Công văn 17563/BTC-TCHQ về việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 17563/BTC-TCHQ về việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 17563/BTC-TCHQ | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 26/12/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 17563/BTC-TCHQ |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 26/12/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17563/BTC-TCHQ |
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2011 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6485/VPCP-KTTH ngày 28/11/2011 của Văn phòng Chính phủ v/v giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương làm rõ căn cứ pháp lý 2 vấn đề, Bộ Tài chính đã có công văn số 16684/BTC-TCHQ ngày 7/12/2011 gửi lấy ý kiến Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Văn hoá thể thao và du lịch. Sau khi có ý kiến tham gia của các Bộ, Bộ Tài chính xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Sự cần thiết khách quan:
Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua và sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh trong nhiều năm qua (khoảng 06 triệu lượt người/năm 2011), mỗi năm ngành du lịch tạo thêm 30-40 ngàn việc làm cho xã hội. Dự kiến năm 2015 thu nhập quốc dân từ hoạt động du lịch đạt 10-11 tỷ USD/năm, mỗi năm tăng 16%. Phát triển du lịch sẽ tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp, dịch vụ, thương mại, bảo hiểm, viễn thông.v.v, trong đó có hoạt động xuất khẩu hàng hóa (với 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2011 và tăng khoảng từ 10-15%/năm, mỗi khách du lịch mua hàng hóa trung bình khoảng 200USD/lượt thì lượng hàng hóa xuất khẩu thông qua con đường này ước khoảng gần 1,4 tỷ USD/năm 2011 gần 1,6 tỷ USD/năm 2012,...)
Để thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Bộ Văn hóa-thể thao-du lịch đã đề nghị thực hiện một số các giải pháp xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển du lịch, đồng thời đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xây dựng ban hành cơ chế chính sách về tài chính, thuế, hải quan tạo điều kiện thực hiện Chiến lược phát triển du lịch.
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Văn hóa-thể thao-du lịch, ngày 24/9/2010 Văn phòng Chính phủ có công văn số 6783/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Văn hoá-thể thao-du lịch, Bộ Công thương xây dựng đề án thí điểm hoàn thuế giá trị GTGT cho người nước ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam, trước hết thí điểm ở một số sân bay quốc tế, thành phố lớn.
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân thông báo tại công văn số 6783/VPCP-KTTH, trên cơ sở quy định hiện hành của Luật thuế GTGT. Luật thương mại, kinh nghiệm quốc tế và ý kiến tham gia đồng thuận của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về sự cần thiết khách quan; cơ sở pháp lý của việc áp dụng thí điểm hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài xuất cảnh trong giai đoạn hiện nay ở nước ta nhằm góp phần hỗ trợ phát triển du lịch, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa đặc biệt là các sản phẩm thủ công truyền thống, Bộ Tài chính đã có các Tờ trình số 93/TTr-BTC ngày 31/8/2011 và số 101/TTr-BTC ngày 6/10/2011 báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Việc áp dụng thí điểm hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài xuất cảnh là có cơ sở pháp lý. Cụ thể như sau:
2.1. Cơ sở pháp lý quy định hàng hoá xuất khẩu nếu có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ thì được hoàn thuế GTGT.
a) Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, thì thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, thì hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT trừ các trường hợp thuộc đối tượng không chịu thuế quy định tại Điều 5 của Luật.
Như vậy căn cứ quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, thì về bản chất, thuế GTGT không thu vào hàng hóa, dịch vụ không tiêu dùng tại Việt Nam.
b) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, thì: "Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu..."
Theo quy định tại Điều 10 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 thì số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế GTGT đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Do đó đối với trường hợp hàng xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT bằng 0% thì số thuế GTGT đầu ra là bằng 0, số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ sẽ được hoàn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo các quy định trên thì hàng hóa xuất khẩu, có mức thuế suất thuế GTGT là 0% và thuộc đối tượng hoàn thuế GTGT đầu vào.
2.2. Cơ sở pháp lý quy định người mang hàng hoá sản xuất tại Việt Nam ra nước ngoài được coi là hàng xuất khẩu:
Vấn đề này đã được quy định rõ tại khoản 1, Điều 28 Luật thương mại. Theo quy định tại Điều này, thì xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (không phân biệt tổ chức hay cá nhân xuất khẩu). Do đó, theo quy định trên có thể hiểu người mang hàng hoá sản xuất tại Việt Nam ra nước ngoài được coi là hàng xuất khẩu.
3. Ngoài các cơ sở pháp lý trên, qua tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới thì việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài xuất cảnh là phù hợp thông lệ quốc tế, hầu hết những nước có áp dụng thuế GTGT đều áp dụng chính sách hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài có mua hàng hóa nhưng không sử dụng ở nước đó mà mang theo người khi xuất cảnh để hỗ trợ thúc đẩy du lịch phát triển (ví dụ: úc, Singapore, Trung quốc, Nhật, Đức, Pháp, Thụy Điển, ý, Tây ban nha, Thụy sỹ, Hà lan, Ba lan, Arghentina, Anh, ả rập, Brazin...). Nhiều nước đã trở thành trung tâm mua sắm thu hút khách du lịch đến tham quan, mua sắm, từ đó hỗ trợ phát triển các ngành dịch vụ khác (khách sạn, giao thông đường không, ăn uống...) và quảng bá văn hóa dân tộc .v.v.
Trên đây là nội dung giải trình liên quan đến căn cứ pháp lý của đề án hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài xuất cảnh, Bộ Tài chính kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây