Công văn số 1723/TCHQ-KTTT về xử lý một số vướng mắc khi thực hiện Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn số 1723/TCHQ-KTTT về xử lý một số vướng mắc khi thực hiện Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu: | 1723/TCHQ-KTTT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan | Người ký: | Đặng Thị Bình An |
Ngày ban hành: | 16/04/2008 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1723/TCHQ-KTTT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Người ký: | Đặng Thị Bình An |
Ngày ban hành: | 16/04/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1723/TCHQ-KTTT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2008 |
Kính gửi: Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố.
Tổng cục Hải quan nhận được công văn của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc báo cáo vướng mắc trong triển khai thực hiện Luật quản lý thuế. Tiếp theo công văn số 5124/TCHQ-KTTT ngày 06/9/2007, số 5742/TCHQ-KTTT ngày 10/10/2007, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Qua nghiên cứu ý kiến do các đơn vị phản ánh, Tổng cục Hải quan nhận thấy đa số các vấn đề đã được quy định rõ tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Đề nghị các đơn vị quán triệt việc tự nghiên cứu, tổ chức thực hiện theo đúng quy định, tránh chuyển công văn lên Tổng cục Hải quan, kéo dài thời gian xử lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đối với trường hợp phát sinh vướng mắc vượt thẩm quyền xử lý của Cục Hải quan địa phương. Cục báo cáo lên Tổng cục để xem xét, hướng dẫn xử lý.
2. Tổng cục Hải quan đã căn cứ Luật quản lý thuế; Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các vướng mắc được nêu để tổng hợp và hướng dẫn cụ thể (phụ lục đính kèm). Yêu cầu các đơn vị khi xử lý phải đối chiếu từng hồ sơ, vụ việc cụ thể với quy định của pháp luật hiện hành để tổ chức thực hiện thống nhất, đúng quy định.
Công văn này thay thế Công văn số 949/TCHQ-KTTT ngày 06/03/2008 của Tổng cục Hải quan v/v xử lý một số vướng mắc khi thực hiện Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
Tổng cục Hải quan thông báo các đơn vị biết và thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
VƯỚNG MẮC
THỰC
HIỆN LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Công văn số 1723/TCHQ-KTTT ngày 16 tháng 04 năm 2008)
STT |
Vấn đề Vướng mắc |
Ý kiến của Tổng cục Hải quan. |
|
KHAI THUẾ |
|
1 |
Trường hợp tờ khai có nhiều phụ lục tờ khai, trong đó có nhiều mặt bằng phải khai bổ sung, thì mẫu khai bổ sung như thế nào? Trường hợp khai bổ sung có phát sinh phạt chậm nộp thuế thì được khai như thế nào? (HQ Lào Cai) |
- Mẫu khai bổ sung theo Phụ lục 2 Thông tư 59/2007/TT-BTC. Trong đó ghi rõ hàng thuộc phụ lục thứ mấy của tờ khai nào. Với mẫu khai bổ sung hiện hành: mỗi văn bản khai bổ sung có thể áp dụng cho nhiều mặt hàng nhưng phải của một tờ khai để tránh nhầm lẫn. - Trường hợp khai bổ sung dẫn đến phát sinh chậm nộp thuế thì việc xác định số tiền phạt chậm nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại gạch đầu dòng (-) thứ 1 điểm 4.2.2 mục I phần C Thông tư 59/2007/TT-BTC |
2 |
Điểm 4 mục I Phần C Thông tư 59/2007/TT-BTC hướng dẫn về khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa XK, NK được thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 34 Luật quản lý thuế nhưng không hướng dẫn đối với các trường hợp hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế, cơ quan hải quan phát hiện ra những thiếu sót trong việc khai báo của DN ảnh hưởng đến việc xác định chính xác số thuế phải nộp (xác định trị giá tính thuế). Đề nghị hướng dẫn bổ sung việc khai báo hồ sơ thuế đối với trường hợp trên hoặc chuyển KTSTQ. (Hải quan Hải phòng). |
Câu hỏi chưa rõ nội dung vướng mắc về khai bổ sung, ấn định thuế hay về việc phân công chức năng, nhiệm vụ thực hiện các quy định này. Luật quản lý thuế đã rõ chủ thể phát hiện sai sót trong trường hợp khai bổ sung, ấn định thuế đồng thời không quy định phân biệt đối với hàng miễn kiểm tra thực tế. Đề nghị báo cáo cụ thể, gửi hồ sơ lô hàng có liên quan và nêu rõ đề xuất của đơn vị về việc hướng dẫn bổ sung việc khai báo hồ sơ thuế hoặc chuyển kiểm tra sau thông quan để phù hợp với thực tế. |
3 |
Khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Theo quy định tại khoản 4.4 điểm 4 mục I Phần C TT59 thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan lô hàng khai bổ sung có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ khai bổ sung và thông báo kết quả cho người nộp thuế biết. Như vậy, việc thông báo kết quả cho người nộp thuế biết được thực hiện theo mẫu biểu nào? Trường hợp chấp nhận việc khai bổ sung của DN thì cơ quan hải quan cập nhật số liệu thuế (tăng hoặc giảm) vào chương trình KT559 như thế nào? (Hải quan Cần Thơ). |
- Tổng cục Hải quan ghi nhận để thiết kế mẫu thông báo. Trước mắt, các đơn vị có thể ghi ý kiến về việc chấp nhận hay không chấp nhận khai bổ sung vào Văn bản khai bổ sung của người nộp thuế và thông báo cho người nộp thuế biết. - Việc cập nhật số liệu thuế (tăng hoặc giảm) vào chương trình KT559 trong trường hợp chấp nhận việc khai bổ sung của DN: Dùng chức năng nhập quyết định điều chỉnh thuế thành cập nhật chứng từ khai bổ sung của doanh nghiệp. Tại phần lý do ghi: doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ thuế. |
|
TÍNH THUẾ |
|
4 |
Trường hợp khai thuế ưu đãi đặc biệt nhưng nợ C/O do đó tạm tính thuế theo thuế suất MFN, sau đó doanh nghiệp nộp bổ sung C/O thì tính lại thuế theo thuế suất ưu đãi đặc biệt. Qua kiểm tra xác định C/O hợp lệ và doanh nghiệp chưa nộp thuế, tuy nhiên theo Thông tư 59/2007/TT-BTC thì trường hợp phát sinh chênh lệch giảm này không thuộc ấn định thuế hay truy thu thuế. Hoặc khi doanh nghiệp bổ sung C/O hợp lệ, đã nộp thuế thì thủ tục tính lại thuế, hoàn thuế như thế nào (theo Thông tư 59/2007/TT-BTC trường hợp này không thuộc đối tượng xét hoàn thuế)? Đề nghị Tổng cục hướng dẫn trường hợp này. (HQ Đồng nai, An Giang, Hà Nội, Bình Phước). |
- Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ hướng dẫn bổ sung. Trước mắt, đề nghị các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 4880/TCHQ-KTTT ngày 24/8/2007. |
|
ẤN ĐỊNH THUẾ |
|
5 |
1- Trường hợp hàng hóa sau khi đã thông quan có kết quả giám định mã số hàng hóa, số thuế phải nộp giảm so với số thuế do doanh nghiệp kê khai tính thuế, nếu doanh nghiệp chưa nộp thuế thì sử dụng mẫu ấn chỉ nào? 2- Việc cơ quan Hải quan tính lại thuế do doanh nghiệp khai sai, khai thiếu hoặc tính lại thuế sau khi giám định thì có được coi là ấn định thuế không? (HQ Lào Cai) |
Khai sai, khai thiếu là một trong các trường hợp ấn định thuế đã được quy định rõ tại Điều 39 Luật quản lý thuế. Trường hợp tính lại thuế sau khi giám định cần xác định rõ lý do giám định, trên cơ sở đó xác định là khai bổ sung hay ấn định thuế theo quy định và sử dụng mẫu ấn chỉ tương ứng đối với từng trường hợp cụ thể. Trường hợp đơn vị có vướng mắc vượt thẩm quyền xử lý cần báo cáo cục thể, gửi hồ sơ lô hàng có liên quan để Tổng cục Hải quan có đủ cơ sở xem xét, hướng dẫn. |
6 |
Đề nghị hướng dẫn rõ việc thực hiện quyền “ấn định thuế” theo quy định tại Luật quản lý thuế và Nghị định 85, Thông tư 59. Hiện nay đơn vị vẫn đang thực hiện việc bác bỏ trị giá, tham vấn, xác định lại trị giá tính thuế theo Thông tư 113 và Quyết định 640. (HQ Quảng Bình) |
Các trường hợp ấn định thuế, căn cứ, trình tự, thủ tục ấn định thuế đã được quy định rõ tại Luật quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP. Thông tư 59/2007/TT-BTC. Theo khoản 8 Điều 15 Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định về việc xác định trị giá hải quan thì cơ quan hải quan phải thực hiện ấn định thuế theo mức giá do cơ quan hải quan xác định theo quy định. Đề nghị thực hiện đúng quy định về trị giá hải quan, quản lý thuế các văn bản khác có liên quan. |
|
THỜI HẠN NỘP THUẾ |
|
7 |
Luật quản lý thuế, Thông tư 59/2007/TT-BTC quy định thời hạn nộp thuế xuất khẩu là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, không phân biệt người nộp chấp hành tốt hay không tốt pháp luật về thuế. Tuy nhiên, trong trường hợp người nộp chấp hành không tốt pháp luật về thuế thì trên hệ thống quản lý rủi ro lại xác định doanh nghiệp không được ân hạn thuế xuất khẩu, như vậy trái với Luật quản lý thuế. (Hải quan Lào Cai) |
Tổng cục Hải quan ghi nhận để sửa đổi phần mềm quản lý rủi ro, phần mềm KTT59. Việc xử lý trên thực tế đề nghị thực hiện theo đúng quy định của Luật quản lý thuế, Thông tư 59/2007/TT-BTC. |
8 |
NĐ 149/2005/NĐ-CP và Thông tư 59/2007/TT-BTC quy định không thống nhất về việc xác định đối tượng chấp hành tốt pháp luật về thuế, đề nghị Tổng cục hướng dẫn thống nhất. Cụ thể như sau: Theo NĐ 149/2005/NĐ-CP: “đối tượng chấp hành tốt pháp luật về thuế… không còn nợ thuế và tiền phạt quá hạn….”. Theo Thông tư 59/2007/TT-BTC: “đối tượng chấp hành tốt pháp luật về thuế … không còn nợ tiền thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt chậm nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan”. (HQ Đồng Nai) |
Đề nghị thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế, Thông tư 59/2007/TT-BTC (quy định về đối tượng chấp hành tốt pháp luật về thuế tại Điều 14 NĐ 149/2005/NĐ-CP đã bị bãi bỏ bởi Điều 119 Luật quản lý thuế). |
9 |
Đối với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đã được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, nhưng sau khi thông quan hàng hóa cơ quan Hải quan phát hiện có sai sót dẫn đến số thuế phải nộp tăng thêm thì thời hạn nộp thuế đối với số thuế tăng thêm thực hiện như thế nào? (HQ Đà Nẵng) |
Để xác định thời hạn nộp thuế của trường hợp này chính xác cần xác định có thuộc trong các trường hợp khai bổ sung hay ấn định thuế, trên cơ sở đó xác định thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, Thông tư 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007. |
|
NỘP THUẾ, TIỀN PHẠT |
|
10 |
Theo quy định tại điểm 1 điều 46 Luật quản lý thuế thì ngày nộp thuế được xác định là ngày KBNN, ngân hàng thương mại… xác nhận trên chứng từ nộp thuế của người nộp thuế. Tuy nhiên, trường hợp người nộp thuế nộp thuế đúng 30 ngày theo quy định tại KBNN, ngân hàng thương mại trên địa bàn đăng ký kinh doanh ngoài tỉnh, chứng từ nộp thuế Hải quan mở tài khoản nộp NSNN sẽ chậm hơn so với ngày KBNN, ngân hàng thương mại xác nhận đối tượng nộp thuế do đó phát sinh chậm nộp thuế. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn xử lý trường hợp này. (HQ Lào Cai) |
Căn cứ quy định của Luật Quản lý thuế thì ngày nộp thuế được xác định là ngày KBNN, ngân hàng thương mại…. xác nhận trên chứng từ nộp thuế của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế có chứng từ chuyển từ ngoài tỉnh, thì căn cứ chứng từ của ngân hàng, Kho bạc chuyển tiền của người nộp thuế làm căn cứ xác định thời điểm nộp thuế của doanh nghiệp. Trường hợp chứng từ Kho bạc do cơ quan Hải quan nhận chậm so với ngày doanh nghiệp thực chuyển tiền thì căn cứ chứng từ chuyển tiền từ ngân hàng, Kho bạc nhà nước để làm cơ sở không tính phạt chậm nộp cho doanh nghiệp. |
11 |
Thực tế phát sinh trường hợp doanh nghiệp được Ngân hàng bảo lãnh cùng lúc cho nhiều lô hàng nhập khẩu trong một thời gian dài nhất định, do vậy trong chứng thư bảo lãnh không thể hiện được số tờ khai, số hợp đồng, hóa đơn, vận tải đơn khi nộp cho cơ quan Hải quan. (HQ Bình Dương) |
Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ hướng dẫn bổ sung. Trong khi chưa có quy định khác, yêu cầu thực hiện bảo lãnh theo đúng quy định hiện hành. |
12 |
Việc điều chỉnh tiền thuế do người nộp thuế nộp không đúng thứ tự làm kéo dài thời gian xử lý nợ thuế dẫn đến các tờ khai bị nợ quá hạn ảnh hưởng đến việc làm thủ tục hải quan. Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn giải quyết. (HQ TP.HCM) |
Cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu và kê khai, nộp thuế theo đúng thứ tự thanh toán tiền thuế, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người nộp thuế. |
|
MIỄN THUẾ |
|
13 |
Theo quy định tại mục II, phần D Thông tư 59/2007/TT-BTC thì các trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế từ điểm 1.6 đến điểm 1.17 mục này phải có thêm Danh mục hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn sau khi doanh nghiệp đăng ký danh mục miễn thuế lần đầu lại tiếp tục đăng ký danh mục miễn thuế để nhập khẩu thì cơ quan Hải quan giải quyết như thế nào? (HQ Bình Dương). |
Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5112/TCHQ-GSQL ngày 06/9/2007 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định. Trường hợp có vướng mắc khác thì gửi hồ sơ cụ thể báo cáo Tổng cục để được hướng dẫn tiếp. |
|
HOÀN THUẾ |
|
14 |
Điểm 3.2.1, mục IV, phần E Thông tư 59/2007/TT-BTC quy định đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau cơ quan Hải quan phải thực hiện kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, phiếu xuất nhập kho… Hướng dẫn này rất khó thực hiện vì hồ sơ hoàn thuế không yêu cầu phải có các chứng từ này nên cơ quan Hải quan không thể kiểm tra các chứng từ này. Bên cạnh đó, việc kiểm tra không thể thực hiện được do không đủ cán bộ, cán bộ không thể có đủ kỹ năng để làm nếu bộ hồ sơ hoàn thuế nào cũng kiểm tra (HQ Bình Dương) |
Hồ sơ hoàn thuế là giấy tờ người nộp thuế buộc phải nộp/xuất trình khi nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan đề nghị hoàn thuế; kiểm tra trước khi hoàn hay hoàn trước khi kiểm tra là cách thực hiện đã được quy định/hướng dẫn, trong đó có biện pháp đối chiếu với chứng từ, sổ sách kế toán tại doanh nghiệp để xác minh hồ sơ hoàn thuế do doanh nghiệp gửi đúng hay sai. Do đó đơn vị cần phần biệt rõ và đề nghị thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Nếu có bất cập về tổ chức, con người thì đơn vị cần sắp xếp lực lượng làm công tác hoàn thuế có trình độ, năng lực về tài chính, kế toán, đáp ứng được yêu cầu theo quy định. |
15 |
Tại Điểm 15 Mục I phần E Thông tư 59/2007/TT-BTC quy định: “Các trường hợp thuộc đối tượng được hoàn thuế hướng dẫn tại mục này mà có số tiền thuế được hoàn dưới 50.000 đồng thì cơ quan hải quan không hoàn trả số tiền đó”. Vấn đề này sẽ là không vướng mắc nếu cá nhân hoặc doanh nghiệp trực tiếp đi làm thủ tục. Nhưng tại Chi cục Hải quan Bưu điện Cục Hải Quan Tp Hồ Chí Minh, Cty Bưu Chính, phát triển nhanh thay mặt chủ hàng làm thủ tục Hải quan, đóng thuế, hoàn thuế (nếu có), những trường hợp có số tiền thuế được hoàn dưới 50.000 đồng theo từng lô hàng của từng doanh nghiệp là rất nhiều. Như vậy nếu không hoàn các trường hợp trên sẽ gây khó khăn cho Cty Bưu chính viễn thông. (HQ TP. Hồ Chí Minh) |
Tổng cục Hải quan đã phản ánh vướng mắc này tới Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) để nghiên cứu, báo cáo Bộ xử lý theo thẩm quyền và sẽ có văn bản trả lời sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Bộ. |
16 |
Điểm 7.2.2 Mục IV Phần E Thông tư 59/2007/TT-BTC quy định: “Nếu người nộp thuế không thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (nếu có) kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Cơ quan hải quan kiểm tra, thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định. Người nộp thuế được hoàn lại số tiền thuế đã nộp theo quy định khi thực tế xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế. Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu”. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn cụ thể: 1- Khi doanh nghiệp kê khai nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thì kê khai theo mẫu nào? 2- Trường hợp người nộp thuế không tự giác kê khai thì cơ quan Hải quan có trách nhiệm thông báo hay không? Các biện pháp xử lý đối với trường hợp không tự giác kê khai? 3- Trường hợp này nếu doanh nghiệp nộp thuế thì cơ quan Hải quan có tính phạt từ ngày 31 (kể từ ngày đăng ký tờ khai) không. Vì trường hợp này doanh nghiệp nộp thuế nhưng có khi không xuất khẩu sản phẩm. 4- Quy định này được áp dụng đối với các tờ khai đăng ký từ ngày Thông tư 59 có hiệu lực (14/07/07) hay áp dụng cho cả những tờ khai đã đăng ký trước ngày 14/07/07? 5- Quy định này chỉ áp dụng đối với hàng hóa thuộc Điểm 5 Mục I Phần E Thông tư 59, như vậy đối với trường hợp tạm nhập tái xuất, hàng hóa được miễn thuế sau đó thay đổi mục đích sử dụng có áp dụng quy định này hay không? (HQ Bình Dương, TP. HCM, Đồng Nai) |
Phần lớn các vấn đề địa phương hỏi đã được quy định rõ trong văn bản hiện hành và đã thực hiện trên thực tế trước khi Luật quản lý thuế có hiệu lực – đề nghị thực hiện theo quy định, chẳng hạn như: 1- Về mẫu khai nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng: Thực hiện theo quy định hiện hành. Tổng cục ghi nhận để báo cáo Bộ hướng dẫn cụ thể. 2- Về trách nhiệm thông báo của cơ quan hải quan trong trường hợp hết thời hạn nộp thuế mà doanh nghiệp không tự giác nộp thuế. Trách nhiệm thông báo của cơ quan đã được quy định rõ tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ. 3. Về việc xử lý thuế đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm hoặc xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế: Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng vào sản xuất sản phẩm, nhưng sản phẩm không xuất khẩu hoặc thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì xử lý theo hướng dẫn tại điểm 2.2.1.2 mục III phần C Thông tư 59/2007/TT-BTC. Bên cạnh đó cần lưu ý tăng cường kiểm tra, phát hiện nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được hưởng ân hạn thuế 275 ngày (hoặc hơn 275 ngày đối với trường hợp được kéo dài hơn) nhưng không sử dụng vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu để xử lý theo quy định hiện hành. 4. Về hiệu lực áp dụng các nội dung hướng dẫn tại Thông tư 59/2007/TT-BTC: vấn đề này đã được hướng dẫn tại điểm 7 phần P Thông tư 59/2007/TT-BTC. 5. Về câu hỏi 5: Tiêu đề điểm 7.2 Mục IV Phần E Thông tư 59/2007/TT-BTC đã thể hiện rõ phạm vi áp dụng, đề nghị thực hiện theo đúng quy định. Bên cạnh đó đề nghị nghiên cứu, thực hiện đúng quy định về truy thu thuế trong trường hợp hàng miễn thuế thay đổi mục đích sử dụng. |
17 |
Hiện nay chưa có hướng dẫn quản lý thuế đối với trường hợp doanh nghiệp không thực xuất khẩu hàng hóa nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu, khi quá thời hạn nộp thuế mà doanh nghiệp không nộp thuế? (HQ Đồng Nai) |
- Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng vào sản xuất sản phẩm, nhưng sản phẩm không xuất khẩu hoặc thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì bị xử lý theo quy định tại điểm 2.2.1.2 Mục III phần C Thông tư 59/2007/TT-BTC. Bên cạnh, đó cần lưu ý tăng cường kiểm tra, phát hiện nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được hưởng ân hạn thuế 275 ngày (hoặc hơn 275 ngày đối với trường hợp được kéo dài hơn) nhưng không sử dụng vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu để xử lý theo quy định hiện hành. - Theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện: trường hợp quá thời hạn nộp thuế mà doanh nghiệp không nộp thuế thì coi là chậm nộp tiền thuế, nợ tiền thuế và bị xử lý theo quy định. - Đề nghị đơn vị lưu ý nghiên cứu kỹ, đầy đủ hệ thống văn bản hiện hành để thực hiện đúng quy định. |
18 |
Về thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế: Căn cứ quy định tại điểm 7.2.1 mục IV phần E TT59 “nếu người nộp thuế thực XK hàng hóa trong thời hạn nộp thuế thì thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày đăng ký TKHQ hàng hóa XK cuối cùng thuộc TK NK NLVT đề nghị hoàn thuế” Trường hợp quá hạn 45 ngày kể từ ngày đăng ký TK XK nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thực XK SP (hàng XK vào kho CFS), vì vậy TK chưa được xác nhận thực xuất nên doanh nghiệp chưa thể đưa vào thanh lý được. Đến khi hàng thực XK thì đã quá hạn 45 ngày kể từ ngày TKXK nên theo quy định trên thì nếu đưa ra thanh lý thì doanh nghiệp bị xử lý VPHC. (HQ Đồng Nai) |
Đề nghị thực hiện đúng quy định hiện hành. |
19 |
Hồ sơ xét hoàn thuế cho trường hợp quy định tại điểm 3 Mục I Phần E Thông tư 59/2007/TT-BTC (hàng hóa đã nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn) chỉ quy định tờ khai hải quan hàng hóa XK hoặc NK đã làm thủ tục hải quan (01 bản photo) nhưng không quy định việc xác nhận của hải quan về hàng thực tế XK hoặc NK ít hơn. Đề nghị cho biết căn cứ đề thực hiện hoàn thuế đối với trường hợp này, cơ sở pháp lý để biết được số lượng hàng hóa thực XK hoặc thực NK ít hơn (đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế). (HQ Hải phòng) |
Quy định này không khác với quy định tại Thông tư 113/2005/TT-BTC. Việc xét hoàn thuế, hồ sơ hoàn thuế không thể tách rời hồ sơ hải quan, kết quả thực hiện các quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan…. Các đơn vị “xét” hoàn thuế phải đúng đối tượng, có cơ sở pháp lý, đầy đủ hồ sơ, theo đúng quy định. |
20 |
Điểm 4 Mục IV phần E thông tư 59/2007/TT-BTC quy định thanh khoản số thuế được hoàn trên tờ khai và việc đóng dấu thanh khoản thực hiện trên cả bản lưu hải quan và bản lưu người khai hải quan (trước đây chỉ thực hiện trên bản lưu người khai hải quan) làm phát sinh thêm rất nhiều việc, tờ khai nhập SXXK hoàn thuế nhiều lần thì mỗi lần hoàn phải lục hồ sơ lưu để đóng dấu. Kiến nghị Tổng cục Hải quan cung cấp mẫu dấu mới cho phù hợp và xem xét việc đóng dấu thanh khoản trên cả hai bản tờ khai hải quan. (HQ Bình Dương) |
Đề nghị nghiên cứu công văn số 5190/TCHQ-GSQL ngày 11/9/2007 v/v đóng dấu “Đã thanh khoản” “Không thu thuế” lên tờ khai NSXXK có thanh khoản nhiều lần để tổ chức thực hiện đúng quy định. |
21 |
Theo quy định tại Điểm 7.2.1 Mục IV Phần E Thông tư 59/2007/TT-BTC thì: Nếu người nộp thuế thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế thì thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế chậm nhất là 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu cuối cùng thuộc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đề nghị hoàn thuế. Tuy nhiên tại Mục IV Phần II Quyết định 929/QĐ-TCHQ ngày 25/05/2006 quy định về nguyên tắc thanh khoản: “- Tất cả tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào thanh khoản phải theo thứ tự thời gian, tờ khai xuất nhập khẩu trước thanh khoản trước. Trong trường hợp nguyên vật liệu nhập khẩu chưa đưa vào sản xuất hoặc đã sản xuất nhưng chưa thanh khoản, doanh nghiệp phải giải trình với cơ quan hải quan khi làm thủ tục thanh khoản. - Tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu phải có trước tờ khai xuất khẩu sản phẩm; - Một tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu có thể thanh khoản nhiều lần; - Một tờ khai xuất khẩu sản phẩm chỉ được sử dụng thanh khoản một lần;” Như vậy theo Thông tư 59/2007/TT-BTC thì được hiểu là trường hợp thực xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế không nhất thiết phải thanh khoản các tờ khai xuất khẩu trước đó mà chỉ cần thanh khoản theo tờ khai cuối cùng? Còn theo Quyết định 929/QĐ-TCHQ là thanh khoản theo tờ khai phát sinh? Cũng tại Điểm 7.2.1 nêu trên thì: “tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu cuối cùng thuộc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đề nghị hoàn thuế” được hiểu là tờ khai xuất khẩu cuối cùng trong thời hạn ân hạn thuế của tờ khai nhập khẩu hay tờ khai xuất khẩu số lượng nguyên vật liệu cuối cùng của tờ khai nhập khẩu? (HQ Bình Phước) |
Đơn vị cần phân biệt hai vấn đề sau để tổ chức thực hiện đúng quy định: - Điểm 7.2.1 Mục IV Phần E Thông tư 59/2007/TT-BTC quy định thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế. - Mục IV, phần II Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 929/QD-TCHQ đề cập về nguyên tắc, trình tự thanh khoản khi doanh nghiệp đã nộp hồ sơ thanh khoản; Trong đó đã hướng dẫn cụ thể nguyên tắc thanh khoản đối với một hồ sơ thanh khoản gồm nhiều tờ khai nhập khẩu, nhiều tờ khai xuất khẩu. |
|
TRUY THU THUẾ |
|
22 |
Thông tư 59/2007/TT-BTC chỉ mới hướng dẫn các trường hợp hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế sau đó thay đổi mục đích sử dụng thì bị truy thu thuế, còn các trường hợp xuất khẩu ra nước ngoài có bị truy thu không thì chưa hướng dẫn (HQ. Đồng Nai) |
Câu hỏi chưa rõ là trước khi xuất khẩu ra nước ngoài có xảy ra việc sử dụng không đúng mục đích đã được miễn, xét miễn thuế không? Cơ quan Hải quan có đủ cơ sở pháp lý khẳng định hàng xuất khẩu ra nước ngoài chính là hàng đã được miễn, xét miễn thuế nhập khẩu không? Đề nghị xem xét hồ sơ vụ việc cụ thể, nếu vướng mắc vượt thẩm quyền xử lý của Cục Hải quan thì báo cáo (gửi kèm bản sao hồ sơ liên quan) về Tổng cục để nghiên cứu, hướng dẫn. |
|
PHẠT CHẬM NỘP THUẾ |
|
23 |
1- Trường hợp doanh nghiệp nợ thuế quá hạn nhưng chưa quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, doanh nghiệp nộp thuế nhưng không tự tính và nộp phạt chậm nộp thì cơ quan hải quan có tính và ra thông báo cho doanh nghiệp không? 2- Đề nghị Tổng cục quy định thời gian ân hạn của nợ phạt chậm nộp là bao nhiêu ngày? 3- Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế sau ngày cơ quan hải quan thông báo về số tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thì có tiếp tục tính phạt chậm nộp hay không? (HQ Đồng Nai) |
1- Trường hợp đơn vị hỏi đã được quy định tại Điều 34 Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 (theo đó yêu cầu doanh nghiệp tự tính và nộp tiền phạt chậm nộp. Trường hợp đã yêu cầu nhưng doanh nghiệp không tự tính được hoặc tính không đúng thì cơ quan hải quan tính và thông báo cho doanh nghiệp biết). 2- Mỗi ngày chậm nộp thuế sẽ bị phạt 0,05% tính trên số tiền thuế chậm nộp. Pháp luật về thuế và quản lý thuế không quy định thời gian ân hạn nợ phạt chậm nộp. 3- Câu hỏi không rõ, đề nghị nêu rõ câu hỏi và có hồ sơ cụ thể để Tổng cục nghiên cứu hướng dẫn |
24 |
Tại Cục HQ Đồng Nai có phát sinh trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư về để sản xuất xuất khẩu. Tờ khai nhập khẩu đã quá hạn 275 ngày, doanh nghiệp xin tái xuất, trong trường hợp này có tính phạt chậm nộp từ ngày 31 hay từ ngày 276 đến ngày thực xuất. (HQ Đồng Nai) |
Việc có được tái xuất không, tái xuất như thế nào phải thực hiện đúng theo quy định hiện hành. Nếu hàng được phép tái xuất thì không còn được coi là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, như vậy hàng nhập khẩu có thể thuộc danh mục hàng tiêu dùng hoặc hàng hóa loại khác, do vậy phải tính lại thời hạn nộp thuế nhập khẩu cho phù hợp và xử phạt chậm nộp thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định hiện hành. |
|
VẤN ĐỀ KHÁC |
|
25 |
Điểm 2 điều 23 NĐ 85 quy định việc trả lãi cho số tiền nộp thừa thuế của người nộp thuế, vậy nguồn trả lãi lấy từ đâu? (Hải quan Hải Phòng) |
Bộ Tài chính đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn |
26 |
Tại Điểm 3.4 Mục III Phần C Thông tư 59/2007/TT-BTC quy định: Các chi phí liên quan đến việc giám định sẽ do cơ quan hải quan chi trả trong trường hợp kết quả giám định khác với kết luận của cơ quan hải quan, tiền bồi thường cho doanh nghiệp do ấn định thuế sai hoặc hoàn thuế chậm thì nguồn chi trả và bồi thường này lấy từ nguồn nào? Chưa được quy định tại Thông tư. (Hải quan Tp. Hồ Chí Minh) |
Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ Tài chính hoàn thiện thông tư hướng dẫn về bồi thường thiệt hại. |
27 |
Về theo dõi quản lý quyết định truy thu thuế |
|
|
1, Nhập tờ khai ảo |
|
|
Đối với loại hình nhập gia công và nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì quyết định truy thu được tính chi tiết theo từng hợp đồng và phụ lục hợp đồng. Do vậy không có số tờ khai để nhập máy. Nếu nhập tờ khai ảo thì rất khó khăn trong việc theo dõi và quản lý nợ thuế, không đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác về số nợ thuế của doanh nghiệp trên mạng. |
Khi thực hiện hợp đồng và phụ lục hợp đồng gia công và nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu… doanh nghiệp đều phải khai báo hải quan, chịu sự kiểm tra, kiểm sát của Hải quan. Doanh nghiệp và Cơ quan Hải quan đều có lưu giữ các tờ khai Hải quan có liên quan đến số hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng và phụ lục hợp đồng. Do vậy quyết định truy thu trong trường hợp trên cần thực hiện truy thu theo tờ khai và khi nhập máy vào chương trình KT 559 được nhập chi tiết số tiền truy thu theo số tờ khai thực. Như vậy mới tạo thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý nợ thuế, đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác về số nợ thuế của doanh nghiệp trên mạng chi tiết theo tờ khai. |
|
2. Quyết định truy thu trong trường hợp tăng thuế do tham vấn giá. |
|
|
Trường hợp hàng hóa đã thông quan, doanh nghiệp đã nộp số thuế theo khai báo. Cơ quan Hải quan sau khi tiến hành tham vấn giá đã bác bỏ trị giá khai báo của Doanh nghiệp, xây dựng mức giá cao hơn với mức giá khai báo của Doanh nghiệp, dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp. Tuy nhiên không xác định được doanh nghiệp có hành vi gian lận thương mại. Trường hợp này nếu ban hành quyết định truy thu theo điểm 4.2 Mục VII, Phần C, Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 thì không phù hợp với các trường hợp phải truy thu thuế theo quy định tại Mục I, phần H, Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007. |
Đối với trường hợp hàng hóa đã thông quan doanh nghiệp đã nộp số thuế theo khai báo, mà phát sinh tăng thuế do tham vấn giá (không xác định được doanh nghiệp có hành vi gian lận thương mại), cơ quan hải quan xác định giá theo quy định, đây là trường hợp ấn định thuế sau khi thông quan, do đó yêu cầu các đơn vị thực hiện ban hành quyết định truy thu theo hướng dẫn điểm 4.2 Mục VII, Phần C, Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 |
28 |
Về thời gian ân hạn thuế và trình tự nộp thuế đối với tiền thuế phát sinh |
|
|
1. Trình tự nộp thuế đối với tiền thuế phát sinh |
|
|
Thực hiện điểm 3 công văn số 5742/TCHQ-KTTT ngày 10/10/2007: Đối với trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai, doanh nghiệp có tiền thuế phát sinh bao gồm tiền thuế nợ trong hạn và tiền thuế phát sinh của lô hàng nộp thuế ngay, Một số Chi cục tổ chức thu cả phần nợ trong hạn và tiền thuế phát sinh của lô hàng nộp thuế ngay trước khi thông quan giải phóng hàng. |
Việc tổ chức thu thuế thực hiện như sau: - Thực hiện thu phần tiền thuế phát sinh của lô hàng nộp thuế ngay. - Đối với khoản nợ thuế của Doanh nghiệp chưa đến thời hạn nộp thuế, Doanh nghiệp tiếp tục được hưởng thời gian ân hạn thuế theo quy định của pháp luật, chưa phải thực hiện nộp số nợ thuế trong thời ân hạn đó trước khi thông quan giải phóng cho lô hàng nộp thuế ngay. - Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản nợ trong thời gian ân hạn, nếu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trong thời gian ân hạn thì doanh nghiệp tùy ý lựa chọn khoản thuế phải nộp, không bắt buộc phải nộp theo thứ tự thời gian: Khoản nợ phát sinh trước nộp trước, phát sinh sau nộp sau. |
|
2. Về thời gian ân hạn thuế |
|
|
Điểm 2, Điều 28 Nghị dịnh số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định: “Đối với khoản chênh lệch giữa số tiền thuế do cơ quan Hải quan ấn định với số tiền thuế do người nộp thuế tự kê khai, tự tính, trong trường hợp hàng hóa đã được thông quan là 10 (mười) ngày, kể từ ngày cơ quan Hải quan ký quyết định ấn định thuế”. Trong khi đó: Điều 3 Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính phủ quy định: “Trong thời hạn tối đa 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Hải quan có văn bản ấn định thuế theo mức giá do cơ quan Hải quan xác định thì người khai Hải quan phải hoàn thành nghĩa vụ thuế”. |
Theo quy định của Điểm 3 Điều 80 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau. Yêu cầu các đơn vị áp dụng quy định của Điểm 2, Điều 28 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ. |
29 |
Về thực hiện cưỡng chế. |
|
|
1. Cấp Chi cục có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trong trường hợp nào không? Thẩm quyền của cấp Cục, Chi cục đối với các biện pháp cưỡng chế theo Điều 93 Luật Quản lý thuế và Điều 43 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ? |
1. Đề nghị các đơn vị nghiên cứu và thực hiện theo Điểm 6, Mục I, Phần II Thông tư số 62/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính và điểm 2.2 Công văn số 5742/TCHQ-KTTT ngày 10/10/2007 của Tổng cục Hải quan. |
|
2. Tại đơn vị chỉ có đồng chí Phó cục trưởng phụ trách, thì đồng chí Phó cục trưởng có đủ thẩm quyền như Cục trưởng để ký hoặc ủy quyền cho cấp dưới ra quyết định cưỡng chế thuế không?. - Phó cục trưởng được phân công (theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ) có được ra quyết định cưỡng chế không? - Phó cục trưởng có đủ thẩm quyền như Cục trưởng để ký hoặc ủy quyền cho cấp dưới ra quyết định cưỡng chế thuế không?. |
2. Theo Điểm 1, Điều 10 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ: - Hải quan là cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng, Cục trưởng có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan. Tại đơn vị hiện tạm thời chưa có người đảm nhiệm chức danh cục trưởng, chỉ có các Phó cục trưởng và có 01 Phó cục trưởng phụ trách (theo quyết định của cấp có thẩm quyền) thì đồng chí Phó cục trưởng phụ trách (quyền cục trưởng) có đủ thẩm quyền như Cục trưởng để ký hoặc ủy quyền cho cấp dưới ra quyết định cưỡng chế thuế. - Cấp trưởng có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách. Phó cục trưởng được phân công có đủ thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế theo Điều 94 Luật Quản lý thuế và Điều 43 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ. - Việc ủy quyền xét và ký các quyết định về thuế, Hải quan… thực hiện theo khoản 1, Điều 7 và khoản 3, Điều 10 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ. |
30 |
Sử dụng mẫu QĐ-31 và mẫu C4-HQ |
|
|
Trường hợp nào sử dụng mẫu QĐ-31: Quyết định về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền gửi nộp ngân sách nhà nước ban hành theo Thông tư số 62/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 gửi Ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước. Trường hợp nào sử dụng mẫu C4-HQ: Lệnh thu thuế, thu tiền phạt ban hành theo Thông tư số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 gửi Ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước. |
Mẫu QĐ-31 sử dụng trong trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế theo Điều 93 Luật Quản lý thuế và Điều 43 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ. Mẫu C4-HQ sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp được ân hạn thuế do bảo lãnh theo quy định của pháp luật nhưng đã không nộp thuế đúng hạn, để phát sinh nợ thuế quá hạn đối với số tiền thuế được bảo lãnh. |
31 |
Xử lý tiền thuế đã nộp của người nộp thuế |
|
|
1. Xử lý số tiền thuế GTGT và thuế XNK khác do Doanh nghiệp nộp nhầm, nộp thừa |
|
|
Thực tế khi tra cứu danh sách nợ thuế thì vẫn còn tồn tại số tiền thừa (thể hiện số âm), mặc dù: - Số tiền thuế giá trị gia tăng đó cơ quan hải quan đã xác nhận nộp thừa, nộp nhầm theo quy định tại điểm 5.3, mục IV phần E Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 và có thể doanh nghiệp đã hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT ở cơ quan thuế nội địa; - Số tiền thuế xuất nhập khẩu thuộc đối tượng quy định tại điểm 11, mục IV phần E Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 đã quá thời hạn giải quyết 365 ngày nhưng doanh nghiệp không đến làm thủ tục hoàn thuế. Thông tư số 32/2006/TT-BTC ngày 10/04/2006 và số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 chưa hướng dẫn hạch toán kế toán đối với những trường hợp này? |
Đề nghị các đơn vị tiếp tục theo dõi trên Chương trình KT 559 đối với trường hợp thuế giá trị gia tăng và thuế xuất nhập khẩu khác do Doanh nghiệp nộp nhầm, nộp thừa nêu trên. Riêng với số thuế xuất nhập khẩu khác nộp nhầm, nộp thừa thì cơ quan Hải quan theo dõi và thông báo tới người nộp thuế để họ tới làm thủ tục hoàn thuế theo quy định. Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ báo cáo Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn hạch toán kế toán, xử lý đối với số tiền thuế giá trị gia tăng và thuế xuất nhập khẩu khác do Doanh nghiệp nộp nhầm, nộp thừa nêu trên. |
|
2. Xử lý chuyển tiền thuế truy thu đã nộp từ tài khoản tạm gửi sang tài khoản thu ngân sách nhà nước |
|
|
Căn cứ điểm 3a, mục II, phần B Thông tư số 114/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 cơ quan Hải quan đã hướng dẫn người nộp thuế nộp tiền thuế truy thu do kiểm tra sau thông quan vào tài khoản tạm gửi. Hết thời gian khiếu nại, khiếu kiện, cơ quan Hải quan đã chuyển số tiền thuê truy thu trên từ tài khoản tạm gửi của cơ quan Hải quan vào tài khoản thu ngân sách nhà nước nhưng trên Chương trình KT 559 không thấy hướng dẫn nhập chứng từ này? Mà phải hạch toán thủ công và chương trình không tự động kết chuyển tài khoản 333 |
Hiện nay, Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Thông tư số 32/2006/TT-BTC ngày 10/04/2006; Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính quy định tiền thuế truy thu phải nộp vào ngân sách nhà nước, không nộp vào tài khoản tạm thu. Việc hoàn thuế truy thu theo quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền thì thực hiện theo quy định tại Phần E Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính. Trường hợp chuyền nộp tiền thuế truy thu từ tài khoản tạm thu sang tài khoản thu ngân sách nhà nước, cơ quan hải quan sử dụng chứng từ Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản theo báo có kho bạc để nhập liệu vào Chương trình KT 559. Vào Menu: Nhập liệu – Nhập GNT liên quan đến tờ khai – Lựa chọn Lý do nộp là “Chuyển nộp ngân sách”. Chương trình KT 559 sẽ tự động hạch toán và kết chuyển cân đối các tài khoản. |
32 |
Vướng mắc về công tác kế toán |
|
|
1. Cập nhật tiền truy thu thuế phi mậu dịch |
|
|
Chương trình KT 559 không cho phép nhập chứng từ ghi sổ không liên quan đến tờ khai vào tài khoản 314, 315. Dẫn đến không sử dụng được Chứng từ ghi sổ không liên quan đến tờ khai để hạch toán Nợ TK 314 Có TK 717 để cập nhật tiền truy thu thuế phi mậu dịch vào Chương trình KT 559 như hướng dẫn tại Điểm 6.4.2 phụ lục kèm theo công văn số 5742/TCHQ-KTTT ngày 10/10/2007 của Tổng cục Hải quan. |
Việc này liên quan đến quy định tại Điểm 3 – Quy định chung của Tài khoản 314 Thanh toán với Đối tượng nộp thuế nêu tại Phụ lục 2 – Thông tư số 32/2006/TT-BTC ngày 10/04/2006 và Điểm 1, Mục II Thông tư số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 của Bộ Tài chính. Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ báo cáo Bộ Tài chính xem xét cho phép phản ánh vào Tài khoản 314 các khoản thu tiền thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng phi mậu dịch và thuế xuất nhập khẩu của dân cư khu vực biên giới. |
|
2. Khấu trừ thuế phi mậu dịch sử dụng tài khoản 336 |
|
|
Thông tư 32/2006/TT-BTC ngày 10/04/2006 của Bộ Tài chính quy định tài khoản 336 phải theo dõi theo từng đối tượng nộp thuế. Nhưng điểm 3 Mục II Thông tư số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán khấu trừ thuế phi mậu dịch là sử dụng tài khoản 336. Như vậy việc hoàn thuế, khấu trừ thuế đối với đối tượng nộp thuế phi mậu dịch (không có mã số thuế, không phản ánh trên tài khoản 314) sẽ khó theo dõi, dễ phát sinh nhầm lẫn. |
Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ báo cáo Bộ Tài chính xem xét về việc sử dụng tài khoản 336 trong kế toán khấu trừ thuế phi mậu dịch. Trước mắt để tiện theo dõi, tránh phát sinh nhầm lẫn trong kế toán khấu trừ thuế phi mậu dịch, đối với người nộp thuế phi mậu dịch (không có mã số thuế) khi phát sinh việc hoàn thuế phi mậu dịch, cơ quan hải quan thực hiện việc hoàn trả tiền thuế theo quy định tại Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính. Các lô hàng nhập phi mậu dịch tiếp theo, người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ thuế trước khi giải phóng hàng. |
|
3. Kế toán khi thu hộ tiền thuế và các khoản thu khác cho cơ quan Hải quan khác |
|
|
Điểm 6.1 Mục II Thông tư số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 của Bộ Tài chính quy định: khi doanh nghiệp nộp nhầm tiền thuế vào tài khoản đơn vị hạch toán: Nợ TK 111(112), Có TK 338. Thực tế bút toán này chỉ phù hợp khi doanh nghiệp nộp bằng tiền mặt hoặc nộp vào tài khoản tạm gửi của Cơ quan Hải quan. Trường hợp doanh nghiệp nộp bằng chuyển khoản vào thì bút toán này không thực hiện được do số tiền thuế nộp nhầm được theo dõi trên tài khoản thanh toán thu nộp ngân sách (TK 333), không được phản ánh trên tài khoản 112. |
Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính xem xét lại Điểm 6.1 Mục II Thông tư số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007. Trước mắt các đơn vị áp dụng bút toán Nợ TK 111 (112), Có TK 338 khi thu hộ tiền thuế và các khoản thu khác cho cơ quan Hải quan khác bằng tiền mặt hoặc khi doanh nghiệp nộp thuế vào tài khoản tạm gửi của Cơ quan Hải quan. Việc thu hộ tiền thuế và các khoản thu khác cho cơ quan Hải quan khác qua khoản tiền mà người nộp thuế đã nộp vào tài khoản 741-Thu ngân sách nhà nước của đơn vị cần thực hiện với sự phối hợp của Kho bạc nhà nước. Cơ quan Hải quan phải kiểm tra chính xác việc áp dụng thanh toán trình tự nộp thuế quy định tại Điều 45 Luật quản lý thuế trước khi gửi Kho bạc Mẫu chứng từ C25-HQ ban hành kèm theo Phụ lục 01 Thông tư số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 của Bộ Tài chính. Cơ quan hải quan sẽ hạch toán việc thu hộ tiền thuế và các khoản thu khác cho cơ quan Hải quan khác theo chứng từ báo có của kho bạc. |
|
4. Sự phù hợp của một số mẫu biểu tại Thông tư số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007. |
|
|
- Mẫu C6b-HQ, C24b-HQ: Phần cơ quan ban hành quyết định là Chi cục trưởng…., thẩm quyền ký là Cục trưởng Cục…. - Mẫu C8b-HQ, C19b-HQ, C20b-HQ, C21b-HQ, C22b-HQ, C23b-HQ Phần cơ quan ban hành quyết định và thẩm quyền ký là Chi cục trưởng,.. có được hiểu là quyết định của Chi cục do chi cục trưởng ký và đóng dấu hành chính của Chi cục không? |
Tổng cục đã có hướng dẫn cụ thể tại công văn số 40/TCHQ-KTTT ngày 04/01/2008 và công văn đính chính số 288/TCHQ-KTTT ngày 18/01/2008. |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây