138710

Công văn 1339/LĐTBXH-LĐTL về tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, nghỉ bù do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

138710
LawNet .vn

Công văn 1339/LĐTBXH-LĐTL về tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, nghỉ bù do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu: 1339/LĐTBXH-LĐTL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Tống Thị Minh
Ngày ban hành: 02/05/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1339/LĐTBXH-LĐTL
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký: Tống Thị Minh
Ngày ban hành: 02/05/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1339/LĐTBXH-LĐTL
V/v tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ bù

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2012

 

Kính gửi:

Công ty Bachy Soletanche Việt Nam
(Lô A2, Đường số 1, Khu Công nghiệp Bình Chiểu, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh)

 

Trả lời công văn số L/TTL-12-006 ngày 04/1/2012 của Công ty Bachy Soletanche Việt Nam về việc trả lương làm thêm giờ đối với ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ bù; sau khi xem xét Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Điều 72 Bộ luật Lao động quy định mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục) và người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc vào một ngày cố định khác trong tuần. Điều 73 Bộ luật Lao động cũng quy định 9 ngày nghỉ lễ là ngày nghỉ cố định mà người lao động được hưởng nguyên lương và trong trường hợp ngày nghỉ lễ này trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Tại Khoản 1 Điều 61 Bộ luật Lao động quy định người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương ít nhất bằng 200% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm; người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm.

Theo đó:

- Trường hợp người sử dụng lao động đã thỏa thuận với người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ và ngày lễ này trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được trả lương ít nhất bằng 300% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm (trong đó có 100% tiền lương cho thời gian nghỉ lễ được hưởng nguyên lương và 200% tiền lương làm thêm giờ).

- Trường hợp người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Lao động thì người lao động được trả lương ít nhất bằng 200% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm.

2. Các công văn trước đây của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là hướng dẫn đối với một số trường hợp cụ thể. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, nếu có cách hiểu khác nhau về việc trả lương làm thêm giờ đối với ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ bù thì đề nghị thực hiện thống nhất theo Điểm 1 nêu trên.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Công ty Bachy Soletanche Việt Nam được biết và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở LĐTBXH TP Hồ Chí Minh;
- Ban quản lý các KCX và CN TP HCM;
- TT Phạm Minh Huân (để b/c);
- Lưu VT, Vụ LĐTL.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG




Tống Thị Minh

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác