Công văn 16200/BTC-TCT năm 2014 về hạch toán kế toán và chính sách thuế đối với hoạt động góp vốn trong doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 16200/BTC-TCT năm 2014 về hạch toán kế toán và chính sách thuế đối với hoạt động góp vốn trong doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 16200/BTC-TCT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 06/11/2014 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 16200/BTC-TCT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 06/11/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16200/BTC-TCT |
Hà Nội, ngày 6 tháng 11 năm 2014 |
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ quy định của Luật doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá.nhân và quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp Bộ Tài chính hướng dẫn về vấn đề hạch toán kế toán và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động góp vốn trong doanh nghiệp không phải là công ty cổ phần như sau:
Khi doanh nghiệp thực hiện tiếp nhận thêm thành viên góp vốn mới theo quy định của pháp luật có thể phát sinh trường hợp số tiền thành viên góp vốn mới bỏ ra cao hơn giá trị phần vốn góp của thành viên đó trong tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Nếu khoản chênh lệch cao hơn giữa số tiền thành viên góp vốn mới phải bỏ ra so với giá trị vốn góp của thành viên đó được các thành viên góp vốn của doanh nghiệp thỏa thuận xác định là thuộc sở hữu chung của doanh nghiệp nhận vốn góp thì hạch toán vào tài khoản vốn khác (tài khoản 4118) trong nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhận vốn góp. Nếu các bên thỏa thuận khoản chênh lệch cao hơn nêu trên thuộc sở hữu riêng của một hoặc một số thành viên góp vốn cũ trong doanh nghiệp, không bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì khoản chênh lệch này là thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn, thành viên góp vốn cũ nào có thu nhập phải kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Ví dụ: Công ty TNHH A có vốn điều lệ ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 100 tỷ đồng với 2 thành viên góp vốn ban đầu là tổ chức X và cá nhân Y, mỗi thành viên sở hữu 50% vốn điều lệ (tương ứng là 50 tỷ đồng). Sau 5 năm hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, Công ty quyết định tăng vốn điều lệ thành 160 tỷ đồng, đồng thời tiếp nhận thêm thành viên góp vốn mới Z sở hữu 20% vốn điều lệ mới (tương ứng là 32 tỷ đồng) và tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ tương ứng của các thành viên là: X chiếm 40%, Y chiếm 40% và Z chiếm 20%. Để được sở hữu 20% vốn điều lệ trong Công ty, theo thỏa thuận giữa các thành viên thì thành viên Z phải chi trả 40 tỷ đồng.
Trường hợp khoản chênh lệch 8 tỷ đồng (= 40 tỷ đồng - 32 tỷ đồng) được các bên thỏa thuận là sở hữu chung của Công ty A (của tất cả 3 thành viên X, Y, Z) và bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh thì không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty A.
Trường hợp khoản chênh lệch 8 tỷ đồng nêu trên được các bên thỏa thuận là thuộc sở hữu của 2 thành viên góp vốn ban đầu thì thành viên là tổ chức (X) phải kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thành viên là cá nhân (Y) phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.
Bộ Tài chính hướng dẫn để các đơn vị được biết và thực hiện.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây