Công văn 1569/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 1569/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 1569/CT-TTHT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Nguyễn Nam Bình |
Ngày ban hành: | 28/02/2018 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1569/CT-TTHT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Nguyễn Nam Bình |
Ngày ban hành: | 28/02/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
TỔNG CỤC THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 1569/CT-TTHT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 02 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty cổ phần Tư vấn thiết
kế Cảng - Kỹ thuật Biển
Địa chỉ: số 92 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
MST: 0303592115
Trả lời văn thư số 18011901/KHTC ngày 19/01/2018 của Công ty về chính sách thuế; Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT);
- Căn cứ Điều 12 Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập được ký giữa Việt Nam với Hàn Quốc ngày 20/05/1994 (viết tắt là Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc) quy định tiền bản quyền:
“1. Tiền bản quyền phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể phải chịu thuế tại Nước kia.
2. Tuy nhiên, những khoản tiền bản quyền đó cũng có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi phát sinh, và theo các luật của Nước này, nhưng nếu đối tượng thực hưởng tiền bản quyền là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia, thì mức thuế được tính sẽ không vượt quá:
a. 5 phần trăm tổng số tiền bản quyền trong trường hợp là khoản tiền thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào trả cho việc sử dụng hay quyền sử dụng bằng phát minh, thiết kế hoặc mẫu, đồ án, công thức hoặc quy trình bí mật, hay trả cho việc sử dụng hay quyền sử dụng thiết bị công nghiệp, thương mại hay khoa học hay trả cho thông tin liên quan đến các kinh nghiệm công nghiệp, thương mại hay khoa học;
b. 15 phần trăm tổng số tiền bản quyền trong tất cả các trường hợp khác.
3. Thuật ngữ “tiền bản quyền” được sử dụng trong Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán dưới bất kỳ dạng nào được trả cho việc sử dụng, hoặc quyền sử dụng, bản quyền tác giả của một tác phẩm văn học, nghệ thuật hay khoa học, kể cả phim điện ảnh hoặc các loại phim hay các loại băng dùng trong phát thanh và truyền hình, bằng phát minh, nhãn hiệu thương mại, thiết kế hoặc mẫu, đồ án, công thức hoặc quy trình bí mật, hay trả cho việc sử dụng, hay quyền sử dụng thiết bị công nghiệp, thương mại hoặc khoa học, hay trả cho thông tin liên quan đến các kinh nghiệm công nghiệp, thương mại hoặc khoa học.
4. Những quy định tại khoản 1 và 2 sẽ không áp dụng nếu đối tượng thực hưởng các khoản tiền bản quyền, là đối tượng cư trú của một Nước ký kết, tiến hành hoạt động doanh nghiệp ở Nước ký kết kia nơi có khoản tiền bản quyền phát sinh, thông qua cơ sở thường trú nằm tại Nước kia, hoặc tiến hành tại Nước ký kết kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định nằm tại Nước kia, và quyền hay tài sản có các khoản tiền bản quyền được trả có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó. Trong trường hợp này, các quy định của Điều 7 hoặc Điều 14, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng.
5. Tiền bản quyền sẽ được coi là phát sinh tại một Nước ký kết khi đối tượng trả tiền bản quyền chính là Nhà nước đó, cơ quan chính quyền cơ sở, chính quyền địa phương, hoặc đối tượng cư trú của Nước đó. Tuy nhiên, khi đối tượng trả tiền bản quyền, là hay không là đối tượng cư trú của một Nước ký kết, có ở một Nước ký kết một cơ sở thường trú hay một cơ sở cố định liên quan đến trách nhiệm trả tiền bản quyền đã phát sinh và tiền bản quyền đó do cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó chịu thì khoản tiền bản quyền này sẽ vẫn được coi là phát sinh ở Nước nơi có cơ sở thường trú hay cơ sở cố định đó đóng.
6. Trường hợp vì mối quan hệ đặc biệt giữa đối tượng trả và đối tượng thực hưởng hoặc giữa cả hai đối tượng trên và các đối tượng khác; khoản tiền bản quyền được trả đối với việc sử dụng, quyền hoặc thông tin, vượt quá khoản tiền được thỏa thuận giữa đối tượng trả tiền và đối tượng thực hưởng khi không có mối quan hệ đặc biệt này, thì các quy định của Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với các khoản tiền thanh toán khi không có mối quan hệ trên. Trong trường hợp này, phần thanh toán vượt sẽ vẫn bị đánh thuế theo luật từng Nước ký kết có xem xét thích đáng tới các quy định khác của Hiệp định này”.
- Căn Cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số Điều của Luật Quản lý thuế;
- Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn, chứng từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Căn cứ Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quy định doanh thu tính thuế TNDN:
“Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
…”.
- Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính.
Trường hợp Công ty theo trình bày: Ngày 18/07/2016, Công ty ký Hợp đồng với Tập đoàn Hyosung Corporation (Hàn Quốc) về việc cung cấp dịch vụ tư vấn Portcoast: Tư vấn lựa chọn địa điểm bến cảng, khảo sát địa hình trên bờ và dưới nước, khảo sát địa chất, Lập báo cáo cho nghiên cứu khả thi, Thiết kế cơ sở, Thiết kế bản vẽ thi công và xin Giấy phép xây dựng dự án bến cảng hàng lỏng cho các loại hóa chất và sản phẩm dầu mỏ bao gồm LPG (khí hóa lỏng) với khả năng tiếp nhận tàu chuyên dụng VLGCs (tàu vận chuyển khí chuyên dụng cỡ lớn) có tải trọng 60.000DWT với giá trị Hợp đồng là: 273.600 USD. Do dịch vụ tư vấn này phát sinh và được thực hiện tại Việt Nam, khi nhận tiền ứng trước hoặc hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho Tập đoàn Hyosung, Công ty phải lập hóa đơn GTGT, tính và kê khai nộp thuế GTGT với thuế suất là 10%. Khi hoàn thành dịch vụ, Công ty phải xác định doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ giá trị ghi trên Hợp đồng (chưa trừ khoản thuế TNDN mà Tập đoàn Hyosung đã khấu trừ lại và không thanh toán).
Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 12 Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc thì chỉ có khoản thu nhập từ hoạt động thiết kế được xem là tiền bản quyền, thu nhập từ các hoạt động khác. Công ty không phải nộp thuế tại Hàn Quốc theo quy định của Hiệp định, Công ty thực hiện thủ tục để được miễn thuế tại Hàn Quốc, không được khấu trừ vào thuế phải nộp tại Việt Nam và không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Căn cứ quy định tại Khoản 5, Điều 12 Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nếu Tập đoàn Hyosung có cơ sở thường trú hay cơ sở cố định tại Việt Nam liên quan đến trách nhiệm trả tiền bản quyền và tiền bản quyền đó do cơ sở thường trú hay cơ sở cố định đó chịu thì khoản tiền bản quyền này được coi là phát sinh tại Việt Nam và không phải nộp thuế TNDN tại Hàn Quốc.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
Nơi nhận: |
KT. CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây