Công văn số 1414/BTM-QLCL ngày 16/04/2002 của Bộ Thương mại về việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Công văn số 1414/BTM-QLCL ngày 16/04/2002 của Bộ Thương mại về việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Số hiệu: | 1414/BTM-QLCL | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại | Người ký: | Lê Danh Vĩnh |
Ngày ban hành: | 16/04/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1414/BTM-QLCL |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Lê Danh Vĩnh |
Ngày ban hành: | 16/04/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
THƯƠNG MẠI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1414/BTM-QLCL |
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2002 |
Kính gửi: Cục sở hữu công nghiệp
Bộ Thương mại nhận được đơn kiến nghị ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị (Công ty CPBKHN) gửi Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan về việc đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Hữu Nghị”, Bộ Thương mại có ý kiến như sau:
1- Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần không quy định cụ thể về cổ phần hóa nhãn hiệu hàng hóa đối với doanh nghiệp được cổ phần hóa. Quyết định 1560/2000/QĐ-BTM ngày 15 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước “Xí nghiệp bánh kẹo Hữu Nghị” thuộc Công ty thực phẩm miền Bắc (Công ty TPMB) thành Công ty cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị cũng không quy định cổ phần hóa đối với nhãn hiệu hàng hóa.
2- Sau sự việc Xí nghiệp Bánh kẹo Hữu Nghị được tách ra khỏi Công ty thực phẩm miền Bắc (Công ty TPMB) để thành lập Công ty CPBKHN, hiện nay nhãn hiệu hàng hóa “Hữu Nghị” trên thực tế vẫn đang được Công ty TPMB và Công ty CPBKHN cùng sử dụng cho các sản phẩm Bánh, Mứt Kẹo, Rượu, Bia và đều chưa có đơn vị nào được xác lập quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu “Hữu Nghị” (chưa được Nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ). Vì vậy, theo khoản 2, điều 789, Bộ luật dân sự: Công ty TPMB (pháp nhân) và Công ty CPBKHN (chủ thể khác) đều có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình.
3- Công ty TPMB là pháp nhân nộp đơn trước (29/10/1999) so với Xí nghiệp bánh kẹo Hữu Nghị (chuyển thành Công ty CPBKHN ngày 30/11/2000) là chủ thể nộp đơn sau (15/12/1999). Theo khoản 2, Điều 16, Nghị định 63/CP: đối với một nhãn hiệu hàng hóa cho cùng một loại sản phẩm thì Văn bằng bảo hộ được cấp cho chủ thể nộp đơn đầu tiên (Công ty TPMB). Thực tế trước đây Công ty TPMB khi nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc Công ty mình có bao gồm cả Xí nghiệp bánh kẹo Hữu Nghị. Vì vậy, khi Xí nghiệp Bánh kẹo Hữu Nghị tách ra khỏi Công ty TPMB và thành lập Công ty CPBKHN đã xảy ra việc tranh chấp nhãn hiệu “Hữu Nghị”. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa “Hữu Nghị” chung như một nhãn hiệu tập thể giữa Công ty TPMB và Công ty CPBKHN mà Công ty TPMB làm đại diện là cách giải quyết khó khăn trước mắt đối với việc tranh chấp thương hiệu giữa hai đơn vị. Để dùng chung nhãn hiệu thì hai đơn vị phải xây dựng quy chế và phải tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng (tiết d, khoản 2, điều 14, Nghị định 63/CP). Việc sử dụng nhãn hiệu tập thể này sẽ là rất phức tạp khi hai đơn vị có sở hữu khác nhau.
4- Trên cơ sở điều 785, Bộ luật dân sự đã định nghĩa: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”, Bộ Thương mại đề nghị Công ty TPMB và Công ty CPBKHN nên thiết kế nhãn hiệu hàng hóa gồm: Ngoài việc dùng chữ “Hữu Nghị” cần kết hợp với các dấu hiệu khác nhau như hình ảnh, hình vẽ, màu sắc... để xác lập nhãn hiệu sở hữu cho riêng mình để không gây nhầm lẫn với chữ “Hữu Nghị” của đơn vị khác.
Vậy đề nghị Cục sở hữu công nghiệp xem xét, hướng dẫn các đơn vị trên xác lập được quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa của mình vừa giữ được dấu hiệu chữ “Hữu Nghị” vốn có chung từ trước, vừa kèm theo các dấu hiệu riêng khác để phân biệt được thương hiệu của từng đơn vị trên thị trường. Đây là việc làm tích vực nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh./.
|
K/T
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây