Công văn 1385/TCT-CS trả lời chính sách thuế đối với khoản chi bồi thường tai nạn lao động do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 1385/TCT-CS trả lời chính sách thuế đối với khoản chi bồi thường tai nạn lao động do Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu: | 1385/TCT-CS | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế | Người ký: | Phạm Duy Khương |
Ngày ban hành: | 26/04/2010 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1385/TCT-CS |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế |
Người ký: | Phạm Duy Khương |
Ngày ban hành: | 26/04/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1385/TCT-CS |
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2010 |
Kính gửi: Cục thuế tỉnh Bạc Liêu.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 73/CT-THDT ngày 18/03/2010 của Cục thuế tỉnh Bạc Liêu yêu cầu giải đáp vướng mắc liên quan đến việc xác định chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Khoản chi bồi thường tai nạn lao động. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Điểm 1 Mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định các Khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như sau:
“Trừ các Khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi Khoản chi nếu đáp ứng đủ các Điều kiện sau:
1.1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
1.2. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.”
Tại Điểm 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006 quy định:
“1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.”
Tại Khoản 1 Điều 143 Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội 09 thông qua ngày 23/06/1994 quy định:
“1. Trong thời gian người lao động nghỉ việc để chữa trị vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải trả đủ lương và chi phí cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 107 của Bộ luật này.
Sau khi Điều trị, tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động được giám định và xếp hạng thương tật để hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng do quỹ bảo hiểm xã hội trả”.
Tại Khoản 2 Điều 107 Bộ luật lao động nêu trên quy định:
“Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi Điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một Khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì doanh nghiệp chỉ được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chiu thuế đối với các Khoản chi lương và chi phí y tế cho người lao động trong thời gian người lao động nghỉ việc để chữa trị vì tai nạn lao động nếu các Khoản chi này có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì ngoài các Khoản chi được trừ nêu trên doanh nghiệp còn được tính vào chi phí hợp lý Khoản tiền trả cho người lao động bị tai nạn khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh ngang với mức quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế tỉnh Bạc Liêu được biết./.
Nơi nhận: |
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây