Công văn 132/2002/KHXX của Tòa án nhân dân tối cao về việc thể lệ hợp thức hoá giấy tờ, tài liệu
Công văn 132/2002/KHXX của Tòa án nhân dân tối cao về việc thể lệ hợp thức hoá giấy tờ, tài liệu
Số hiệu: | 132/2002/KHXX | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao | Người ký: | Đặng Quang Phương |
Ngày ban hành: | 29/08/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 132/2002/KHXX |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao |
Người ký: | Đặng Quang Phương |
Ngày ban hành: | 29/08/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
TOÀ
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 132/2002/KHXX |
Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2002 |
CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 132/2002/KHXX NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2002 VỀ VIỆC THỂ LỆ HỢP THỨC HOÁ GIẤY TỜ, TÀI LIỆU
Kính gửi: Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn
Sau khi nghiên cứu Công văn số 53/DS ngày 28-02-2002 của Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn (do Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao chuyển đến), Toà án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
1. Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã có hiệu lực kể từ ngày 25-12-1999; do đó, việc tương trợ tư pháp giữa hai Bên ký kết Hiệp định về các vấn đề dân sự và hình sự phải tuân theo các quy định của Hiệp định nói trên (các Điều 1, 4, 7, 8 và 12).
Theo tinh thần quy định tại Điều 4 Hiệp định thì khi yêu cầu và thực hiện tương trợ tư pháp hai Bên ký kết sẽ liên hệ với nhau qua các cơ quan trung ương của mình, trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác. Cơ quan trung ương của phía Việt Nam là Bộ Tư pháp (đối với các vấn đề về dân sự) và Viện kiểm sát nhân dân tối cao (đối với các vấn đề về hình sự). Cơ quan trung ương của phía Trung Quốc là Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc.
Như vậy, khi cần thực hiện tương trợ tư pháp đối với các vấn đề về dân sự thì theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền Trung Quốc sẽ thực hiện việc tương trợ tư pháp, tiến hành thu thập chứng cứ, sẽ thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp Việt Nam kết quả thực hiện yêu cầu Điều tra, thu thập chứng cứ, kèm theo các tài liệu thu thập được có tính chất chứng cứ. Những tài liệu, chứng cứ được thu thập tuân thủ theo trình tự này đều có giá trị sử dụng trong việc giải quyết vụ án.
Như vậy, khi giải quyết các vụ án dân sự, hình sự có liên quan đến công dân, pháp nhân Trung Quốc mà Toà án Việt Nam cần tiến hành Điều tra, thu thập chứng cứ thì phải thông qua thể thức tương trợ tư pháp nói trên theo quy định của Hiệp định.
Đối với những tài liệu của người làm chứng do người này hoặc đương sự nộp cho Toà án Việt Nam không được thu thập tuân thủ theo trình tự do Hiệp định quy định mặc đù có chứng nhận của cơ quan Công chứng hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền khác của Trung Quốc để có giá trị sử dụng trong việc giải quyết vụ án tại Toà án Việt Nam, thì phải qua thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự theo hướng dẫn tại Điểm 3 Mục I Thông tư số 01/1999/HT-NG ngày 3-6- 1999 của Bộ Ngoại giao về thể lệ hợp pháp hoá giấy tờ, tài liệu: "Giấy tờ, tài liệu của nước ngoài trước khi sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác".
2. Toà án nhân dân tối cao đã trao đổi với Bộ Tư pháp và được Bộ Tư pháp cho biết hiện nay Nhà nước ta chưa có văn bản nào hướng dẫn thực hiện Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong trường hợp mà quý Toà có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc thực hiện tương trợ tư pháp thì cần liên hệ với Bộ Tư pháp theo địa chỉ: Vụ Pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp (số 60 Trần Phú - Hà Nội) để được hướng dẫn chi Tiết.
Trên đây là ý kiến của Toà án nhân dân tối cao để quý Toà tham khảo trong khi giải quyết vụ án cụ thể ở địa phương.
|
Đặng Quang Phương (Đã ký)
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây