42529

Công văn hướng dẫn Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

42529
LawNet .vn

Công văn hướng dẫn Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

Số hiệu: 11-KHXX Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao Người ký: Trịnh Hồng Dương
Ngày ban hành: 23/01/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 11-KHXX
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
Người ký: Trịnh Hồng Dương
Ngày ban hành: 23/01/1996
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 11-KHXX

Hà Nội, ngày 23 tháng 1 năm 1996

 

CÔNG VĂN

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 11 -KHXX NGÀY 23 THÁNG 1 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN PHÁP LỆNH THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN KINH TẾ

Kính gửi:

- Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Qua hơn một năm thực hiện nhiệm vụ xét xử các vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền, Toà án nhân dân các cấp đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết tốt những tranh chấp kinh tế, góp phần ổn định trật tự sản xuất kinh doanh và củng cố việc sản xuất kinh doanh tuân theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật cũng còn những vướng mắc, nhất là khi pháp luật chưa thống nhất, nhiều văn bản có những quy định không còn phù hợp nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung, do đó dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau nên một số vụ án phải giải quyết nhiều lần, tính thuyết phục không cao, nhiều Toà án địa phương đã có văn bản phản ánh những vấn đề vướng mắc về thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế của Toà án nhân dân, cũng như một số vướng mắc khác trong việc thụ lý giải quyết các vụ án kinh tế. Để việc áp dụng pháp luật được đúng đắn và thống nhất, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề đó như sau:

1.Về thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế của Toà án nhân dân

Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thì chỉ có những hợp đồng được ký giữa pháp nhân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật mới được coi là hợp đồng kinh tế. Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 17/HĐBT ngày 16 -1 -1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì: cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật là người đã được cấp giấy phép kinh doanh và đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định về đăng ký kinh doanh. Như vậy, pháp luật đã quy định rõ, chủ thể của hợp đồng kinh tế ít nhất phải có một trong các bên là pháp nhân, bên là cá nhân phải là người đã được cấp giấy phép kinh doanh và đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (trước đây là Trọng tài kinh tế, hiện nay là Uỷ ban kế hoạch). Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự (29-4-1991) thì cá nhân có đăng ký kinh doanh mà không phải là doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp tư nhân, dù họ có ký hợp đồng với mục đích sản xuất kinh doanh, thì đó cũng chỉ là hợp đồng dân sự chứ không phải là hợp đồng kinh tế. Hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao tại Công văn số 442/KHXX ngày 18-7-1994 là đúng, hướng dẫn về thẩm quyền tại Thông tư số 11-TT/PL ngày 25-5-1992 của Trọng tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế nay không còn phù hợp nên không áp dụng vào việc thụ lý và giải quyết các vụ án kinh tế nữa. Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có mục đích kinh doanh giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân theo thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, nếu Toà án nhân dân giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế mà về nội dung đã được giải quyết đúng, thì không cần thiết huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật vì lý do không đúng thẩm quyền, trừ trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị về mặt thủ tục tố tụng hoặc đương sự khiếu nại gay gắt yêu cầu được giải quyết đúng thẩm quyền.

2. Về hợp đồng có mục đích sản xuất, kinh doanh do chi nhánh của pháp nhân giao kết

Trong trường hợp chi nhánh của pháp nhân giao kết hợp đồng với một bên khác, khi xảy ra tranh chấp, Toà án cần phân biệt các trường hợp sau đây:

a) Nếu chi nhánh được sự uỷ quyền hợp pháp của người đứng đầu pháp nhân ký hợp đồng có mục đích sản xuất, kinh doanh thì đó là hợp đồng kinh tế hợp pháp, khi xảy ra tranh chấp thì Toà án nhân dân giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

b) Nếu chi nhánh nhân danh pháp nhân ký hợp đồng mà không được sự uỷ quyền hợp pháp của người đứng đầu pháp nhân, thì hợp đồng đó là vô hiệu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, và khi xảy ra tranh chấp thì Toà án nhân dân giải quyết theo pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

c) Nếu chi nhánh không nhân danh pháp nhân mà tự mình giao kết hợp đồng thì đó chỉ là hợp đồng dân sự. Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này do Toà án nhân dân giải quyết theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

3.Về tranh chấp kinh tế có nhân tố nước ngoài.

Theo Điều 87 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì các tranh chấp kinh tế tại Việt Nam, nếu một hoặc các bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều được giải quyết theo các quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế sau đây:

a) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có mục đích sản xuất, kinh doanh được ký kết giữa một bên là pháp nhân Việt Nam với một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, không phân biệt việc pháp nhân đó có trụ sở hay không có trụ sở tại Việt Nam, cá nhân đó có cư trú tại Việt Nam hay không.

b) Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty;

c) Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phtếu, trái phiếu.

d) Các tranh chấp kinh tế khác mà pháp luật có quy định.

Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có mục đích sản xuất, kinh doanh giữa các bên đều là cá nhân nước ngoài, đều là pháp nhân nước ngoài hoặc giữa một bên là pháp nhân nước ngoài với một bên là cá nhân nước ngoài do Toà án nhân dân giải quyết theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, vì theo quy định của Điều 43 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thì các hợp đồng đó không phải là hợp đồng kinh tế.

4.Vấn đề hoà giải trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế

a) Hoà giải trong quá trình giải quyết vụ án xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu.

Pháp lệnhThủ tục giải quyết vụ án kinh tế không qui định những vụ việc nào không được hoà giải. Trong thực tế việc hoà giải đã góp phần giải quyết vụ án được thuận lợi và nhanh chóng, cho nên việc hoà giải trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế kể cả việc xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu là không trái pháp luật. Nhưng đối với việc xử lý hợp đồng vô hiệu chỉ được hoà giải để giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu chứ không được hoà giải để giải quyết việc coi đó là hợp đồng vô hiệu hay không vô hiệu và càng không thể hoà giải để tiếp tục thực hiện hợp đồng. Trường hợp chi nhánh của pháp nhân nhân danh pháp nhân ký kết hợp đồng không được uỷ quyền hợp pháp của người đứng đầu pháp nhân mà nội dung của hợp đồng đó không trái pháp luật, việc thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng phù hợp với đăng ký kinh doanh của các bên, thì Toà án có thể hoà giải để các bên chấp nhận hợp đồng và định cho họ một thời hạn phù hợp để họ hoàn tất hợp đồng theo quy định của pháp luật. Nếu các bên vẫn yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu hoặc sau khi đã hết thời hạn mà Toà án ấn định để hoàn tất hợp đồng mà không hoàn tất hợp đồng theo quy định của pháp luật thì Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

b) Trường hợp không thể tiến hành hoà giải được do bị đơn cố tình vắng mặt khi hoà giải, thì Toà án cần lập biên bản về sự cố tình vắng mặt đó của bị đơn, sau đó làm thủ tục thông báo cần thiết theo quy định của pháp luật như: niêm yết giấy báo công khai hay thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.. Nếu đương sự vắng mặt đến lần thứ hai khi hoà giải thì Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Toà án chỉ tiến hành hoà giải tại phiên toà nếu bị đơn có mặt.

5.Vấn đề tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi bị đơn bỏ trốn.

Trong trường hợp đã thụ lý vụ án kinh tế mà chưa tìm được địa chỉ của bị đơn hoặc bị đơn bỏ trốn nên chưa lấy được lời khai của bị đơn thì áp dụng khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Nếu sau khi thụ lý vụ án, đã lấy được lời khai của bị đơn mà bị đơn bỏ trốn thì đưa vụ án ra xét xử theo hướng dẫn tại điểm b mục 4 Công văn này.

Trường hợp phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án mà thấy cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì Toà án phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước rồi mới ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn có hiệu lực thi hành.

Nếu việc bỏ trốn của bị đơn có dấu hiệu của tội phạm thì Toà án cần làm văn bản kiến nghị và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để khởi tố vụ án hình sự.

6.Về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong quan hệ kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân nhưng không có hợp đồng kinh tế.

Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, thì hợp đồng kinh tế phải được các bên ký kết bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Theo quy định trên thì sự cam kết bằng miệng giữa pháp nhân với pháp nhân trong giao dịch quan hệ kinh tế không được coi là hợp đồng kinh tế, vì không đúng hình thức hợp đồng do pháp luật quy định; do đó, khi xảy ra tranh chấp, thì Toà án nhân dân giải quyết theo quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

7.Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển của nước ngoài để giải quyết tranh chấp trong giao nhận hàng hoá từ tàu biển nước ngoài

Điều 36 Bộ luật hàng hải quy định là chỉ sau khi đã thụ lý để giải quyết việc tranh chấp thì Toà án mới có quyền ra lệnh bắt giữ tàu biển để bảo đảm cho việc giải quyết tranh chấp đó. Vì vậy, chỉ sau khi đã thụ lý vụ án kinh tế hay vụ án dân sự, Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền ra quyết định bắt giữ tàu biển với tính chất là biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp cần thiết, cụ thể là:

a) Trong trường hợp pháp nhân của Việt Nam ký hợp đồng vận chuyển với chủ tàu nước ngoài, nếu có tranh chấp thì Toà án nhân dân giải quyết theo các quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và việc bắt giữ tàu biển với tính chất là biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong trường hợp cần thiết.

b) Trong trường hợp cá nhân, pháp nhân của Việt Nam ký kết hợp đồng mua hàng hoá của cá nhân, pháp nhân nước ngoài, mà bên nước ngoài thuê tàu biển vận chuyển để giao hàng cho bên Việt Nam, nếu chủ hàng không chịu giao hàng theo vận đơn, giao hàng thiếu hoặc để hàng hư hỏng, thì bên Việt Nam có quyền khởi kiện chủ tàu tại Toà án nhân dân để bảo vệ quyền sở hữu của mình. Toà án nhân dân giải quyết loại tranh chấp này theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và việc bắt giữ tàu biển với tính chất là biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong trường hợp cần thiết. Hướng dẫn này cũng được áp dụng đối với trường hợp cá nhân ở Việt Nam ký kết hợp đồng vận chuyển với chủ tàu nước ngoài.

 

Trịnh Hồng Dương

(Đã ký)

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác