138249

Công văn 1829/TCHQ-TXNK về tạm dừng xuất cảnh do Tổng cục Hải quan ban hành

138249
LawNet .vn

Công văn 1829/TCHQ-TXNK về tạm dừng xuất cảnh do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu: 1829/TCHQ-TXNK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Hoàng Việt Cường
Ngày ban hành: 16/04/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1829/TCHQ-TXNK
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
Người ký: Hoàng Việt Cường
Ngày ban hành: 16/04/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1829/TCHQ-TXNK
V/v tạm dừng xuất cảnh

Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2012

 

Kính gửi: Cục Hải quan Bình Dương

Trả lời công văn số 317/HQBD-TXNK ngày 8/2/2012 của Cục Hải quan Bình Dương về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Oh Deok Im để xử lý nợ thuế của Công ty TNHH Woolim Vina, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1, Về việc tạm dừng xuất cảnh:

Điều 53, Điều 54 Luật Quản lý thuế quy định:

“Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân trong trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo thông báo của cơ quan quản lý thuế”.

“Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật phá sản.

Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp”.

Điều 38, Điều 39 Luật Doanh nghiệp quy định:

Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

Theo đó yêu cầu Cục Hải quan tỉnh Bình Dương phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra trường hợp của bà Oh Deok Im đã nộp đủ số vốn góp vào Công ty TNHH Woolim Vina chưa, nếu đã góp đủ số vốn góp thì không có cơ sở để hạn chế xuất cảnh đối với bà Oh Deok Im. Cục Hải quan Bình Dương phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh giải tỏa việc hoãn xuất cảnh đối với bà Oh Deok Im. Trường hợp chưa góp đủ vốn theo cam kết thì yêu cầu bà Oh Deok Im phải góp đủ số vốn chưa góp vào Công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp (vốn góp này sẽ được sử dụng để trả nợ tiền thuế của công ty).

2. Về xử lý khoản nợ tiền thuế của Công ty TNHH Woolim Vina:

Trường hợp Công ty nợ tiền thuế quá hạn mà không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan Hải quan thì cơ quan Hải quan có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ theo quy định tại Điều 3, khoản 3 Điều 6 và khoản 1 Điều 13 Luật Phá sản để thu hồi tiền nợ thuế nộp NSNN.

3. Yêu cầu Cục Hải quan Bình Dương xử lý đúng thời gian quy định.

Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan Bình Dương biết và thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục HQ các tỉnh, TP (để thực hiện);
- Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để báo cáo);
- Lưu: VT, TXNK (4b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Hoàng Việt Cường

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác