Công văn 1768/TLĐ về tăng cường phối hợp tuyên truyền pháp luật lao động và công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
Công văn 1768/TLĐ về tăng cường phối hợp tuyên truyền pháp luật lao động và công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 1768/TLĐ | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hiền |
Ngày ban hành: | 19/10/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1768/TLĐ |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam |
Người ký: | Nguyễn Mạnh Hiền |
Ngày ban hành: | 19/10/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1768/TLĐ |
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2011 |
Kinh gửi: |
- Các cơ quan báo chí thuộc hệ thống Công đoàn; |
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động và công đoàn cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) là nội dung quan trọng trong hoạt động công đoàn nhằm xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) và Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá X) về “Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”.
Thực hiện Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2011 của Quốc hội Khoá XIII, Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được hoàn thiện và sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai (dự kiến diễn ra từ 20/10 - 26/11/2011). Để nội dung các dự thảo luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn trong tình hình mới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường phối hợp tuyên truyền, lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện nội dung của hai dự án luật quan trọng này với các giải pháp như sau:
1. Yêu cầu các cơ quan báo chí thuộc hệ thống Công đoàn bám sát chủ trương, định hướng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là pháp luật lao động, pháp luật công đoàn; tuyên truyền về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn; tích cực biểu dương, tuyên truyền nhân rộng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt pháp luật về lao động, công đoàn; phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm phát luật, ảnh hưởng đến tổ chức Công đoàn và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ.
2. Từ nay đến khi Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn (sửa đổi), các cơ quan báo chí thuộc hệ thống Công đoàn căn cứ điều kiện cụ thể mở chuyên trang, chuyên mục tăng cường tuyên truyền về việc hoàn thiện hai dự thảo luật; thu thập, đăng tải ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ và các tầng lớp nhân dân cho dự thảo Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn (sửa đổi) để tạo sự đồng thuận theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị (Khoá XI) tại Kết luận số 09-KL/TW ngày 16/9/2011 về Đề án “Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động, cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, chủ doanh nghiệp, công đoàn để giải quyết các vấn đề tranh chấp lao động, bảo hiểm xã hội và tiền lương tối thiểu”.
3. Đề nghị các cơ quan báo chí, căn cứ chương trình phối hợp tuyên truyền về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã được ký kết, quán triệt chủ trương của Đảng theo tinh thần Kết luận số 09-KL/TW ngày 16/9/2011 của Bộ Chính trị (Khoá XI), thường xuyên phối hợp, bám sát thông tin, định hướng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tăng cường tuyên truyền về nội dung, việc hoàn thiện dự thảo Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn (sửa đổi); tạo diễn đàn lấy ý kiến đóng góp cho hai dự thảo luật để tạo sự đồng thuận trong các cấp, các ngành và toàn xã hội khi Quốc hội cho ý kiến và thông qua.
Nơi nhận: |
TL. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây