Công văn 1276/TCHQ-ĐTCBL về tăng cường kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất ma túy năm 2023 do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 1276/TCHQ-ĐTCBL về tăng cường kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất ma túy năm 2023 do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu: | 1276/TCHQ-ĐTCBL | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan | Người ký: | Lưu Mạnh Tưởng |
Ngày ban hành: | 23/03/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1276/TCHQ-ĐTCBL |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Người ký: | Lưu Mạnh Tưởng |
Ngày ban hành: | 23/03/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1276/TCHQ-ĐTCBL |
Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2023 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, liên tỉnh, thành phố
Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất ma túy phục vụ phát triển kinh tế, xã hội diễn ra sôi động, nhu cầu sử dụng tiền chất trong sản xuất, kinh doanh, trong lĩnh vực thú y và và y tế có chiều hướng gia tăng. Hiện nay, trên cả nước có hơn 1.000 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất ma túy để kinh doanh, sản xuất và gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hoạt động phối hợp kiểm soát tiền chất của các cơ quan chức năng đã được tăng cường; song, việc kiểm soát và quản lý tiền chất ở khâu cuối cùng còn gặp nhiều khó khăn do nguồn tiền chất phong phú (60 loại tiền chất ma túy), việc mua bán qua nhiều đối tượng kinh doanh tạo nên thị trường đa dạng và phức tạp.
Theo báo cáo của Bộ Công an, tình hình tội phạm ma túy nói chung và tội phạm về tiền chất ma túy tổng hợp nói riêng vẫn diễn biến phức tạp trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19 đã được kiểm soát, các quốc gia đã dần dỡ bỏ rào cản phòng, chống dịch bệnh. Tội phạm về ma túy trong thời gian gần đây đã triệt để lợi dụng thành tựu của khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, không gian mạng, công nghệ hóa học, dược học để phạm tội và che dấu hành vi phạm tội. Khi có một chất ma túy mới bị phát hiện được đưa vào diện kiểm soát bằng danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định thì lại xuất hiện ngay các chất mới có tính chất, tác dụng tương tự thay thế.
Qua việc tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy do Bộ Công an là đơn vị chủ trì và công tác tổng hợp, báo cáo từ các Cục Hải quan địa phương gửi về Tổng cục Hải quan (qua Cục Điều tra chống buôn lậu), có thể điểm qua một số hành vi điển hình từ những vụ xử lý vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất ma túy, cụ thể:
- Gian lận khi khai báo hải quan trong quá trình XNK hóa chất là tiền chất ma túy như: không khai, hoặc khai sai về tên hàng, số lượng, chủng loại của hàng hóa; sử dụng tên, địa chỉ, nhân thân giả để gửi và nhận hàng hóa; sử dụng mạng xã hội, công nghệ trong việc trao đổi mua bán, vận chuyển trái phép tiền chất ma túy;
- Khai báo không đúng, không đầy đủ về thông tin mô tả hàng hóa, về các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định tên hàng hóa như: thông tin về vật chất cấu thành, thành phần, hàm lượng, chức năng, công dụng, phân loại,... dẫn đến gây khó khăn, nhầm lẫn trong công tác kiểm tra, xác định hàng hóa;
- Doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; hàng gửi Kho ngoại quan không thực hiện đúng, đầy đủ quy định liên quan đến quản lý, sử dụng tiền chất, dẫn đến gây thất thoát tiền chất, tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng mua bán, trao đổi tiền chất để sản xuất, điều chế trái phép chất ma túy;
- Gian lận trong sử dụng giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất, như: sử dụng giấy phép giả, hết hạn, sửa chữa, tẩy xóa; số lượng tiền chất xuất khẩu, nhập khẩu thực tế lớn hơn số lượng tiền chất trong giấy phép, nhập khẩu nhiều lần với cùng 01 giấy phép... Gian lận trong sang chiết, vận chuyển trái phép tiền chất, như: thay nhãn mác gắn trên bao bì, chai lọ chứa tiền chất không dán nhãn hoặc không dùng để đựng hóa chất...;
- Vận chuyển hàng hóa là tiền chất khi tạm nhập - tái xuất, quá cảnh và gửi kho ngoại quan không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định.
Từ những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro nêu trên, để kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất ma túy, Tổng cục yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Tổ chức lực lượng phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng tiền chất; hỗn hợp hóa chất chứa tiền chất, các sản phẩm, chế phẩm chứa tiền chất diễn ra trong địa bàn hoạt động hải quan; Nhận diện phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm trong hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng, quản lý tiền chất. Phát hiện sơ hở, đề xuất cảnh báo, kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý.
2. Đối với lực lượng kiểm soát hải quan (các Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy/ Đội Kiểm soát hải quan, Đội Kiểm soát chống buôn lậu ma túy):
- Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan (gồm: vận động quần chúng, điều tra nghiên cứu nắm tình hình, sưu tra, thu thập thông tin, xây dựng cơ sở bí mật, trinh sát ngoại tuyến, trinh sát kỹ thuật, đấu tranh chuyên án) để tiến hành điều tra, xác minh nhằm chủ động đấu tranh có hiệu quả và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
- Tra cứu dữ liệu tờ khai trên các hệ thống nghiệp vụ của Ngành để rà soát các loại tiền chất, chất ma túy trọng điểm và doanh nghiệp trọng điểm xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, địa bàn nào? Đánh giá số lượng, chủng loại được cấp phép với số lượng thực tế nhập để phân loại thứ tự, số lượng đã nhập, làm cơ sở để xây dựng phương án đấu tranh.
- Thu thập hồ sơ hải quan ở Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất ma túy và hàng hóa chứa tiền chất thuộc diện quản lý của các Bộ, Ngành; thu thập hồ sơ ở cơ quan thuế, hồ sơ ở ngân hàng, hồ sơ ở cơ quan cấp phép từ đó phân tích, đánh giá rủi ro, xác định dấu hiệu vi phạm quy định trong việc xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất ma túy làm cơ sở cho việc phân loại, đánh giá chứng cứ để đấu tranh làm rõ hành vi vi phạm.
- Trong quá trình thu thập thông tin, phân tích đánh giá tình hình, nếu có dấu hiệu nghi vấn gian lận tiền chất ma túy liên quan đến khai báo về mã số, tên hàng, phương tiện có dấu hiệu cất giấu tiền chất, chất ma túy thì phối hợp với Chi cục Hải quan để kiểm tra, đối chiếu đánh giá xem số lượng, chủng loại tiền chất, chất hướng thần, chất ma túy nhập khẩu có đúng giấy phép được cấp không?..., sử dụng có đúng mục đích theo nội dung giấy phép được cấp không..?
Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm về xuất nhập khẩu tiền chất, chất hướng thần, chất ma túy hoặc vi phạm về hàng hóa thì báo cáo Lãnh đạo lập kế hoạch điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan:
- Khi thực hiện đăng ký kiểm tra hồ sơ hải quan, Chi cục Hải quan thực hiện hướng dẫn doanh nghiệp khai báo về phần mô tả tên hàng theo đúng quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để đảm bảo khai đúng tên tiền chất, hàm lượng tiền chất chứa trong hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Rà soát các loại chứng từ hải quan để phát hiện các mâu thuẫn, nghi vấn về làm giả hồ sơ hoặc mâu thuẫn giữa hồ sơ khai báo về hàng hóa, về tuyến đường, về phương thức vận tải, thanh toán, tính chất, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa có nguy cơ cao buôn lậu, vận chuyển trái phép tiền chất đặc biệt tuyến đường xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến các quốc gia, vùng lãnh thổ như: Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Pháp, Ấn Độ...
- Quá trình kiểm tra, giám sát, làm thủ tục hải quan đối với các mặt hàng là máy móc, dụng cụ, phương tiện, thiết bị có thể dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thì công chức được giao nhiệm vụ phải nêu cao trách nhiệm, tập trung kiểm tra kỹ hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, cách thức đóng gói hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, người mua, người bán... Nếu có dấu hiệu nghi vấn thì chụp ảnh, ghi hình hàng hóa kiểm tra, đồng thời báo cáo ngay cho Lãnh đạo đơn vị cấp trên trực tiếp để kiểm tra, đánh giá thông tin và trao đổi với lực lượng chuyên trách kiểm soát ma túy để phối hợp điều tra, xác minh.
4. Đối với các đơn vị Hải quan quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất: Tập trung rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, tiến hành điều tra nghiên cứu nắm tình hình, lập hồ sơ cụ thể đối với từng doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng tiền chất. Thường xuyên tuần tra, kiểm soát trong khu công nghiệp, khu chế xuất để nắm tình hình về doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng tiền chất để sản xuất kinh doanh từ việc xây dựng lắp đặt nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, máy móc sử dụng tiền chất trong sản xuất, kho bãi tập kết chứa tiền chất, số lượng công nhân phục vụ, quá trình sản xuất làm ra sản phẩm... đối với doanh nghiệp sử dụng tiền chất, phải quản lý chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào, định mức tiêu hao, nguyên liệu thừa, tiêu hủy hoặc chuyển sang hợp đồng khác... Nếu phát hiện dấu hiệu nghi vấn thì lập hồ sơ sưu tra, phối hợp với các đơn vị chuyên trách ma túy xác minh, điều tra làm rõ.
Căn cứ nội dung Công văn này, các đơn vị xây dựng chi tiết Kế hoạch kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất ma túy tại địa bàn do đơn vị quản lý nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Tổng cục nếu không làm hết trách nhiệm, để xảy ra các vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép tiền chất ma túy nổi cộm trong địa bàn được giao quản lý.
Thực hiện báo cáo định kỳ theo chế độ báo cáo thống kê về công tác phòng chống ma túy và báo cáo tổng kết năm thực hiện (thời gian báo cáo tổng kết trước ngày 20/12)
Tổng cục Hải quan thông báo và yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây