656546

Công văn 1319/BNNMT-TSKN về tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản năm 2025 do Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành

656546
LawNet .vn

Công văn 1319/BNNMT-TSKN về tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản năm 2025 do Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành

Số hiệu: 1319/BNNMT-TSKN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Môi trường Người ký: Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành: 21/04/2025 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1319/BNNMT-TSKN
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Người ký: Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành: 21/04/2025
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1319/BNNMT-TSKN
V/v tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản năm 2025

Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2025

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Năm 2024, diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại do dịch bệnh và chất lượng môi trường diễn biến xấu vẫn xảy ra, đặc biệt trên đối tượng nuôi chủ lực là tôm nước lợ và cá tra, cụ thể: (i) Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 21.590 ha (do môi trường là 17.314 ha, không xác định được nguyên nhân là 155 ha), chiếm khoảng 96% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại, giảm 4,3% so với năm 2023 (diện tích bị thiệt hại là 22.567 ha); (ii) Tổng diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại khoảng 291 ha, giảm 30,9% so với năm 2023 (diện tích thiệt hại là 421 ha); (iii) Dịch bệnh ở các đối tượng thuỷ sản nuôi khác như ngao/nghêu, cá biển, tôm hùm xảy ra rải rác; (iv) Kết quả quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường tại các vùng nuôi trồng thuỷ sản cho thấy chất lượng môi trường có xu hướng suy giảm, một số thông số như N-NH4+, P-PO43-, COD, mật độ vi khuẩn Vibrio, Coliform… vượt giới hạn cho phép (có hiện tượng phú dưỡng ở nguồn nước cấp); DO thấp xảy ra thường xuyên ở các điểm quan trắc tại Phú Yên, Cà Mau, Bến Tre…; TSS cao trong các tháng đầu năm. Đối với kết quả quan trắc chất lượng môi trường trầm tích cũng cho thấy, hàm lượng kim loại nặng (Pb, Cd, Hg, Zn, Cu, As), dầu mỡ và thuốc bảo vệ thực vật tại một thời điểm cũng có xu hướng tăng theo thời gian nhưng còn ở mức thấp hơn mức giới hạn cho phép. Giá trị chỉ số đánh giá chất lượng nước (WQI) tại một số điểm quan trắc không phù hợp cho thả nuôi, đặc biệt trong các tháng giao mùa tại một số tỉnh như Phú Yên, Bạc Liêu, Cà Mau, Hà Tĩnh... (Kết quả đạt được và một số khó khăn, tồn tại của công tác phòng, chống dịch bệnh và quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản, Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo).

Với mục tiêu kịp thời cảnh báo sớm diễn biến chất lượng môi trường, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi, xây dựng thành công các vùng, cơ sở và chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thuỷ sản phù hợp với xu thế hội nhập, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; đảm bảo tốc độ tăng trưởng theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 08/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ thực tiễn sản xuất nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương khẩn trương triển khai đồng bộ một số nội dung, cụ thể như sau:

1. Thực hiện nghiêm công điện số 04/CĐ-TTg ngày 17/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh; số 128/CĐ-TTg ngày 8/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

2. Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi; tuân thủ các khuyến cáo tại các bản tin thông báo kết quả quan trắc môi trường của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I, II, III, Viện Nghiên cứu Hải sản và các hướng dẫn kỹ thuật kèm theo; đồng thời rà soát, bổ sung điểm, thông số và tần suất quan trắc phù hợp thực tiễn sản xuất và yêu cầu của các đoàn thanh tra về an toàn thực phẩm…; chủ động kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là vùng nuôi lồng bè.

3. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phố biến tới người nuôi thông tin khí tượng thuỷ văn, diễn biến mực nước và mức độ hạn hán và xâm nhập mặn; kết quả diễn biến chất lượng môi trường và dịch bệnh theo phương châm “phòng bệnh chủ động từ sớm, từ xa” nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại; thiết lập "đường dây nóng" để tiếp nhận, xử lý kịp thời khi xảy ra bệnh, thuỷ sản nuôi chết hoặc có dấu hiệu bất thường tại cơ sở; kịp thời báo cáo cho cơ quan cấp trên (Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư) để phối hợp xử lý với các trường hợp bệnh mới, chưa rõ nguyên nhân, tác nhân.

4. Tổ chức giám sát bệnh chủ động, điều tra dịch tễ, chẩn đoán xét nghiệm xác định nguyên nhân dịch bệnh; xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; đảm bảo công tác kiểm dịch giống hiệu quả và giống xuất tỉnh phải được giám sát hoặc kiểm tra xét nghiệm bệnh trước khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch; xây dựng cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh; kiểm tra việc quản lý, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y, vắc xin, hóa chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương, dự phòng hóa chất khử trùng để xử lý dịch bệnh thuỷ sản.

5. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về một số giải pháp kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản và ứng phó với diễn biến bất thường của môi trường vùng nuôi, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, phổ biến và hướng dẫn người nuôi áp dụng, Chi tiết tại Phụ lục II và III kèm theo.

6. Bố trí nguồn lực để tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 434/QĐ-TTg; Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TS; chương trình quan trắc môi trường phục vụ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2040 theo Quyết định số 4255/QĐ-BNN-KHCN và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) theo đúng quy định của pháp luật.

7. Chấn chỉnh công tác thống kê, báo cáo số liệu quan trắc môi trường, dịch bệnh thuỷ sản, đặc biệt tại cấp thôn, xã; rà soát chấn chỉnh hoạt động xét nghiệm bệnh trên địa bàn tỉnh. Định kỳ cập nhập cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường tại địa chỉ: http://csdlquantrac.tongcucthuysan.gov.vn:8. và cơ sở dữ liệu về dịch bệnh tại địa chỉ http://vahis.vn theo hướng dẫn của Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư.

Giao Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Cục: (i) Khẩn trương phối hợp với các địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả quan trắc môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản và kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định đã được phê duyệt; (ii) Chủ động kiểm tra, đánh giá tình hình dịch bệnh, giám sát dịch bệnh và hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh (đặc biệt với các bệnh mới có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam) và quan trắc môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản; (iii) Tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thuỷ sản.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện; Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi xảy ra sự cố về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Thủy sản và Kiểm ngư số 10, Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội) để phối hợp xử lý./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy (để b/c);
- Cục Thủy sản và Kiểm ngư (để t/h);
- Cục Chăn nuôi và Thú y (để p/h);
- Sở NN & MT tỉnh, thành phố (để t/h);
- Lưu: VT, TSKN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

 

PHỤ LỤC I

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, KHÓ KHĂN TỒN TẠI TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VÀ QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Công văn số 1319/BNNMT-TSKN ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)

I. PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

1. Kết quả đạt được

Căn cứ Quyết định số 434/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiển trên thuỷ sản nuôi giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 3143/QĐ-BNN-TY phê duyệt Kế hoạch phê duyệt nội dung, kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản, giai đoạn 2022-2025 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), công tác phòng, chống dịch bệnh trên thuỷ sản nuôi giai đoạn 2021-2025 đã đạt được kết quả, cụ thể sau:

a) Đến hết 31/12/2024 đã có 41/63 tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản, trong đó có 19 tỉnh, thành phố bố trí gần 30 tỷ đồng (07 tỉnh có kinh phí cụ thể cho giám sát, xét nghiệm bệnh với tổng kinh phí là 2,3 tỷ đồng; 02 tỉnh không ghi rõ kinh phí dành riêng cho công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản);

b) Đã ngăn chặn nhiều loại bệnh nguy hiểm mới nổi trên thủy sản, không để xâm nhiễm vào trong nước (Taura, đầu vàng, DIV1, hoại tử cơ do vi rút IMNV,..);

c) Đã kiểm soát được nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành trong nước (Đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô do IHHNV trên tôm, bệnh sữa trên tôm hùm, hoại tử thần kinh trên cá biển, hoại tử cơ quan tạo máu trên cá nước lạnh,..), giảm thiểu thiệt hại do nguyên nhân dịch bệnh gây ra;

d) Đã xây dựng, công nhận 31 cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) động vật thủy sản. Trong đó có 24 cơ sở sản xuất tôm giống, hàng năm cung cấp khoảng 40 tỷ tôm giống sạch bệnh cho người nuôi; 02 cơ sở sản xuất giống tôm bố mẹ; 05 cơ sở nuôi tôm thương phẩm; 01 cơ sở sản xuất cá cảnh xuất khẩu và 01 cơ sở sản xuất cá cảnh xuất khẩu;

e) Từng bước đưa công tác giám sát dịch bệnh chủ động vào thành hoạt động thường xuyên, định kỳ (mặc dù ngân sách nhà nước cấp cho các hoạt động này chưa nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất theo đúng quy định); cùng với công tác quan trắc môi trường vùng nuôi thủy sản để đưa ra dự báo, cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh, giúp người nuôi chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra; đồng thời cung cấp bằng chứng khoa học về dịch bệnh cho các nước, góp phần tháo gỡ rào cản kỹ thuật và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam;

g) Đã xây dựng được hệ thống các phòng xét nghiệm bệnh thủy sản (áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 17025, sử dụng các quy trình xét nghiệm theo hướng dẫn của WOAH/NACA), xét nghiệm được hầu hết các bệnh trên thủy sản, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất;

h) Công tác đào tạo tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên thú y trong hệ thống thú y thủy sản các cấp, hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi được tổ chức bài bản, định kỳ; các hoạt động thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh thủy sản, phổ biến các quy định của pháp luật trong công tác thú y thủy sản được đẩy mạnh và triển khai nghiêm túc;

i) Xây dựng được hệ thống cập nhập cơ sở dữ liệu về dịch bệnh thống nhất từ Trung ương đến địa phương tại trực tuyến trên Hệ thống VAHIS và đang từng bước được hoàn thiện, triển khai xuống cấp huyện.

Hiện nay, công tác báo cáo dịch bệnh thủy sản đang được "chuyển đổi số" theo chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đã đưa vào ứng dụng báo cáo dịch bệnh trực tuyến trên Hệ thống VAHIS và đang từng bước được hoàn thiện, triển khai xuống cấp huyện.

2. Môt số khó khăn, tồn tại

a) Việc tuân thủ quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh, báo cáo dịch bệnh thủy sản chưa được thực hiện nghiêm túc; nhiều ổ dịch nguy hiểm trên động vật thủy sản chưa được người nuôi báo cáo cho nhân viên thú y hoặc chính quyền địa phương; nhiều tổ chức, cá nhân (đặc biệt là nhân viên kỹ thuật của các công ty/ đại lý cung cấp vật tư cho người nuôi tôm) khi nhận được thông báo dịch bệnh từ người nuôi cũng không báo cáo, chia sẻ cho cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật về thú y.

b) Việc thu thập số liệu về thiệt hại, dịch bệnh, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định nguyên nhân thường không kịp thời và gặp rất nhiều khó khăn; khi xảy ra hiện tượng thuỷ sản chết, có dấu hiệu bất thường hoặc có bệnh, người nuôi hầu như không khai báo với nhân viên thú y hoặc chính quyền địa phương mà chủ yếu thông báo cho nhân viên kỹ thuật của các công ty, đại lý trực tiếp cung cấp vật tư cho người nuôi tôm (tôm giống, thuốc thú y thủy sản, thức ăn thủy sản,...) để được tư vấn, hỗ trợ vật tư, hóa chất, chế phẩm xử lý ao nuôi. Tự ý xả thải không qua xử lý làm lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

c) Số liệu thống kê, báo cáo về thiệt hại, dịch bệnh (diện tích, số lượng, mức độ, nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ) hầu như chỉ là số liệu ước tính, chưa sát với thực tế, không dựa trên kết quả xét nghiệm và kiểm tra hiện trường; nguyên nhân là do lực lượng thú y tuyến xã quá mỏng, nhiều người không có chuyên môn phù hợp, phần lớn là phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh trên cạn (tiêm phòng vắc xin, điều trị bệnh, xử lý ổ dịch), thiếu sự gắn bó với công tác thú y thủy sản (do mức phụ cấp thấp, thường phải kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ khác và nhiều trường hợp người nuôi tôm không hợp tác, không khai báo với thú y xã nên không thể điều tra thu thập thông tin, khó nắm bắt chính xác số liệu dịch bệnh để báo cáo).

Việc báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản trên Hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam (VAHIS) còn nhiều bất cập, chưa thực hiện thường xuyên, còn địa phương chưa báo cáo lên Hệ thống.

d) Nhân lực cho công tác thú y thủy sản tại nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chưa bố trí đủ nhân lực thú y thủy sản cho cơ quan thú y tuyến huyện và tỉnh, nhiều địa phương không có nhân viên thú y xã, một số địa phương giao Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện thực hiện báo cáo dịch bệnh,... do vậy hệ thống báo cáo dịch bệnh bị đứt quãng ngay tại tuyến xã và tuyến huyện, phải qua nhiều cấp trung gian và không được thực hiện thường xuyên.

e) Nguồn kinh phí cho công tác thú y thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu để triển khai các hoạt động chuyên môn, ngân sách bố trí cho phòng chống dịch bệnh thủy sản rất thấp (chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng ngân sách cấp cho công tác phòng chống dịch bệnh động vật); chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ vật tư, hóa chất cho người nuôi (đặc biệt là hộ nuôi tôm) xử lý dịch bệnh để khuyến khích người nuôi chủ động khai báo dịch bệnh; do vậy hiện tượng người nuôi tôm không khai báo dịch và tự xử lý dịch bệnh (theo kinh nghiệm bản thân hoặc theo tư vấn của các công ty/ đại lý) là khá phổ biến.

II. CÔNG TÁC QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

1. Kết quả đạt được:

Căn cứ Quyết định số 434/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiển trên thuỷ sản nuôi giai đoạn 2021-2030 và Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2021-2025 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), công tác quan trắc môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2021-2025 đã đạt được kết quả, cụ thể sau:

a) Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý:

- Ban hành Quyết định số 513/QĐ-TCTS-NTTS ngày 28/12/2021 của Cục trưởng Cục Thuỷ sản (nay là Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư) về việc hướng dẫn quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường giai đoạn 2021-2030.

- Ban hành Quyết định số 428/QĐ-TS-NTTS ngày 06/12/2023 của Cục trưởng Cục Thuỷ sản (nay là Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư)Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước vùng nuôi nước ngọt, nước lợ và nước mặn

- Ban hành 03 Tiêu chuẩn Việt Nam đánh giá chất lượng lượng môi trường nước trong nuôi trồng thuỷ sản làm cơ sở để triển khai công tác quan trắc môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản gồm: (1) TCVN 13656:2023 “Nước nuôi trồng thủy sản. Chất lượng nước nuôi thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng”; (2) TCVN 13952:2024 cho nước nuôi trồng thuỷ sản - nước ngọt- Yêu cầu chất lượng; (3) TCVN 13952:2024 cho nước nuôi trồng thuỷ sản - nước biển - Yêu cầu chất lượng; (4) Đang trình Bộ Khoa học và Công nghệ công bố TCVN “Nước nuôi trồng thuỷ sản: nuôi cá tra thâm canh – Yêu cầu chất lượng.

b) Thiết lập và duy trì hoạt động phối hợp triển khai các hoạt động quan trắc môi trường thường xuyên trong nuôi trồng thủy sản giữa Cục Thủy sản, Cục Thú y, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản, cơ quan quản lý thủy sản địa phương và người nuôi tại các tỉnh triển khai. Đến nay đã có 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt kế hoạch quan trắc môi trường trongnuôi trồng thuỷ sản với trên 900 điểm quan trắc cho các đối tượng tôm nước lợ, cá tra, nhuyễn thể, tôm hùm…

Xây dựng được hệ thống cập nhập cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản thống nhất từ trung ương đến địa phương tại địa chỉ: http://csdlquantrac.tongcucthuysan.gov.vn:8 và phần mềm tính toán chỉ số chất lượng nước trong trong nuôi trồng thuỷ sản (WQI) giúp đánh giá nhanh chất lượng nước cấp cho nuôi trồng thuỷ sản.

c) Bản tin thông báo kết quả quan trắc được thông báo và khuyến cáo kịp thời đến cơ quan quản lý địa phương và cơ sở nuôi (đối với cơ sở nuôi được giám sát) bằng hình thức email, zalo, thông báo trên website, gọi điện trực tiếp nhằm góp phần hạn chế thấp nhất biến động của môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi.

d) Dựa trên kết quả quan trắc, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư (Trước đây là Cục Thuỷ sản) đã phối hợp với các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản và địa phương ban hành các công văn chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn địa phương xử lý tình huống khi xảy ra hiện tượng thủy sản chết bất thường; dự báo biến động môi trường, diễn biến bất thường thời tiết; cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh trên thuỷ sản nuôi phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả.

e) Kết quả quan trắc, môi trường còn cung cấp thông tin liên quan đến diễn biến chất lượng môi trường vùng nuôi phục vụ các đoàn thanh tra về an toàn thực phẩm (FSIS, FDA, Hàn Quốc, A rập xê út...); góp phần xác định nguyên nhân, hướng dẫn chỉ đạo, hỗ trợ địa phương khôi phục sản xuất khi có sự cố xảy ra (sự cố môi trường, thuỷ sản chết hàng loạt…).

g) Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý làm công tác quan trắc môi trường tại địa phương và doanh nghiệp và người nuôi trồng thuỷ sản; phối hợp với các đơn vị truyền thông hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của kiểm soát các thông số môi trường trong ao nuôi đồng thời hướng dẫn các biện pháp xử lý khi các yếu tố môi trường biến động.

2. Một số khó khăn, tồn tại

Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác quan trắc môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn tồn tại những bất cập chưa thực sự đáp ứng yêu cầu chỉ đạo sản xuất:

a) Hệ thống văn bản quản lý:

- Thông tư hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và phục hồi môi trường sau sự cố chất thải trong nuôi trồng thuỷ sản chưa được ban hành.

- Thiếu tiêu chuẩn Việt Nam quy định ngưỡng áp dụng đối với các chỉ tiêu vi sinh (Vibrio,…) làm căn cứ triển khai công tác quan trắc môi trường.

b) Hệ thống cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường:

- Phần lớn vị trí quan trắc dạng điểm, tần suất quan trắc còn mỏng dẫn đến giá trị dữ liệu đơn lẻ, không liên tục. Việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác quan trắc, cảnh báo môi trường phục vụ nuôi trồng thuỷ sản chưa được đầu tư rộng rãi.

- Công tác cảnh báo về tình trạng ô nhiễm chất lượng môi trường tại một số thời điểm chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu chỉ đạo sản xuất (nguyên nhân nguồn nhân lực và trang thiết bị chưa được ưu tiên đầu tư….).

- Chế độ báo cáo kết quả quan trắc môi trường trên hệ thống cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường còn nhiều bất cập, chưa thực hiện thường xuyên, còn địa phương chưa báo cáo lên hệ thống; bên cạnh đó hệ thống cơ sở dữ liệu chưa được nâng cấp, do đó việc cập nhập theo biểu mẫu báo cáo còn hạn chế, trích xuất dữ liệu chưa được đồng bộ….

- Việc cung cấp thông tin chính xác về hiện tượng thuỷ sản chết hàng loạt, sự cố diễn biến chất lượng môi trường vùng nuôi trồng thuỷ sản gặp khó khăn, dẫn đến công tác tham mưu chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thuỷ sản chưa kịp thời, thiếu hiệu quả.

c) Hệ thống cơ sở hạ tầng, phòng thử nghiệm: Về hệ thống cơ sở hạ tầng, phòng thử nghiệm phục vụ công tác quan trắc môi trường chưa được trang bị đầy đủ hoặc có nhưng thiết bị đã cũ (máy phân tích thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng…).

d) Nguồn lực: Nhiều tỉnh đã phê duyệt kế hoạch quan trắc môi trường nhưng kinh phí hàng năm ưu tiên cho công tác quan trắc môi trường còn thấp hoặc không bố trí kinh phí; lồng ghép nhiệm vụ hoặc giao đơn vị khác triển khai thực hiện; Nhân lực làm công tác quan trắc môi trường còn kiêm nhiệm dẫn đến việc báo cáo, cập nhập cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường chưa thường xuyên, đồng bộ.

e) Một số tồn tại khác: Trình độ nhận thức của người nuôi về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản còn hạn chế; sự gia tăng về chất thải phát sinh trong sản xuất nuôi trồng thuỷ sản; ảnh hưởng của xâm nhập mặn tác động đến đa dạng sinh học và môi trường sinh thái…

 

PHỤ LỤC II

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ BIẾN ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, HẠN HÁN VÀ XÂM NHẬP MẶN
(Ban hành kèm theo công văn số 1319/BNNMT-TSKN ngày 21 tháng 4 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)

1. Đối với thuỷ sản nuôi trong ao

- Xây dựng kế hoạch tích trữ nước phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Gia cố bờ, cống để tránh hiện tượng rò rỉ, thẩm lậu, có ao lắng, ao chứa nước ngọt đúng quy cách, thực hiện biện pháp an toàn sinh học trước khi thả giống và trong quá trình nuôi;

- Phổ biến, hướng dẫn người nuôi lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; thực hiện ương (gièo) giống (tôm nước lợ) trước khi thả nuôi thương phẩm; chỉ thả giống khi nhiệt độ nước dưới 300C (sáng sớm hoặc chiều mát); thả nuôi với mật độ hợp lý tùy theo các hình thức nuôi;

- Kiểm tra bờ, cống ao để tránh hiện tượng rò rỉ nước. Duy trì mực nước trong ao trên 1,5 m, tích cực tạo oxy cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí vào thời điểm 10-18h và ban đêm. Những nơi có điều kiện thay nước có thể thay từ 15-20% lượng nước cũ và cấp thêm nước mới vào ao dưới dạng phun mưa (tốt nhất vào sáng sớm);

- Đối với cá tra, cá lăng nha, khi độ mặn có khả năng tăng cao > 80/00 và kéo dài 5 - 7 ngày thì hạn chế cho ăn, có kế hoạch tiến hành di dời cá nuôi đến vùng nuôi an toàn;

- Dùng lưới lan che phủ 2/3 diện tích mặt ao và cao hơn mặt nước trên 2m để hạn chế bức xạ của ánh sáng mặt trời, giảm tăng nhiệt độ nước trong ao, tránh gây sốc cho thuỷ sản nuôi;

- Theo dõi, quản lý môi trường ao nuôi chặt chẽ, đặc biệt là quản lý thức ăn, trong khẩu phần ăn cần bổ sung thêm các Vitamin, khoáng chất…để tăng sức đề kháng; tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước, góp phần hạn chế việc thay nước thường xuyên;

- Chủ động thu hoạch thuỷ sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm hoặc san thưa mật độ ngay khi thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra.

2. Đối với nuôi nhuyễn thể (ngao/nghêu)

- Định kỳ kiểm tra, vệ sinh bãi nuôi, san bằng mặt bãi, khai thông vùng nước ở các bãi nghêu nhằm tránh hiện tượng nước đọng cục bộ và giảm thiểu ảnh hưởng của sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày làm nhuyễn thể yếu và chết;

- Vào thời điểm nắng nóng, đối với các bãi ngao/nghêu nằm ở vùng cao triều, thời gian phơi bãi quá 4h/ngày cần san thưa mật độ và cào ngao/nghêu đến vùng thấp hơn, thu gom xác ngao/nghêu chết để hạn chế lây lan dịch bệnh;

- Thu tỉa khi ngao đạt kích cỡ thu hoạch; đối với ngao nuôi chưa đạt kích cỡ thu hoạch tiến hành kiểm tra mật độ để có kế hoạch chủ động san thưa, đảm bảo mật độ nuôi từ 180 – 200 con/m2 đối với cỡ ngao từ 400 – 600 con/kg, dưới 250 con/m2 đối với cỡ ngao từ 500 – 800 con/kg, 250 – 350 con/m2 đối với cỡ ngao từ 800 – 2000 con/kg;

- Hạn chế thả giống vào thời điểm nhiệt độ cao và nắng nóng kéo dài.

3. Đối với thủy sản nuôi sông, hồ chứa và trong các đầm, vịnh

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe thủy sản nuôi, thu gom thức ăn thừa, vỏ lột, xác thủy sản chết; di chuyển lồng bè chưa nuôi nhằm tăng sự thông thoáng mặt nước cho vùng nuôi; sử dụng lưới lan che bề mặt lồng bè nuôi để giảm ánh sáng trực tiếp xuống đáy lồng nuôi;

- Khi mực nước trên sông, hồ giảm cần hạ thấp lồng nuôi hoặc di chuyển lồng nuôi đến nơi có mực nước sâu để bảo đảm độ sâu luôn ở mức 2,5 – 3,0 m; đối với vùng nuôi tôm hùm có hàm lượng vật chất hữu cơ nhiều nên đặt lồng nuôi cách đáy khoảng 1,5-2,0 m nhằm khắc phục việc thiếu oxy cục bộ;

- Giảm 50-70% lượng thức ăn cho ăn hàng ngày hoặc ngừng cho ăn vào những ngày nắng nóng gay gắt. Chọn loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao kết hợp với việc bổ sung vitamine C, khoáng chất, chế phẩm để duy trì thuỷ sản nuôi trong giai đoạn nắng nóng gay gắt;

- Tiến hành thu tỉa khi thuỷ sản nuôi đạt kích cỡ thu hoạch. Hạn chế đánh bắt, san thưa, vận chuyển, thả giống vào những ngày nắng nóng, thời điểm nắng nóng trong ngày.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác