam tại công văn số 1156/LĐTBXH-LĐTL ngày 18/4/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ tại văn bản số 1682/BNV-TL ngày 18/5/2011, ý kiến Bộ Giao thông vận tải tại văn bản số 2585/BGTVT-TCCB ngày 06/5/2011 và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 3467/BKHĐT-PTDN ngày 02/6/2011, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về ý kiến của các Bộ, ngành:
Về cơ bản, các Bộ thống nhất với việc trình Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tiền lương đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ và Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu 2010 - 2013. Riêng Bộ Nội vụ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến xử lý tiền lương của năm 2010 đối với công ty TNHH một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam như công văn số 1156/LĐTBXH-LĐTL nêu trên, về cơ chế tiền lương từ năm 2011 đến năm 2013, đề nghị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam thực hiện xác định đơn giá tiền lương theo các quy định hiện hành. Trường hợp thực hiện theo quy định hiện hành mà tiền lương đối với người lao động thấp ảnh hưởng đến yêu cầu duy trì đội ngũ lao động, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào tình hình thực hiện về tiền lương hàng năm và ý kiến đề xuất của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam để xây dựng phương án cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định nhằm đảm bảo yêu cầu trong giai đoạn tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thấy rằng đề nghị của Bộ tại công văn số 1156/LĐTBXH-LĐTL nêu trên là phù hợp với tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và theo đúng quy định của nhà nước, đồng thời có tính đến trường hợp khi thực hiện nhiệm vụ kế hoạch hàng năm mà tiền lương của người lao động bị thấp ảnh hưởng đến yêu cầu duy trì đội ngũ lao động, nhất là đối với cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, vì vậy Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị giữ nguyên như phương án tiền lương như đề nghị tại công văn số 1156/LĐTBXH-LĐTL nêu trên.
2. Về thông tin cụ thể về tiền lương các năm 2009 và năm 2010 của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam tổng hợp, báo cáo tại công văn số 3152/CNT-TCNSĐT ngày 29/4/2011 của Tập đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi kèm theo công văn này để Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo.
Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây