Công văn 12779/BCT-KH trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Hậu Giang do Bộ Công thương ban hành
Công văn 12779/BCT-KH trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Hậu Giang do Bộ Công thương ban hành
Số hiệu: | 12779/BCT-KH | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Vũ Huy Hoàng |
Ngày ban hành: | 28/12/2012 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 12779/BCT-KH |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương |
Người ký: | Vũ Huy Hoàng |
Ngày ban hành: | 28/12/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12779/BCT-KH |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012 |
Kính gửi: Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang
Theo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển tới Bộ Công Thương tại văn bản số 593/BDN ngày 26 tháng 11 năm 2012, cử tri tỉnh Hậu Giang có ý kiến như sau:
1. Cử tri bức xúc trước tình trạng các cơ sở kinh doanh xăng dầu, các mặt hàng thiết yếu tại một số tỉnh, thành phố gần đây xuất hiện tình trạng găm hàng để chờ tăng giá, tạo khan hiếm giả tạo, trong khi đó chế tài xử lý đối với hành vi này lại quá nhẹ, cá nhân, tổ chức vi phạm chấp nhận nộp phạt bởi số tiền phạt thấp hơn so với tiền lãi thu được do việc đầu cơ mang lại. Đề nghị sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính điều chỉnh chi tiết vấn đề này.
2. Cử tri phản ánh nguồn vốn kích cầu của Chính phủ cho vay để phục vụ sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai, nhưng thực chất vốn kích cầu không đến được với nông dân mà đối tượng thụ hưởng lại là các doanh nghiệp mua lúa và chế biến gạo xuất khẩu (xuất hiện lợi ích nhóm). Mặc dù Chính phủ đã hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua lúa của nông dân để tạm trữ nhưng thực tế giá lúa 6 tháng đầu năm 2012 tại Đồng bằng sông Cửu Long không được giá, thấp hơn năm 2011, không đảm bảo cho nông dân có lãi hơn 30% như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị có giải pháp điều chỉnh nguồn vốn kích cầu đầu tư trực tiếp vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, cho nông dân đầu tư cải tạo ruộng đồng, nâng cấp hệ thống thủy lợi.
Bộ Công Thương xin được trả lời như sau:
Về vấn đề thứ nhất.
Thời gian qua, nhiều vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, một số mặt hàng thiết yếu đã bị xử lý, tuy nhiên có trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần do mức phạt chưa đủ sức răn đe, số tiền nộp phạt thấp hơn nhiều so với số tiền thu lợi được do vi phạm. Từ đầu năm 2012 cho đến nay, trong lĩnh vực xăng dầu, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 7.390 vụ, xử lý 1133 vụ, trong đó vi phạm về điều kiện kinh doanh 402 vụ; vi phạm về giá 43 vụ, vi phạm về chất lượng 65 vụ; vi phạm về đo lường 63 vụ, vi phạm khác 214 vụ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 8.330.060.000 đồng. Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của 40 cửa hàng kinh doanh xăng dầu vi phạm.
Để giải quyết tình trạng vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định tại Nghị định số 104/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh xăng dầu, tăng áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu nhằm bảo đảm tính răn đe.
Để tiếp tục xử lý nghiêm các sai phạm, Bộ Công Thương đang rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về quản lý kinh doanh xăng dầu; xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, khí dầu mỏ hóa lỏng và một số hàng hóa thiết yếu khác với mực đích tăng mức phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính nhằm bảo đảm sức răn đe, ngăn ngừa vi phạm.
Về vấn đề thứ hai
Đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta; được cụ thể hóa bằng nhiều Chương trình, đề án cụ thể như kiên cố hóa hệ thống kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, hỗ trợ vay vốn mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp; chế biến, bảo quản sau thu hoạch, xây dựng kho tạm trữ nông sản, lúa gạo ...
Về vấn đề tạm trữ lúa gạo, theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Vụ Đông - Xuân 2011 - 2012, các doanh nghiệp được giao thu mua gạo tạm trữ một triệu tấn quy gạo đã hoàn thành vào ngày 15 tháng 4 năm 2012, trước thời hạn 15 ngày với giá lúa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu phổ biến tại ruộng khoảng trên 5.000 đồng/kg. Vụ Hè - Thu 2012, mặc dù vào thời điểm thu hoạch rộ, việc triển khai thực hiện thu mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo theo Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ nên giá lúa gạo đã tăng trong tháng 7. Giá lúa tại ruộng thời điểm trước khi thực hiện tạm giữ theo Quyết định số 812/QĐ-TTg dẫn trên là khoảng 4.300 - 4.400 đồng/kg (có dao động giữa các vùng, tùy theo độ ẩm, chất lượng và chi phí vận chuyển) nhưng đến ngày 31 tháng 7 năm 2012, giá đã tăng lên mức 4.700 đồng/kg.
Như vậy, theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc mua tạm trữ lúa gạo năm 2012 đã có tác dụng tích cực tới giá lúa gạo hàng hóa, khắc phục tình trạng giá giảm sâu theo thông lệ hàng năm khi vào chính vụ thu hoạch. Song, diễn biến giá cả lúa gạo trên thị trường cho thấy, giá lúa gạo hàng hóa năm 2012 có giảm thấp hơn năm 2011 (tuy nhiên, người nông dân vẫn đảm bảo có lãi hơn 30% như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ). Nguyên nhân chính là do diễn biến bất lợi của giá gạo trên thị trường thế giới, nhu cầu sụt giảm ở hầu hết các thị trường truyền thống và cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu gạo đã tác động tiêu cực đến giá gạo xuất khẩu của nước ta, nhất là trong nửa năm đầu 2012. Lượng cung tăng trong khi lượng cầu giảm đã tạo áp lực giảm giá lên thị trường gạo nói chung và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nói riêng. Cho đến nay, các tín hiệu trên thị trường gạo thế giới đều cho thấy nhiều khó khăn hơn thuận lợi với diễn biến phức tạp, khó lường cho thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam.
Qua công tác điều hành, trao đổi thông tin với các đơn vị liên quan và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương được biết nhiều thời điểm các thương nhân đã phải chịu áp lực lãi suất từ việc mua lúa để đảm bảo lãi cho người nông dân nhưng chưa tìm được đầu ra mặc dù đã hết thời gian được hưởng ưu đãi lãi suất khi mua tạm trữ thóc gạo.
Ngoài chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo, hiện Chính phủ vẫn đang có các chính sách hỗ trợ tín dụng trực tiếp cho nông dân thông qua việc triển khai các chương trình cho vay hỗ trợ sản xuất theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Để hỗ trợ hoạt động sản xuất nông nghiệp, hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định đời sống, thu nhập của người nông dân, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg. Theo đó, Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì nghiên cứu các cơ chế, chính sách ưu đãi về tài chính đối với các hạng mục giảm tổn thất sau thu hoạch; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu chính sách ưu đãi về tín dụng theo tinh thần Nghị quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thông qua đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, Bộ Công Thương xin cảm ơn cử tri tỉnh Hậu Giang đã quan tâm đến vấn đề nêu trên./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây