Công văn 1222/STTTT-BCVT năm 2011 hướng dẫn nội dung thi công công trình ngầm mạng cáp viễn thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Công văn 1222/STTTT-BCVT năm 2011 hướng dẫn nội dung thi công công trình ngầm mạng cáp viễn thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu: | 1222/STTTT-BCVT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Nguyễn Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 10/10/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1222/STTTT-BCVT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Nguyễn Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 10/10/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1222/STTTT-BCVT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2011 |
Kính gửi: |
- Sở Giao thông vận tải; |
Sở Thông tin và Truyền thông nhận được công văn số 2910/UBND-CNN của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về yêu cầu các đơn vị có thẩm quyền cấp phép đào đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện kiểm tra về phương án thiết kế, bố trí và đấu nối hệ thống cống cáp ngầm viễn thông trước khi cấp giấy phép thi công đào đường, vỉa hè.
Sở Thông tin và Truyền thông tạm thời hướng dẫn một số nội dung thi công công trình ngầm mạng cáp viễn thông trên địa bàn thành phố (đính kèm công văn) để các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có nhu cầu ngầm hóa hệ thống cáp viễn thông biết và thực hiện.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
HƯỚNG DẪN
VỀ QUY TRÌNH THỰC
HIỆN VIỆC THI CÔNG CÔNG TRÌNH HẠ NGẦM MẠNG CÁP VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ
(Đính kèm công văn số 1222/STTTT-BCVT ngày 10/10/2011)
I. Phân loại các công trình hạ ngầm cáp viễn thông
1. Các công trình hạ ngầm cáp viễn thông cần ý kiến thống nhất của Sở TTTT
- Thi công đầu tư xây dựng các công trình cống, bể, hào, tuy nen kỹ thuật để bố trí, lắp đặt các đường dây, thiết bị viễn thông và đường ống kỹ thuật theo quy hoạch để hạ ngầm cáp viễn thông hoặc phối hợp hạ ngầm với cáp điện lực phục vụ việc xây dựng, cải tạo, mở rộng các tuyến đường; các khu đô thị mới, khu nhà ở mới xây dựng.
- Hạ ngầm cáp viễn thông xung quanh các khu đất, tòa nhà, hội trường theo yêu cầu của các chủ đầu tư công trình...
- Thi công đào đường để di dời tủ cáp, hầm cáp và các tuyến pi phục vụ các dự án xây dựng, lắp đặt hệ thống thoát nước...
- Thi công đào đường để tăng cường tuyến cống cáp trên hiện trạng hầm cống có sẵn nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của đơn vị.
- Thi công đào đường lắp đặt các tuyến cống cáp băng đường để ngầm hóa phần cáp treo vượt đường, nhằm tránh tình trạng cáp băng đường không đảm bảo an toàn giao thông.
2. Các công trình hạ ngầm cáp viễn thông không cần xin ý kiến của Sở TTTT
- Thi công nâng hầm cáp viễn thông sau khi thực hiện duy tu bảo dưỡng, thi công cải tạo nâng mặt đường hàng năm.
- Thi công sửa chữa hầm cống cáp viễn thông không đảm bảo an toàn giao thông.
- Thi công xử lý sự cố cáp thông tin, các tuyến cống cáp do các tác động bên ngoài gây hư hỏng.
- Thi công đào pi ngoi từ hầm cống cáp hiện hữu đến các trụ điện treo cáp, bệ tủ đấu cáp, các thiết bị chuyên ngành.
- Các công trình phục vụ công tác an ninh, quốc phòng khẩn cấp.
- Các công trình hạ ngầm cáp thuộc phần di dời tạm của các công trình khác đang thi công.
3. Các công trình có liên quan hạ ngầm cáp viễn thông khác
Đối với các công trình có liên quan hạ ngầm cáp viễn thông khác với các trường hợp nêu trên, yêu cầu chủ đầu tư liên hệ với Sở TTTT để được hướng dẫn thực hiện.
II. Nguyên tắc chung khi lập kế hoạch ngầm hóa cáp viễn thông
1. Đối với hồ sơ thiết kế
- Tuân thủ quy hoạch đô thị, không gian xây dựng ngầm đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tuân thủ các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật đối với từng loại công trình.
- Bảo đảm tối đa việc sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Bảo đảm sự kết nối, bố trí đồng bộ đường ống, đường dây, thiết bị cáp dẫn đến thuê bao, phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung và phải có quy trình vận hành, sử dụng, quy định bảo trì công trình phù hợp.
- Bảo đảm sự tính toán, dự báo nhu cầu sử dụng đường dây, đường ống kỹ thuật để xác định quy mô hào kỹ thuật hoặc cống bể phù hợp với kế hoạch, quy hoạch phát triển đô thị.
- Bảo đảm an toàn cho người, công trình lân cận và an toàn chung cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật có liên quan.
- Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ với các đơn vị, công trình khác để tiết kiệm kinh phí trong đầu tư xây dựng và tránh việc đào đường, vỉa hè nhiêu lần.
- Có chế độ ưu tiên đối với các đơn vị an ninh, quân đội và công an phục vụ điều hành các công tác an ninh quốc phòng.
2. Đối với quá trình thực hiện
- Yêu cầu chủ đầu tư công trình hạ ngầm cáp viễn thông trình hồ sơ ít nhất trước 3 tháng kể từ ngày bắt đầu thi công để đảm bảo các đơn vị có liên quan đủ thời gian chuẩn bị kế hoạch, nhân sự, nguồn vốn thực hiện.
- Đảm bảo tất cả các đơn vị viễn thông, điện lực và các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan nhận được đầy đủ các văn bản thực hiện hạ ngầm cáp và phải có xác nhận của các đơn vị này.
- Các thông báo, biên bản cuộc họp phải đính kèm với danh sách các đại diện tham dự họp.
- Các nội dung đăng ký, ý kiến, khiếu nại về hạ tầng ngầm của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của từng đơn vị.
III. Quá trình phối hợp triển khai của chủ đầu tư
1. Kiến nghị Sở TTTT phê duyệt phương án, kế hoạch ngầm hóa
Đơn vị chủ đầu tư công trình ngầm hóa cáp viễn thông có nhiệm vụ gửi kế hoạch ngầm hóa cho Sở TTTT phê duyệt.
Hồ sơ gửi gồm có:
- Các giấy tờ về chủ trương, đề án, kế hoạch đầu tư xây dựng công trình.
- Văn bản thỏa thuận về hướng tuyến của của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở Giao thông vận tải, UBND quận huyện, Ban quản lý các khu công nghiệp, Ban Quản lý các khu đô thị...).
- Kế hoạch sơ bộ triển khai hạ ngầm cáp dự kiến của công trình. Lưu ý: thể hiện các tuyến đường hoặc khu vực sẽ ngầm hóa cáp viễn thông; thời gian và tiến độ dự kiến thi công; thiết kế hệ thống hạ ngầm...
- Bản báo cáo khảo sát thực tế hệ thống cáp treo, các hệ thống kỹ thuật ngầm hiện hữu của các đơn vị, doanh nghiệp có trong khu vực, tuyến đường của dự án.
Sau năm (05) ngày làm việc từ khi nhận đầy đủ hồ sơ báo cáo của chủ đầu tư, Sở TTTT xem xét và có ý kiến bằng văn bản gửi chủ đầu tư.
2. Thông báo thiết kế cơ sở để Iấy ý kiến
Sau khi có văn bản chấp thuận đồng ý phương án ngầm hóa của Sở TTTT, chủ đầu tư tiến hành họp các bên liên quan để lấy ý kiến sơ bộ về công trình. Trong cuộc họp, chủ đầu tư phải thể hiện được một số nội dung như: khu vực ngầm hóa; chiều dài tuyến; số lượng dự kiến, loại hầm cáp; số lượng, loại, kích cỡ ống pi dự kiến được sử dụng; vị trí hầm cáp, hầm rẽ, cáp ngoi...
Chủ đầu tư tiếp nhận các thông tin, nhu cầu đăng ký sơ bộ (nếu có) của các đơn vị có mặt trong cuộc họp để tổng hợp, hoàn chỉnh bản thiết kế.
Sau cuộc họp ít nhất mười (10) ngày, chủ đầu tư phải cung cấp cho tất cả các đơn vị có liên quan bản vẽ, thiết kế cơ sở (hoặc có kèm theo file điện tử) hướng tuyến hạ ngầm cáp (đã điều chỉnh nếu có) để các đơn vị có căn cứ tiến hành thực hiện việc thống kê nhu cầu đăng ký dung lượng và đóng góp ý kiến.
3. Thời hạn đăng ký nhu cầu sử dụng hạ tầng ngầm của các đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức
a. Nguyên tắc đăng ký:
Yêu cầu thống kê dung lượng cáp hiện trạng đơn vị đang sử dụng và tính toán, dự báo sự thay đổi công nghệ và nhu cầu phát triển trong khoảng thời gian 10 năm.
Tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư về từng loại công trình, các đơn vị đăng ký nhu cầu sử dụng hạ tầng ngầm dưới hình thức dung lượng cáp hoặc dung lượng ống.
b. Thời hạn đăng ký nhu cầu:
Nhiều nhất mười (10) ngày làm việc từ khi nhận đầy đủ văn bản yêu cầu và bản vẽ (nếu có), các đơn vị bắt buộc phải có văn bản gửi chủ đầu tư để cung cấp số liệu (kèm theo bản cam kết), nội dung đóng góp ý kiến, thông tin về người đại diện có thẩm quyền, số điện thoại liên hệ...
Sau thời gian trên mà các đơn vị không có văn bản trả lời thì xem như không có nhu cầu sử dụng chung hạ tầng ngầm sau khi công trình được đưa vào sử dụng và bắt buộc phải thực hiện việc tháo dỡ, di dời cáp sau khi công trình hạ ngầm cáp hoàn thành.
c. Đối với mạng cáp phục vụ an ninh, quốc phòng, chiếu sáng công cộng và tín hiệu giao thông
Đơn vị chủ quản mạng cáp thực hiện các công việc sau:
- Liên hệ trực tiếp và có công văn gửi đơn vị chủ đầu tư để thông báo mức độ ảnh hưởng, liên quan của từng công trình chỉnh trang đối với mạng cáp do đơn vị viễn thông quản lý cũng như nhu cầu trong tương lai nếu có.
- Cử nhân sự, phương tiện phối hợp chặt chẽ trong suốt quá trình thi công.
4. Chủ đầu tư tổng hợp và thông báo thiết kế chi tiết để lấy ý kiến
a. Nội dung thực hiện
Căn cứ những ý kiến đóng góp và nhu cầu đăng ký sử dụng của các đơn vị, chủ đầu tư thiết kế kế hoạch hạ ngầm chi tiết công trình và cung cấp cho các đơn vị có liên quan để góp ý.
Nhiều nhất mười (10) ngày làm việc từ khi nhận đầy đủ văn bản và bản vẽ chi tiết, các đơn vị không có văn bản trả lời thì xem như không có ý kiến khác so với thiết kế chi tiết của chủ đầu tư.
b. Nội dung kế hoạch chi tiết gửi góp ý phải thể hiện được các nội dung sau:
- Các căn cứ, cơ sở lập phương án.
- Văn bản chấp thuận chủ trương kế hoạch của Sở TTTT.
- Phương án kỹ thuật thi công hạ ngầm cáp (nêu rõ vị trí, giải pháp thiết kế hầm cống bể; số lượng, chủng loại ống pi, chất liệu vật liệu; kỹ thuật đấu nối giữa các công trình đường dây, đường cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật với nhau cũng như với hệ thống hiện hữu; giới hạn khối lượng cáp dự phòng được đặt trong hệ thống hầm cống.
- Nội dung các công việc, thời gian và địa điểm thực hiện, nêu rõ các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân nào cần phối hợp thực hiện phương án.
- Quy mô, khối lượng công việc. Lưu ý: tùy theo dung lượng cáp, phải thiết kế phương án bố trí hầm, phân chia vị trí ngoi cột, cũng như chỉnh trang làm gọn cáp viễn thông tại nhũng đoạn chuyển tiếp từ cáp treo trên cột sang cáp trong cống bể.
- Phần công việc của chủ đầu tư công trình thực hiện (phân cụ thể công việc từng thành viên trong liên doanh chủ đầu tư).
- Phần công việc của đơn vị thi công.
- Phần công việc của các đơn vị viễn thông, điện lực liên quan (hỗ trợ đảm bảo an toàn điện trong suốt quá trình thi công).
- Danh sách, số điện thoại của cán bộ giám sát công trình.
- Phương án, quy định, thời gian để các đơn vị tiến hành hạ ngầm cáp viễn thông và thu hồi cáp treo trên cột, cũng như phương án thu hồi cột nếu có.
- Quy trình vận hành sử dụng, quy định bảo trì công trình, thỏa thuận đấu nối chuyển mạng.
5. Họp thống nhất thiết kế chi tiết thi công công trình với các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân có liên quan
Sau khi tổng hợp tất cả các ý kiến đóng góp cho bản vẽ thiết kế, chủ đầu tư tiến hành hiệu chỉnh bản thiết kế và tổ chức cuộc họp để thông báo cho các bên liên quan để thống nhất ý kiến và ký biên bản thỏa thuận, thống nhất mặt cắt các tuyến cống cáp được phân bổ.
IV. Sở TTTT thông qua phương án chi tiết
1. Gửi phương án và kế hoạch
Sau buổi họp thống nhất phương án thiết kế chi tiết thi công công trình lần cuối nhiều nhất là mười lăm (15) ngày làm việc, chủ đầu tư trình tất cả các hồ sơ về Sở TTTT.
2. Hồ sơ báo cáo phương án thiết kế chi tiết hoàn chỉnh do chủ đầu tư trình gồm có:
- Các giấy tờ về cho phép đầu tư xây dựng công trình.
- Hồ sơ, kế hoạch chi tiết triển khai hạ ngầm cáp, bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí, mặt bằng, mặt cắt; chiều sâu công trình; sơ đồ đấu nối kỹ thuật; vật tư sử dụng...
- Văn bản thỏa thuận về hướng tuyến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở Giao thông vận tải, UBND quận huyện, Ban quản lý các khu công nghiệp, Ban Quản lý các khu đô thị…).
- Các văn bản chủ đầu tư đã gửi các đơn vị có liên quan trong suốt quá trình lấy ý kiến đóng góp cho công trình.
- Văn bản cung cấp số liệu, nhu cầu sử dụng và ý kiến đóng góp của các các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng công trình ngầm.
- Biên bản thống nhất kế hoạch, phương án thi công giữa các bên liên quan.
- Danh sách có ký tên của đại diện các đơn vị tham gia các cuộc họp.
3. Duyệt kế hoạch
Trong vòng mười (10) ngày làm việc sau khi nhận đầy đủ hồ sơ báo cáo đầy đủ của chủ đầu tư, Sở TTTT xem xét và có ý kiến bằng văn bản về việc thống nhất phương án thiết kế chi tiết công trình gửi chủ đầu tư và các đơn vị liên quan.
V. Xin cấp giấy phép thi công đào đường, vỉa hè của Sở ngành, UBND Quận, huyện
Chủ đầu tư trình hồ sơ và các văn bản liên quan để các đơn vị có thẩm quyền cấp phép đào đường, vỉa hè.
Trước ngày khởi công mười (10) ngày, chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho các đơn vị liên quan biết ngày khởi công, danh sách cán bộ giám sát công trình cho UBND Quận - Huyện, Phường - Xã nơi có tuyến đường hạ ngầm cáp để để phối hợp kiểm tra, giám sát quá trình thi công.
VI. Thi công các tuyến ngầm hóa
Chủ đầu tư và đơn vị thi công chịu hoàn toàn trách nhiệm về quản lý, xử lý sự cố trên đường trong phạm vi công trình.
Các tổ chức và cá nhân hoạt động thi công xây dựng công trình ngầm có trách nhiệm tuân thủ quy định, các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo phương án đã được thông qua.
Tuân thủ nghiêm quy trình, trình tự công việc và có chế độ thường xuyên kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn khi thi công.
Bố trí đầy đủ nhân sự, dụng cụ, phương tiện thi công cần thiết để phối hợp thực hiện phần công việc đã thống nhất trong Phương án và cử người giám sát trong suốt quá trình thi công cho đến ngày kết thúc công trình.
Chủ đầu tư liên hệ để được Ủy ban Nhân Dân Quận - Huyện, Phường - Xã hỗ trợ tổ chức tuyên truyền các công trình thi công trước và trong khi thực hiện công tác ngầm cáp viễn thông trên các tuyến đường theo kế hoạch (giữ gìn trật tự, điều phối giao thông, giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của nhân dân về công trình, kiểm tra việc hạ ngầm, nhổ cột,...).
VII. Triển khai hạ ngầm cáp viễn thông vào hệ thống hạ tầng ngầm
Thời gian hạ ngầm cáp của các đơn vị không được quá ba mươi (30) ngày làm việc từ khi chủ đầu tư có thông báo cho phép kéo cáp trong hệ thống ngầm. Sau thời gian trên, các đơn vị phải hoàn toàn tự chịu trách nhiệm với các sợi cáp viễn thông còn treo trên cột bị xử lý theo quy định.
Thực hiện đúng các bước trong kế hoạch đã được thống nhất, trường hợp đơn vị thi công thực hiện không đúng kế hoạch dẫn đến việc mất thông tin liên lạc, hư hại tài sản sẽ phải phối hợp khắc phục hậu quả, chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định pháp luật do vi phạm của đơn vị mình.
Việc kéo cáp trong hệ thống ngầm hóa phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và tuân theo thỏa thuận đã thông qua ban đầu như: số lượng sợi cáp, số ống pi, vị trí bố trí ống...
Đơn vị chủ đầu tư phải giám sát các đơn vị viễn thông trong suốt quá trình kéo cáp trong hệ thống ngầm hóa. Chủ đầu tư có trách nhiệm hỗ trợ các đơn vị thi công kéo cáp khi xảy ra sự cố. Khi thi công mà gặp sự cố lúc kéo cáp, các đơn vị phải báo cho chủ đầu tư để giải quyết, không tự ý giải quyết mà chưa có ý kiến của chủ đầu tư.
Đối với các công trình có quy mô khối lượng công việc lớn hoặc các phát sinh khác làm chậm trễ thời hạn hoàn tất việc hạ ngầm cáp, chủ đầu tư và các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân phải báo cáo cho Sở TTTT để được giải quyết.
VIII. Triển khai thu hồi cáp và nhổ cột (nếu có)
Sau thời hạn chót thực hiện xong việc hạ ngầm năm (05) ngày làm việc, các đơn vị phải gửi phương án hạ ngầm cáp, đấu nối chuyển mạng, thu hồi cáp của đơn vị quản lý cho chủ đầu tư.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức cuộc họp với các đơn vị có cáp thu hồi để thống nhất thời gian và phương án thu hồi đồng bộ.
Thời hạn đấu nối chuyển mạng, thu hồi cáp của đơn vị quản lý không quá hai mươi (20) ngày kể từ lúc thời hạn chót thực hiện xong việc hạ ngầm cáp viễn thông. Chủ sở hữu của hệ thống cáp viễn thông phải tiến hành thu hồi cáp viễn thông của đơn vị mình.
Sau thời hạn trên, chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp cùng chủ sở hữu của hệ thống cột, cáp viễn thông tiến hành thu hồi cáp viễn thông (kể cả cáp vô chủ) theo quy định tại Nghị định 39/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ.
Cơ quan quản lý về xây dựng tại địa phương (UBND quận - huyện, phường - xã...) có trách nhiệm kiểm tra việc thu hồi này.
IX. Quản lý lưu trữ hồ sơ
Sau khi nghiệm thu công trình, chủ đầu tư tiến hành thống kê, cập nhật mới các hồ sơ bản vẽ thể hiện vị trí, hướng tuyến, khối lượng, chủng loại cáp viễn thông tuyến ngầm hóa trong cống, bể và cung cấp dữ liệu (bản vẽ và file điện tử) cho Sở TTTT, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và UBND quận huyện để hướng dẫn tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, khai thác công trình ngầm.
Các đơn vị, doanh nghiệp viễn thông liên quan cập nhật mới hồ sơ quản lý, các bản vẽ thể hiện: vị trí, hướng tuyến, các thiết bị thông tin viễn thông. Các loại hồ sơ này phải được cập nhật theo hiện trạng mới và cung cấp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
X. Kiểm tra, xử phạt
Các hành vi vi phạm các quy định về quy hoạch công trình viễn thông thụ động; về thiết kế, xây dựng, sử dụng công trình viễn thông; về sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngầm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 83/2011/NĐ- CP ngày 20 tháng 9 năm 2011.
Trong quá trình thi công, chủ đầu tư và đơn vị thi công vi phạm trong hoạt động xây dựng về bảo vệ, sử dụng hệ thống tuy nen, hào kỹ thuật; khai thác và sử dụng công trình ngầm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2009.
Sau khi hoàn tất việc hạ ngầm, các đơn vị viễn thông vẫn còn treo mắc cáp không đúng quy định buộc phải tháo dỡ, di dời cáp treo trên cột và bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 68/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2010.
Ủy ban nhân dân các Quận - Huyện, Phường - Xã, Thanh tra Sở TTTT, Thanh tra Sở Công Thương, Kiểm tra viên Điện lực căn cứ vào thẩm quyền lập biên bản vi phạm và xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây