23613

Công văn số 1266 TM/AM ngày 05/04/2002 của Bộ Thương mại về việc cắt giảm thuế quan theo HĐ Mậu dịch tự do Việt Nam - Ucraina

23613
LawNet .vn

Công văn số 1266 TM/AM ngày 05/04/2002 của Bộ Thương mại về việc cắt giảm thuế quan theo HĐ Mậu dịch tự do Việt Nam - Ucraina

Số hiệu: 1266 TM/AM Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Lê Danh Vĩnh
Ngày ban hành: 05/04/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1266 TM/AM
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại
Người ký: Lê Danh Vĩnh
Ngày ban hành: 05/04/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1266 TM/AM
V/v Cắt giảm thuế quan theo HĐ Mậu dịch tự do Việt Nam - Ucraina

Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2002

 

Kính gửi: Bộ Tài chính

 

Trả lời Công văn số 2471 TC/TCT ngày 20/3/2002 của Quý Bộ về cắt giảm thuế quan theo Hiệp định Mậu dịch tự do Việt Nam - Ucraina, Bộ Thương mại xin có ý kiến như sau:

I. VỀ NGUYÊN TẮC CẮT GIẢM THUẾ:

Bộ Thương mại nhất trí với quan điểm của Bộ Tài chính là theo Điều XXIV Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT, 1994); “để được coi là một Khu mậu dịch tự do, các Bên ký kết phải loại bỏ thuế quan đối với hầu như toàn bộ thương mại hàng hóa có xuất xứ từ lãnh thổ hải quan của các Bên”.

Chính Ucraina đã đề nghị đàm phán theo phương án trên, có nghĩa là thuế suất toàn bộ các mặt hàng bằng 0%, trừ những mặt hàng trong danh mục loại trừ. Trong danh mục loại trừ có thể đưa những hàng hóa không thể cắt giảm thuế hoặc nhạy cảm vì lý do nào đó.

Còn phương án chỉ giảm thuế đối với một số mặt hàng thực tế trao đổi với nhau là do Bộ Tài chính đề xuất. Phía Ucraina cho rằng phương án này không đáp ứng được yêu cầu của một hiệp định mậu dịch tự do. Vì vậy trong đàm phán tại vòng một Bạn thấy, nếu với nội dung như vậy, gọi tên hiệp định là “Hiệp định về tự do hóa thương mại...” thì hợp lý hơn. Khi ta đặt vấn đề đàm phán giảm thuế đối với một số mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga, phía Bạn cũng đã phản đối vì như vậy trái với nguyên tắc giữa WTO và theo quy chế tối huệ quốc mặc nhiên phải áp dụng cho các nước khác.

Theo chúng tôi, cần phải làm rõ nguyên tắc để chúng ta phải đàm phán với Ucraina.

Theo quan điểm của Bộ Thương mại, mục tiêu của việc ký kết hiệp định này không phải là đàm phán trước về lộ trình gia nhập WTO, mà phải đạt được mức cao hơn, có nghĩa là Hiệp định mậu dịch tự do, như một số nước ASEAN đã và đang đàm phán và ký kết với các nước thứ ba (kể cả giữa ASEAN với Trung Quốc trong tương lai).

Vì vậy, Bộ Thương mại đề nghị tiếp tục đàm phán với phía Ucraina theo lộ trình giảm thuế CEPT/AFTA như đã trình và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc, nhưng cần đơn giản hóa để cho Bạn dễ chấp nhận. Trước mắt tập trung thoả thuận danh mục cắt giảm thuế quan (Inclusion List).

II. VỀ DANH MỤC HÀNG HÓA CẮT GIẢM THUẾ:

1. Danh mục cắt giảm thuế của Việt Nam:

Bộ Thương mại thấy rằng danh mục các Quý Bộ soạn thảo về cơ bản dựa theo lộ trình cắt giảm thuế CEPT/AFTA, tuy nhiên có một số dòng thuế chưa khớp nhau:

+ Dòng 8504.10.00: theo CEPT thì năm 2002 thuế suất 5%, còn theo dự thảo với Ucraina là 10% (bằng MFN hiện hành);

+ Dòng 8524.21.00: theo CEPT thì năm 2002 thuế suất 20%, còn theo dự thảo là 30% (băng MFN hiện hành);

+ Dòng 8540.12.00: trong Nghị định thực hiện CEPT năm 2002 chỉ có 1 dòng, trong khi dự thảo với Ucraina có 2 dòng thuế;

+ Dòng 7213.99: trong Biểu thuế không có thuế suất cho nhóm 6 số này.

Những điểm trên đây cần xem xét lại.

2. Danh mục cắt giảm thuế của Ucraina: Bộ Thương mại đồng ý với Bộ Tài chính là phải yêu cầu phía Ucraina đưa thêm các mặt hàng dệt may, giày dép vào danh mục giảm thuế của Ucraina. Trong trường hợp đó đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc đưa thêm vào danh mục cắt giảm thuế của ta những mặt hàng xuất khẩu của Bạn vào Việt Nam trên nguyên tắc cân bằng lợi ích.

Trên đây là ý kiến của Bộ Thương mại để Bộ Tài chính tham khảo và đề nghị Quý Bộ hoàn tất Phụ lục theo Điều 3 của dự thảo Hiệp định để sớm chuyển cho phía Ucraina.

 

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Lê Danh Vĩnh

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác