Công văn 1488/BHXH-TT năm 2024 tăng cường truyền thông chuyên đề về bảo hiểm xã hội một lần do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Công văn 1488/BHXH-TT năm 2024 tăng cường truyền thông chuyên đề về bảo hiểm xã hội một lần do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 1488/BHXH-TT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam | Người ký: | Đào Việt Ánh |
Ngày ban hành: | 22/05/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1488/BHXH-TT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Người ký: | Đào Việt Ánh |
Ngày ban hành: | 22/05/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1488/BHXH-TT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2024 |
Kính gửi: |
- Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam; |
Những năm qua, công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT (truyền thông chính sách) của ngành BHXH Việt Nam đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, lan tỏa cả chiều rộng và chiều sâu; người lao động (NLĐ) và các tầng lớp Nhân dân ngày càng hiểu rõ giá trị, lợi ích của chính sách, từ đó tích cực, chủ động tham gia; niềm tin vào chính sách ngày càng được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đang trong quá trình hoàn thiện, số người nhận BHXH một lần có xu hướng tăng ở nhiều địa phương. Để tiếp tục tạo sự đồng thuận, thống nhất trong công tác tổ chức thực hiện chính sách BHXH, đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội lâu dài, bền vững cho NLĐ, BHXH Việt Nam đề nghị các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam (đơn vị), BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH các tỉnh) thực hiện truyền thông chuyên đề về BHXH một lần, cụ thể như sau:
- Nhận bảo hiểm xã hội một lần sẽ bỏ lỡ cơ hội được nhận lương hưu hằng tháng và chế độ bảo hiểm y tế khi hết tuổi lao động.
- Muốn có lương hưu hằng tháng - không nên nhận bảo hiểm xã hội một lần.
- Vì cuộc sống ổn định khi hết tuổi lao động - không chọn nhận bảo hiểm xã hội một lần.
- Không nhận bảo hiểm xã hội một lần để đảm bảo cuộc sống ổn định khi hết tuổi lao động.
- Không lựa chọn nhận bảo hiểm xã hội một lần để được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng.
- Nhận bảo hiểm xã hội một lần - tự tước đi quyền được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí.
2. Chủ thể, nội dung và hình thức truyền thông
2.1. Đối với cấp ủy, chính quyền các cấp
BHXH các tỉnh chủ động truyền thông đến cấp ủy, chính quyền các cấp về vai trò, trách nhiệm trong triển khai chính sách BHXH tại địa phương, qua đó khẳng định công tác truyền thông chính sách BHXH một lần không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành BHXH mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội vì mục tiêu an sinh lâu dài, bền vững cho NLĐ. Cụ thể như sau:
2.1.1. Nội dung truyền thông
- Truyền thông về vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm hạn chế nhận BHXH một lần. Bởi lẽ, việc NLĐ ra khỏi hệ thống BHXH không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ, mà còn ảnh hưởng đến việc ổn định đời sống người dân và mục tiêu an sinh xã hội lâu dài, bền vững của người dân trên địa bàn.
- Ý nghĩa, giá trị, lợi ích của chính sách BHXH với vai trò là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội.
- Thông tin, truyền thông đầy đủ về thực trạng nhận BHXH một lần tại địa phương, nguyên nhân khiến NLĐ nhận BHXH một lần[1]; thông tin về kết quả, các giải pháp về truyền thông của ngành BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh đến NLĐ nhằm giảm tình trạng nhận BHXH một lần.
2.1.2. Hình thức truyền thông
- BHXH các tỉnh thường xuyên báo cáo, tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan BHXH cùng cấp triển khai các hoạt động truyền thông hiệu quả, phù hợp; nhất là đối với các đơn vị có liên quan trực tiếp như: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý Khu công nghiệp - Khu chế xuất,… trên địa bàn.
- BHXH các tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy cung cấp, định hướng thông tin truyền thông BHXH, BHYT, trong đó có chính sách BHXH một lần cho đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan báo chí trên địa bàn thông qua hội nghị báo cáo viên hằng tháng, qua hệ thống tin, bài viết trên các ấn phẩm của Ban Tuyên giáo.
2.2. Đối với người sử dụng lao động
Khi số NLĐ nghỉ việc chờ nhận BHXH một lần tăng cao, sẽ ảnh hưởng và gây bất lợi trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh và sự ổn định của lực lượng lao động. Do đó, BHXH các tỉnh cần tập trung truyền thông, cụ thể như sau:
2.2.1. Nội dung truyền thông
- Thông tin đầy đủ về thực trạng rút BHXH một lần tại địa phương và nguyên nhân chính khiến NLĐ quyết định rút BHXH một lần; các giải pháp cơ quan BHXH đã triển khai trong việc thông tin, truyền thông đến NLĐ nhằm giảm tình trạng rút BHXH một lần để người sử dụng lao động (NSDLĐ) biết và cùng chung trách nhiệm phối hợp truyền thông đến NLĐ.
- Truyền thông đến NSDLĐ trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ để NLĐ yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững. Việc đảm bảo để NLĐ luôn ở trong hệ thống an sinh xã hội, không chỉ là quyền lợi của NLĐ mà còn là giải pháp để NLĐ gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn nhân lực.
- Truyền thông để NSDLĐ nhận thấy được những ảnh hưởng khi NLĐ nghỉ việc tập thể chờ nhận BHXH một lần, như: nguy cơ thiếu hụt lao động, lãng phí nguồn lao động có tay nghề, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh,… Từ đó, khuyến nghị NSDLĐ chủ động có giải pháp, phối hợp truyền thông để NLĐ không nghỉ việc để rút BHXH một lần.
- Truyền thông để NSDLĐ có chính sách khuyến khích, giữ chân NLĐ làm việc lâu dài cho doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp đi đôi với chăm lo cuộc sống vật chất, tinh thần của NLĐ.
2.2.2. Hình thức truyền thông
BHXH các tỉnh chủ động, kịp thời thực hiện đa dạng, linh hoạt các hình thức sau:
- Tổ chức hội nghị cung cấp thông tin, hội nghị đối thoại trực tiếp với NSDLĐ.
- Cung cấp thông tin qua Zalo, e-mail tới đơn vị, doanh nghiệp.
- Cung cấp các sản phẩm truyền thông (file phát thanh, bài viết, video, Infographic,…) để phát trên hệ thống loa, đăng tải trên trang web, bản tin của đơn vị, doanh nghiệp.
- Các hình thức khác phù hợp với tình hình địa phương, đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
Đây là chủ thể trực tiếp cần phải truyền thông thường xuyên, liên tục để NLĐ thay đổi nhận thức, thấy được lợi ích của việc hưởng lương hưu hằng tháng và những thiệt thòi khi lựa chọn nhận BHXH một lần. Do đó, đề nghị BHXH các tỉnh chủ động, tích cực, kiên trì thực hiện các nội dung, hình thức truyền thông sau:
2.3.1. Nội dung truyền thông
- Truyền thông sâu, rộng về ý nghĩa, giá trị của việc hưởng lương hưu hằng tháng để đảm bảo cuộc sống và được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu để chăm sóc sức khỏe:
+ Tham gia BHXH, khi về già được hưởng lương hưu đảm bảo cuộc sống và được cấp thẻ BHYT miễn phí để được chăm sóc sức khỏe, đây là bản chất nhân văn của chính sách. Thời gian đóng BHXH chính là thành quả của quá trình lao động, là khoản tích lũy của NLĐ khi còn sức khỏe, còn thu nhập để dành chăm lo cuộc sống và sức khoẻ khi về già.
+ NLĐ có lương hưu, đồng nghĩa với việc sẽ có nguồn thu nhập ổn định hằng tháng bảo đảm cuộc sống khi về già, giúp NLĐ tự chủ hơn trong cuộc sống của mình, không bị lệ thuộc vào gia đình và xã hội.
+ Lương hưu được Nhà nước điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế, vì vậy, người hưởng lương hưu luôn được bảo toàn giá trị lương hưu, không gặp phải rủi ro khi đồng tiền mất giá.
+ Được cấp thẻ BHYT miễn phí (với mức hưởng 95% chi phí khám, chữa bệnh) trong suốt thời gian hưởng lương hưu để chăm sóc sức khoẻ khi không may bị ốm đau, bệnh tật.
+ Khi NLĐ qua đời, người lo mai táng sẽ được hưởng trợ cấp mai táng (bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm mất) và thân nhân NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng nếu đủ điều kiện theo quy định.
- Truyền thông về những thiệt thòi khi NLĐ lựa chọn nhận BHXH một lần; những lợi ích, giá trị được hưởng khi không nhận BHXH một lần và bảo lưu thời gian đóng để khi có điều kiện tiếp tục tham gia:
+ Khi nhận BHXH một lần, NLĐ có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu, không có điều kiện vật chất đảm bảo ổn định cuộc sống lúc tuổi già; cơ hội được cấp thẻ BHYT miễn phí để chăm sóc sức khỏe khi tuổi già và chế độ tử tuất (như tiền mai táng phí, trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng).
+ NLĐ nhận BHXH một lần thiệt thòi rất lớn: NLĐ sẽ bị thiệt khoảng 1,14 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 và khoảng 0,64 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH sau năm 2014; so sánh với việc tích lũy thời gian để hưởng lương hưu thì thiệt thòi là rất lớn (chi tiết tại Phụ lục I gửi kèm).
+ Khi NLĐ đã nhận BHXH một lần, nếu tiếp tục quay lại tham gia BHXH sẽ không được cộng nối thời gian đã đóng BHXH trước đó, dẫn đến NLĐ có thể không đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động hoặc nếu đủ điều kiện thì mức lương hưu cũng không cao. Do đó, cần truyền thông để NLĐ bảo lưu thời gian đóng BHXH, khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện để được cộng nối thời gian tham gia BHXH trước đó và hưởng chế độ hưu trí với mức hưởng lương hưu cao hơn (BHXH vận hành theo cơ chế đóng - hưởng, thời gian đóng BHXH càng nhiều thì mức hưởng càng cao).
- Truyền thông kết quả vận động NLĐ không nhận BHXH một lần tại địa phương, nhất là sau khi truyền thông, vận động NLĐ đã nhận ra giá trị, lợi ích khi ở lại hệ thống và không nhận BHXH một lần; các tấm gương thực tế “người thật, việc thật”, đó là: những người nghỉ hưu đang được sống vui, khỏe, an nhàn nhờ có lương hưu hằng tháng và thẻ BHYT; người đã từng nhận BHXH một lần, nay có nguyện vọng được nộp lại tiền để được nhận lương hưu hằng tháng; người đã nhận BHXH một lần, nay phải tham gia BHXH tự nguyện mới đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí (đóng BHXH 1 lần cho những năm còn thiếu);…
- Thường xuyên, kiên trì truyền thông, gửi đến NLĐ thông điệp cho dù chính sách, pháp luật về BHXH quy định các chế độ BHXH theo hướng nào thì đều hướng đến mục tiêu trọng tâm nhằm đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội lâu dài, bền vững cho NLĐ.
2.3.2. Hình thức truyền thông
- BHXH các tỉnh chủ động, tích cực thực hiện các hình thức truyền thông như:
+ Tổ chức các hội nghị truyền thông, đối thoại, tư vấn trực tiếp với NLĐ tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp; truyền thông, tư vấn trong các giờ nghỉ giữa giờ, giờ giao ca; kết hợp phát tờ rơi, tờ gấp,…; chủ động giải đáp thắc mắc, tư vấn, hỗ trợ; đồng thời ghi nhận phản ánh, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của NLĐ.
+ Duy trì thường xuyên việc truyền thông, vận động trực tiếp tại bộ phận “Một cửa” của cơ quan BHXH cấp tỉnh/huyện khi người dân đến làm thủ tục nhận BHXH một lần (thông qua việc tư vấn, thuyết phục NLĐ thay đổi quyết định hưởng BHXH một lần; kẹp các tờ rơi, tờ gấp, tài liệu truyền thông về lợi ích hưởng lương hưu hằng tháng, những thiệt thòi khi nhận BHXH một lần vào hồ sơ khi NLĐ đến đăng ký nhận BHXH một lần) và hệ thống duy Tổng đài Chăm sóc khách hàng của Ngành.
+ Phối hợp truyền thông trực tiếp cho NLĐ tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh; truyền thông lồng ghép tại đơn vị sử dụng lao động nhân Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân, Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động; kết hợp phát các sản phẩm truyền thông (tờ rơi, tờ gấp cho NLĐ; phát các motion graphic, video clip trên màn hình led tại Trung tâm Dịch vụ việc làm, khu công nghiệp - nếu có,…).
+ Tăng cường số lượng, tần suất các tuyến bài chuyên sâu, bài phỏng vấn, chương trình tọa đàm, clip tin tức, Infographic,… trên: Các kênh truyền thông của các cơ quan thông tấn, báo chí; các phương tiện truyền thông của Ngành; môi trường Internet, mạng xã hội.
+ Truyền thông trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở, truyền thông lưu động; tổ chức các chiến dịch truyền thông; gian hàng tư vấn;…
+ Đưa tờ rơi, tờ gấp về những thiệt thòi khi nhận BHXH một lần trong hồ sơ chốt sổ cho NLĐ nghỉ việc để thông tin, truyền thông trước cho NLĐ.
- BHXH Việt Nam triển khai các hình thức:
+ Duy trì cung cấp thông tin tại tiết 2.3.1 khoản 2.3 mục 2 Công văn này trong mục Tin tức trên ứng dụng VssID - BHXH số để truyền thông đến NLĐ.
+ Nhắn tin (qua chức năng thông báo) trên ứng dụng “VssID-BHXH số” (VssID) cho các trường hợp NLĐ tham gia BHXH từ 10 năm trở lên (nội dung cảm ơn NLĐ vì đã tham gia BHXH trong thời gian qua và truyền thông về: lợi ích của việc tham gia BHXH để tuổi già có lương hưu hằng tháng, được cấp thẻ BHYT miễn phí, được chăm sóc sức khỏe trọn đời).
- Là đầu mối cung cấp thông tin, hướng dẫn, đôn đốc BHXH các tỉnh triển khai thực hiện.
- Tăng cường truyền thông về các nội dung truyền thông theo từng nhóm chủ thể tại mục 2 Công văn này trên các kênh truyền thông của các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; trên các phương tiện truyền thông của Ngành; trên môi trường Internet, mạng xã hội.
- Tiếp tục chủ động nắm bắt các thông tin được báo chí và dư luận xã hội quan tâm để kịp thời báo cáo, phối hợp với các đơn vị cung cấp thông tin và đề xuất các giải pháp thông tin, truyền thông phù hợp, hiệu quả.
- Biên tập, cập nhật các sản phẩm truyền thông đã sản xuất hoặc sản xuất mới các sản phẩm truyền thông về BHXH (clip ngắn, Infographic, motion graphic, tờ rơi, tờ gấp, tiểu phẩm truyền thanh/truyền hình, file phát thanh…) cung cấp cho BHXH các tỉnh tổ chức truyền thông và cung cấp các sản phẩm truyền thông phù hợp cho Trung tâm Công nghệ thông tin để đăng tải trên ứng dụng VssID.
- Chủ động thực hiện, đăng tải tuyến tin, bài chuyên sâu và các sản phẩm báo chí hiện đại theo các nội dung truyền thông của từng nhóm chủ thể tại mục 2 Công văn này; chú trọng triển khai các bài viết từ thực tế cơ sở, cách làm hay, các gương thực tế “người thật, việc thật” để truyền thông, vận động đến NLĐ.
- Chủ động, kịp thời cung cấp các sản phẩm truyền thông phù hợp cho Trung tâm Công nghệ thông tin để đăng tải trên ứng dụng VssID.
3.3. Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng
- Chủ trì phối hợp với Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ và Ban Thực hiện chính sách BHXH xây dựng nội dung tin nhắn trên ứng dụng VssID cho các trường hợp NLĐ tham gia BHXH từ 10 năm trở lên quy định tại gạch đầu dòng (-) thứ 7 khoản 2.3.2 điểm 2.3 mục 2 Công văn này.
- Chuyển nội dung tin nhắn cho Trung tâm Công nghệ thông tin để gửi tới NLĐ qua chức năng thông báo trên ứng dụng VssID.
3.4. Trung tâm Công nghệ thông tin
- Thực hiện việc cung cấp thông tin trong mục Tin tức trên ứng dụng VssID - BHXH số để truyền thông đến NLĐ.
- Thực hiện việc gửi tin nhắn tới nhóm NLĐ tham gia BHXH từ 10 năm trở lên qua chức năng thông báo trên ứng dụng VssID (theo nội dung tin nhắn do Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng cung cấp).
- Kịp thời cập nhật các sản phẩm truyền thông phù hợp do Trung tâm Truyền thông và Tạp chí BHXH sản xuất lên ứng dụng VssID.
3.5. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị phối hợp với Trung tâm Truyền thông:
- Chủ động, kịp thời cung cấp các thông tin cần truyền thông, trong đó chú trọng dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) và các phương án sửa đổi về BHXH một lần trước và sau khi được Quốc hội thông qua.
- Chủ động đề xuất các nội dung cần truyền thông về BHXH một lần trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ thuộc đơn vị quản lý.
- Chủ động báo cáo Cấp ủy đảng, chính quyền; phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan thông tấn, báo chí tại địa phương và các đơn vị có liên quan tăng cường truyền thông dưới nhiều hình thức đảm bảo kịp thời, đa dạng, phù hợp; chủ động, linh hoạt có kịch bản truyền thông phù hợp với tình hình, diễn biến thực tế của địa phương.
- Chủ động báo cáo Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, UBND các cấp khi nhận thấy tình trạng nhận BHXH một lần ở địa phương tăng cao để có các giải pháp ứng phó kịp thời.
- Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông chính sách BHXH, nhất là BHXH một lần theo hướng dẫn tại Công văn này đảm bảo thường xuyên, hiệu quả.
- Chú trọng đẩy mạnh sản xuất, đăng tải các tin, bài theo các nội dung truyền thông với từng nhóm chủ thể tại mục 2 Công văn này trên: Cổng Thông tin điện tử, Fanpage Facebook, Zalo OA,… của BHXH tỉnh, UBND và các sở, ngành liên quan; hệ thống loa truyền thanh cơ sở. Đồng thời, cung cấp thông tin cho Trung tâm Truyền thông để tổ chức truyền thông trên các kênh truyền thông của Ngành và qua kênh truyền thông của các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương.
- Chủ động, thường xuyên nắm bắt các thông tin được báo chí và dư luận xã hội quan tâm để kịp thời lựa chọn nội dung, hình thức, giải pháp truyền thông phù hợp.
- Kịp thời nắm bắt các thông tin, kiến nghị, đề xuất của chủ sử dụng lao động, NLĐ, người dân về chính sách, pháp luật BHXH; từ đó chủ động định hướng công tác truyền thông theo đúng chức trách, nhiệm vụ và phạm vi quản lý, có giải pháp hỗ trợ truyền thông, tư vấn kịp thời và báo cáo về BHXH Việt Nam.
BHXH Việt Nam gửi Danh mục một số sản phẩm truyền thông (tại Phụ lục II gửi kèm), BHXH tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, bổ sung thêm các sản phẩm truyền thông của tỉnh và sử dụng để chủ động truyền thông với các hình thức thích hợp, hiệu quả.
Công văn này thay thế cho Công văn số 932/BHXH-TT ngày 14/4/2022 của BHXH Việt Nam về việc truyền thông không nên nhận BHXH một lần và một phần của Công văn số 3377/BHXH-TT ngày 18/10/2023 của BHXH Việt Nam về việc đẩy mạnh truyền thông chính sách BHXH, BHYT các tháng cuối năm 2023 (mục 2 và Phụ lục III của Công văn).
Trên đây là hướng dẫn về việc tăng cường truyền thông chuyên đề về BHXH một lần. BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc liên hệ về BHXH Việt Nam (Trung tâm Truyền thông, số điện thoại 024.36285231) để được hướng dẫn chi tiết./.
|
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
NỘI DUNG SO SÁNH THIỆT THÒI KHI RÚT BHXH MỘT LẦN VỚI TIẾP
TỤC ĐÓNG ĐỂ HƯỞNG LƯƠNG HƯU
(Ban hành kèm theo Công văn số 1488/BHXH-TT ngày 22 tháng 5 năm 2024 của BHXH
Việt Nam)
Giả sử người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH (từ năm 2003-2022) bao gồm 11 năm trước 2014 và 9 năm từ năm 2014 trở đi, với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là 6 triệu đồng/tháng. Giả định NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc hưởng BHXH một lần trong năm 2024, thì NLĐ sẽ nhận được số tiền, cụ thể như sau:
1. Trường hợp khi rút BHXH một lần số tiền nhận được sẽ là:
6.000.000 đồng x (1,5 x 11 năm + 2 x 9 năm) = 207.000.000 đồng.
2. Trường hợp người lao động đã đóng BHXH đủ 20 năm đến khi đủ điều kiện về tuổi đời được hưởng lương hưu thì tổng các quyền lợi nhận được như sau:
- Đối với lao động nam (đủ 61 tuổi, dựa trên căn cứ tính theo tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,1 tuổi, như vậy số tháng hưởng lương hưu tạm tính là 10,1 năm, tương đương 121 tháng):
+ Tỷ lệ hưởng 45%, mức lương hưu là 6.000.000 x 45% = 2.700.000 đồng.
Tổng tiền lương hưu nhận được là: 121 x 2.700.000 đồng = 326.700.000 đồng.
+ Mua thẻ BHYT (4,5% lương hưu hằng tháng):
4,5% x 121 x 2.700.000 = 14.701.500 đồng.
+ Trợ cấp mai táng phí (10 tháng lương cơ sở): 18.000.000 đồng.
+ Trợ cấp tuất một lần (03 tháng lương hưu trước khi chết): 8.100.000 đồng.
Tổng số tiền được hưởng từ quỹ BHXH là: 367.501.500 đồng.
- Đối với lao động nữ (đủ 56 tuổi 4 tháng, dựa trên căn cứ tính theo tuổi thọ trung bình của nữ giới là 76,5 tuổi, như vậy số tháng hưởng lương hưu tạm tính là 20 năm 2 tháng, tương đương 242 tháng):
+ Tỷ lệ hưởng 55%, mức lương hưu là 6.000.000 x 55% = 3.300.000 đồng.
Tổng tiền lương hưu nhận được là: 242 x 3.300.000 đồng = 798.600.000 đồng.
+ Mua thẻ BHYT (4,5% lương hưu hằng tháng):
4,5% x 242 x 3.300.000 = 35.937.000 đồng.
+ Trợ cấp mai táng phí (10 tháng lương cơ sở): 18.000.000 đồng.
+ Trợ cấp tuất một lần (03 tháng lương hưu trước khi chết): 9.900.000 đồng
Tổng số tiền được hưởng từ quỹ BHXH là: 862.437.000 đồng./.
DANH MỤC SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BHXH
(Ban hành kèm theo Công văn số 1488/BHXH-TT ngày 22 tháng 5 năm 2024 của
BHXH Việt Nam)
STT |
TÊN SẢN PHẨM |
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN |
LINK SẢN PHẨM |
SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG VỀ Ý NGHĨA, VAI TRÒ, LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH BHXH |
|||
I |
Tiểu phẩm truyền hình, phát thanh |
|
|
1 |
[Tiểu phẩm phát thanh] Truyên truyền tham gia BHXH tự nguyện (phần 1) |
Trung tâm Truyền thông phối hợp Kênh VOV Giao thông thực hiện |
https://drive.google.com/file/d/1taD2KFJxjF_KvAWZ224CEN_40oY5QBKA/view |
2 |
[Tiểu phẩm phát thanh] Truyên truyền tham gia BHXH tự nguyện (phần 2) |
https://drive.google.com/file/d/1Su3_H9XmrgHfrKK77GWxgkztmwqmrweU/view |
|
3 |
[Phát thanh lưu động] Chính sách BHXH tự nguyện |
Trung tâm Truyền thông - BHXH Việt Nam |
https://drive.google.com/file/d/13v52I2CtbEYulFfKoR8b- A3bMzX6fuN9/view?usp=drive_link |
4 |
[Phát thanh lưu động] Rủi ro khi không tham gia BHXH tự nguyện |
https://drive.google.com/file/d/1yrRNS_knHNeqxlZvCPT_rzrbH9j6 osi1/view?usp=drive_link |
|
5 |
[Phát thanh xã phường] Chính sách BHXH tự nguyện |
https://drive.google.com/file/d/1xq3cW3E_zbS3L4TuazUcsaBk3Zey zBJG/view?usp=drive_link |
|
6 |
[Phát thanh xã phường] Rủi ro khi không tham gia BHXH tự nguyện |
https://drive.google.com/file/d/1AF80EVDBlkhCHGbXzlTcpQFI65 OqF7eZ/view?usp=drive_link |
|
II |
Các sản phẩm truyền thông, báo chí |
|
|
1 |
Những người nông dân thông thái (tham gia BHXH tự nguyện) |
Ban Thời sự - Đài THVN |
https://drive.google.com/file/d/1M1gpLpJlytqpjV8v5y_BN39VmTEl f6Pv/view?usp=sharing |
2 |
Chính sách BHXH - Lợi ích thiết thực, tính ưu việt, an toàn và đáng tin cậy đối với NLĐ |
Cổng TTĐT BHXH Việt Nam |
https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi.aspx?itemID=15506&CateID=168 |
3 |
Lương hưu giúp tôi an vui hơn |
https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi.aspx?itemID=17229&CateID=168 |
|
4 |
Chính sách BHXH: Đồng hành vì chất lượng cuộc sống người lao động |
https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi.aspx?ItemID=22887&CateID=168 |
|
5 |
Công tác giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng người, đúng quy định |
https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi.aspx?CateID=168&ItemID=22722 |
|
6 |
[Infographic] Lợi ích của hưởng lương hưu hằng tháng |
https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi.aspx?itemID=17291&CateID=168 |
|
7 |
[Infographic] BHXH, BHYT: Chính sách an toàn, tin cậy, thiết thực và ưu việt |
https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi.aspx?ItemID=20536&CateID=0 |
|
8 |
[Longform] Nhiều "tay hòm chìa khóa" chọn BHXH tự nguyện |
Tạp chí BHXH |
https://ansinhxahoionline.tapchibaohiemxahoi.gov.vn/longform/nhie u-tay-hom-chia-khoa-chon-bhxh-tu-nguyen-125861.html |
9 |
[Infographic] Quyền lợi khi tham gia BHXH |
https://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/quyen-loi-khi-tham-gia-bhxh- 130480.html |
|
10 |
[Infographic] Chính sách BHXH, BHYT: Điểm tựa an sinh vững chắc |
https://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/chinh-sach-bhxh-bhyt-diem-tua- an-sinh-vung-chac-130449.html |
|
11 |
[Phóng sự] Bảo hiểm xã hội tự nguyện - chỗ dựa tin cậy cho người già khi hết tuổi lao động |
Trung tâm Truyền hình Nhân đạo |
Bảo hiểm xã hội tự nguyện -chỗ dựa tin cậy cho người già khi hết tuổi lao động tại Điện Biên. (nhandaovtv.vn) |
12 |
BHXH tự nguyện- chỗ dựa tin cậy của lao động tự do |
BHXH - Quyền lợi lâu dài cho người lao động (nhandaovtv.vn) |
|
13 |
BHXH - Quyền lợi lâu dài cho người lao động |
BHXH tự nguyện- chỗ dựa tin cậy của lao động tự do tại Thừa Thiên Huế (nhandaovtv.vn) |
|
14 |
Tham gia BHXH tự nguyện: "Làm khi lành, dành khi đau" |
Báo Nông thôn ngày nay |
https://danviet.vn/tham-gia-bhxh-tu-nguyen-lam-khi-lanh-danh-khi- dau-20230513023233316.htm |
15 |
Lợi ích thiết thực khi tham gia BHXH tự nguyện |
Báo điện tử Vietnamnet |
Lợi ích thiết thực khi tham gia BHXH tự nguyện (vietnamnet.vn) |
16 |
Niềm vui khi nghe tiếng 'ting ting' báo có lương hưu |
Báo Tin tức TTXVN |
https://baotintuc.vn/chinh-sach-bhxh-bhyt/niem-vui-khi-nghe-tieng- ting-ting-bao-co-luong-huu-20221114082713138.htm |
17 |
Trà Vinh: Tiết kiệm ‘nuôi heo đất’ mua BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình |
https://baotintuc.vn/chinh-sach-bhxh-bhyt/tra-vinh-tiet-kiem-nuoi- heo-dat-mua-bhxh-tu-nguyen-bhyt-ho-gia-dinh- 20221125111737427.htm |
|
III |
Sản phẩm truyền thông khác |
|
|
1 |
[Motion graphic] BHXH tự nguyện - Những điều cần biết |
Trung tâm Truyền thông - BHXH Việt Nam |
https://drive.google.com/file/d/1dD- Ytii8NG6yFUmJWT91xbPDdowO5S6y/view?usp=drive_link |
2 |
[Tờ rơi] Lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện |
https://drive.google.com/file/d/1K- Ahlr1C9nbdrUMsDNsefdOBQE0S-MGD/view?usp=drive_link |
|
3 |
[Tờ gấp] Những điều cần biết về BHXH tự nguyện |
https://drive.google.com/file/d/1Qanl_r5aPg_RsHUsRef2aT2xGEf9 NdTe/view?usp=drive_link |
|
4 |
[Motion graphic] BHXH, BHYT: Chính sách an toàn, tin cậy, thiết thực và ưu việt |
Cổng TTĐT BHXH Việt Nam |
https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/hoat-dong-he-thong-bao- hiem-xa-hoi.aspx?ItemID=22886&CateID=52 |
I |
Tiểu phẩm truyền hình, phát thanh |
|
|
1 |
[Tiểu phẩm phát thanh] Tuyên truyền không nên rút BHXH một lần |
Trung tâm Truyền thông phối hợp Kênh VOV Giao thông thực hiện |
https://drive.google.com/file/d/10fX8QHcE3WJLQXwdKassd7QXB fXeWuX2/view |
2 |
[Phát thanh lưu động] NLĐ không nên nhận BHXH một lần |
Trung tâm Truyền thông - BHXH Việt Nam |
https://drive.google.com/file/d/1lz24cuKVd8EonqMUiuy_mo5rHJa9 h-Tc/view?usp=drive_link |
3 |
[Phát thanh xã phường] NLĐ không nên nhận BHXH một lần |
https://drive.google.com/file/d/1AF80EVDBlkhCHGbXzlTcpQFI65 OqF7eZ/view?usp=drive_link |
|
II |
Các sản phẩm truyền thông, báo chí |
|
|
1 |
[Phóng sự] Thiệt thòi khi NLĐ xin lĩnh trợ cấp BHXH 1 lần |
Trung tâm Truyền hình Nhân đạo |
https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=cpQfl1OtToI |
2 |
[Video] Rút hưởng BHXH một lần, mất điểm tựa khi về già |
Truyền hình Nhân dân |
https://www.youtube.com/watch?v=eU8LV_qScPI |
3 |
Người lao động mất 4 'khoản lớn' nếu rút BHXH một lần |
Báo điện tử Vietnamnet |
Người lao động mất 4 'khoản lớn' nếu rút BHXH một lần (vietnamnet.vn) |
4 |
Hệ lụy khi người lao động rút BHXH một lần rồi đóng lại |
Hệ lụy tiêu cực khi người lao động rút BHXH một lần rồi đóng lại (vietnamnet.vn) |
|
5 |
[Infographic] Những thiệt thòi khi nhận BHXH 1 lần |
Trung tâm Truyền thông - BHXH Việt Nam |
https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi.aspx?itemID=17269&CateID=168 |
6 |
[Infographic] Nhận BHXH 1 lần, người lao động chịu nhiều thiệt thòi |
https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi.aspx?itemID=16500&CateID=168 |
|
7 |
[Longform] Chính sách BHXH một lần: Kinh nghiệm từ một số quốc gia |
Tạp chí BHXH |
https://ansinhxahoionline.tapchibaohiemxahoi.gov.vn/longform/chinh-sach-bhxh-mot-lan-kinh-nghiem-tu-mot-so-quoc-gia-128344.html |
III |
Sản phẩm truyền thông khác |
|
|
1 |
[Tờ gấp] Những thiệt thòi khi nhận BHXH một lần |
Trung tâm Truyền thông - BHXH Việt Nam |
https://mail.vss.gov.vn/cloud/s/qAEfpXd8OqVPU61 |
2 |
[Motion graphic] Có nên nhận BHXH một lần? |
https://youtu.be/NeXPH3TWscE |
|
3 |
[Motion graphic] Những thiệt thòi khi nhận BHXH một lần" |
https://mail.vss.gov.vn/cloud/s/swYFe2hAPYzT3cC |
[1] Qua phân tích, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến NLĐ rút BHXH một lần. Theo khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thực hiện trong tháng 4/2023 được Báo VnExpress đăng tải: 77% NLĐ rút BHXH một lần do không có việc làm, mất thu nhập, cần tiền cho nhu cầu trước mắt; 14% NLĐ lo lắng tính ổn định của chính sách và có 5% là do các lý do khác. Như vậy, để hạn chế rút BHXH một lần, cùng với việc tăng cường truyền thông chính sách, cần có hệ thống các giải pháp đồng bộ, toàn diện như: chính sách lao động việc làm, thu nhập; hỗ trợ tín dụng; sửa đổi chính sách BHXH theo hướng tăng cường quyền lợi khi ở lại hệ thống BHXH;...
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây