Công văn 105/VPCP-QHĐP năm 2021 về xử lý kiến nghị của các địa phương do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 105/VPCP-QHĐP năm 2021 về xử lý kiến nghị của các địa phương do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 105/VPCP-QHĐP | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Mai Tiến Dũng |
Ngày ban hành: | 06/01/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 105/VPCP-QHĐP |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Mai Tiến Dũng |
Ngày ban hành: | 06/01/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2021 |
Kính gửi: Bộ Tài chính
Về các kiến nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 28 tháng 12 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý các kiến nghị của các địa phương (bảng tổng hợp kèm theo), có văn bản trả lời địa phương và đồng gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 20 tháng 02 năm 2021 để báo cáo lãnh đạo Chính phủ. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Quý Bộ biết, thực hiện./.
|
BỘ
TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
BỘ TÀI CHÍNH
(Kèm theo Công văn số 105/VPCP-QHĐP ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ)
STT |
ĐỊA PHƯƠNG |
KIẾN NGHỊ |
1 |
TP Hồ Chí Minh |
Để tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo (1) sớm có hướng dẫn về Phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa để Thành phố kịp triển khai công tác cổ phần hóa theo kế hoạch đề ra và (2) đẩy nhanh tiến độ kê khai, phê duyệt phương án và thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước của các Bộ, ngành, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước trên địa bàn Thành phố để Thành phố có thêm nguồn lực đầu tư phát triển. |
2 |
Sơn La |
Trong năm 2020, Chính phủ đã ban hành và triển khai hiệu quả các giải pháp phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định đời sống, khôi phục sản xuất kinh doanh, đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương quan tâm, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời (bao gồm cả các giải pháp về tín dụng, thuế, phí, lệ phí...), tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nhất là trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch, vận tải... |
3 |
Sơn La |
Để giảm thiểu các thủ tục hành chính, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA, tăng tính hiệu quả của các chương trình, dự án, đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương xem xét một số nội dung như sau: Thứ nhất, tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo hướng đồng bộ, rõ ràng tại từng khâu, từng bước, lược bớt các thủ tục trùng lắp, không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính. Trong đó, xem xét gộp chung một số thủ tục trùng lặp hoặc có tính chất tương tự đang được thực hiện ở nhiều bước và chỉ thực hiện chung ở một bước duy nhất, như: Quy trình xem xét, đánh giá khả năng vay lại, trả nợ và thẩm định cho vay lại có thể thực hiện chung 01 lần trong quá trình thẩm định chủ trương đầu tư; quy trình gia hạn thời gian giải ngân, thời gian thực hiện dự án có thể gộp chung thực hiện 01 lần trong giai đoạn phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư/điều chỉnh dự án (do cùng cấp có thẩm quyền, các yếu tố cần xem xét và thương thảo với Nhà tài trợ). Thứ hai, xem xét điều chỉnh giảm tỷ lệ cho vay lại để tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn ODA cho các địa phương có điều kiện kinh tế còn khó khăn (các địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương trên 50%); đồng thời có phương pháp tính toán khoa học hơn để đảm bảo chênh lệch hợp lý về tỷ lệ cho vay lại giữa các địa phương (như phương pháp tính nội suy trên cơ sở các mức tỷ lệ bổ sung cân đối). |
4 |
Cà Mau |
Nghiên cứu ban hành cơ chế ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp như: không áp dụng cơ chế vay lại đối với các dự án sử dụng nguồn ODA để thực hiện các công trình phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; cơ chế giao đất rừng cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng kè bảo vệ bờ biển, để phát triển kinh tế, du lịch... sau khi doanh nghiệp hoàn thành dự án. |
5 |
Gia Lai |
Về Kinh phí thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia Lâm nghiệp bền vững theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, năm 2020 Trung ương cấp 22.800 triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2021 Trung ương chưa cấp kinh phí này cho tỉnh. Để tiếp tục thực hiện công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho người dân. Kính đề nghị Trung ương bố trí cho tỉnh Gia Lai 18.889 triệu đồng để thực hiện trong năm 2021. |
6 |
Gia Lai |
Tỉnh Gia Lai dự toán kinh phí năm 2021 cho nhiệm vụ thực hiện bảo vệ rừng sản xuất và rừng tự nhiên theo Quyết định số 2242/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 45 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay Trung ương chưa bố trí kinh phí này. Để các công ty lâm nghiệp có nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ trên, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính bố trí cho tỉnh Gia Lai 45 tỷ đồng. |
7 |
Gia Lai |
Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2020-2030, Quốc hội đã phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1409/QĐ-TTg ngày 15/9/2020 về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 120/2020/QH14, đề nghị các bộ, ngành trung ương sớm ban hành văn bản hướng dẫn để địa phương có căn cứ tổ chức thực hiện Chương trình. Đồng thời đề nghị Trung ương sớm phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 (Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới). |
8 |
Gia Lai |
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố cấu thành giá dịch vụ y tế, có như vậy các cơ sở khám chữa bệnh mới có đủ nguồn tài chính để hoạt động trong cơ chế tự chủ tài chính như hiện nay. |
9 |
Cần Thơ |
Tiếp tục thực hiện một số chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp như ưu đãi về thuế, giãn thuế... |
10 |
Cần Thơ |
Bộ Tài chính: Tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho chuyển các loại xe 7 chỗ, 12 chỗ, 16 chỗ hiện nay sau khi sắp xếp xong nhưng có nhu cầu chuyển sang loại xe chuyên dùng phục vụ cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, vừa tiết kiệm cho ngân sách. |
11 |
Hưng Yên |
Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, có hướng dẫn cụ thể quy định về thẩm định năng lực tài chính của nhà đầu tư và về nguồn vốn thuộc sở hữu để làm căn cứ thẩm định việc nhà đầu tư có đáp ứng đủ 15% hoặc 20% tại thời điểm thẩm định quyết định chủ trương đầu tư. |
12 |
Quảng Nam |
Đối với các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, khi bán tài sản gắn liền với tiền sử dụng đất, thì tiền sử dụng đất nộp 100% ngân sách Trung ương là không hợp lý. Kính đề nghị Chính phủ phân cấp nguồn thu tiền sử dụng đất nêu trên cho ngân sách địa phương để tỉnh có nguồn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. |
13 |
Quảng Nam |
Tỉnh Quảng Nam có 9 huyện miền núi, trong đó có 6 huyện miền núi cao, giai đoạn 2021-2025 việc thực hiện Chương trình NTM ở các huyện này sẽ gặp rất nhiều khó khăn; năm 2020, tỉnh Quảng Nam bị bão lũ, dịch bệnh nặng nên hụt thu ngân sách lớn; do đó, kính đề nghị Trung ương trong giai đoạn 2021-2025 xem xét tiếp tục áp dụng nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương xây dựng NTM theo như Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg, không đưa tỉnh Quảng Nam vào tỉnh được hỗ trợ một phần vốn NSTW với mức phân bổ bằng 50% so với các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Kiến nghị điều chỉnh tỉnh Quảng Nam thành tỉnh được hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương. |
14 |
Quảng Ngãi |
kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét: - Ban hành cơ chế đặc thù cho tỉnh Quảng Ngãi: Khi hụt thu cân đối do giảm thu từ Nhà máy lọc dầu thì Trung ương bổ sung cân đối phần hụt thu để đảm bảo mặt bằng chi theo quy định. - Hỗ trợ 20% phần đối ứng theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ như tỉnh không tự cân đối. |
15 |
Quảng Ngãi |
Năm 2020, dự kiến tỉnh Quảng Ngãi mất cân đối thu chi ngân sách địa phương so với dự toán trung ương giao khoảng 2.720 tỷ đồng và mất cân đối thu chi ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp theo dự toán trung ương là 3.334 tỷ đồng. Để tạo điều kiện cho tỉnh đảm bảo nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi trong cân đối của địa phương, phù hợp với tình hình phát sinh nguồn thu trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ cho phép hạ mức tỷ lệ % thu điều tiết về Trung ương của tỉnh là 0% (tỉnh không điều tiết về Trung ương) trong năm 2021 và đưa tỉnh Quảng Ngãi ra khỏi danh sách địa phương điều tiết về ngân sách Trung ương trong thời kỳ ổn định ngân sách tiếp theo. |
16 |
Quảng Ngãi |
Để tạo điều kiện cho tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét trình Quốc hội ban hành Nghị Quyết phê duyệt các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, ưu tiên tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục được hưởng cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương theo nhóm “tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức dưới 50%” như giai đoạn 2016-2020 (UBND tỉnh Quảng Ngãi đã trình Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4534/UBND-TH ngày 22/9/2020). |
17 |
Quảng Bình |
Hỗ trợ kinh phí khôi phục sản xuất sau lũ, gồm: (1) Tạo sinh kế cho người dân sớm ổn định cuộc sống (Giống cây trồng, giống vật nuôi, vật tư nông nghiệp, thiết bị vật tư gia đình, thức ăn chăn nuôi, phân bón,...); (2) Hỗ trợ khẩn cấp để gia cố, sửa chữa các công trình thủy lợi, đê kè, nước sạch nông thôn bị hư hỏng trong các đợt lũ; Hỗ trợ kinh phí di dân khẩn cấp vùng sạt lở do đợt lũ vừa qua;... với tổng kinh phí khoảng 2.000 tỷ đồng. |
18 |
Quảng Bình |
Có chính sách đặc thù đối với vùng thường xuyên bị thiên tai để đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình phòng chống thiên tai trong thời gian tới. |
19 |
Quảng Bình |
Ban hành Nghị quyết về các gói tài chính, tín dụng như khoanh nợ, giãn nợ, giảm thuế, miễn thuế cho các doanh nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua giai đoạn khó khăn do tác động của thiên tai. |
20 |
Nghệ An |
Đề nghị Trung ương bố trí ngân sách TW hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện cho các địa phương có số thu bổ sung từ NSTW trên 30%. |
21 |
Nghệ An |
liên quan đến quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế. Căn cứ Luật đất đai (Khoản 2, Điều 149): Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp. Tuy nhiên, tại Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao hiện không đề cập nội dung trên. Dẫn đến chính sách áp dụng miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong các khu công nghiệp trong khu kinh tế Đông Nam Nghệ An hiện nay không triển khai được theo Luật Đất đai. Vì vậy kính đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 để phù hợp với quy định của Luật Đất đai. |
22 |
Trà Vinh |
Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, thì nội dung về lĩnh vực sự nghiệp công bảo vệ môi trường được nêu tại số thứ tự 31, 32 Mục VII Biểu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo quy định còn chung chung là “dịch vụ môi trường”, chưa quy định cụ thể chi tiết nội dung nào được đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ, do đó dẫn đến thời gian qua địa phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Kiến nghị Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết đối với nội dung này để tạo thuận lợi cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện. |
23 |
Điện Biên |
Tiếp tục xem xét có giải pháp tổng thể, đồng bộ để xử lý, khắc phục những tác động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tiếp tục thực hiện những giải pháp hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn và các gói kích cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội |
24 |
Thái Nguyên |
Đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành hướng dẫn về khung lợi nhuận đối với từng loại hình dự án, đặc biệt là dự án kinh doanh bất động sản, dự án trong lĩnh vực giao thông. |
25 |
Đồng Nai |
Xem xét điều chỉnh tỉ lệ điều tiết cho ngân sách Đồng Nai đối với các nguồn thu phân chia giữa Trung ương và tỉnh trong giai đoạn 2021-2025; ưu tiên bố trí nguồn vốn cho Đồng Nai đối với các chương trình, dự án lớn của tỉnh; trong phân bổ nguồn chi ngân sách cho tỉnh hàng năm, cần xem xét đến yếu tố tăng dân số cơ học và nhu cầu chi đầu tư phát triển rất lớn nhằm giữ vững tốc độ tăng trưởng cao để tăng thêm nguồn lực đầu tư hạ tầng, giải quyết các công trình an sinh xã hội cấp bách, tái đầu tư để bồi dưỡng nguồn thu; phân cấp mạnh hơn nữa về quản lý kinh tế, đầu tư và quản lý ngân sách để tỉnh có nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng, các công trình quan trọng nhằm thu hút đầu tư, tạo động lực cho phát triển tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. |
26 |
Lạng Sơn |
Đề nghị sớm ban hành văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc về giải ngân vốn ODA, triển khai thực hiện dự án trong tháng 12/2020 đã được UBND tỉnh Lạng Sơn báo cáo kiến nghị tại Báo cáo số 573/BC-UBND ngày 08/12/2020. |
27 |
Lạng Sơn |
Điều chỉnh bổ sung điều, khoản tại Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài quy định về giải ngân kế hoạch vốn ODA phù hợp giữa pháp luật Việt Nam với bên cho vay, bảo đảm tính thống nhất, khả thi và hiệu quả trong việc thực hiện các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến thể chế, quy trình, thủ tục tại các khâu trong quy trình ODA. |
28 |
Long An |
Kiến nghị Chính phủ quan tâm, hỗ trợ để tạo điều kiện cho tỉnh Long An cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XI và kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 và năm 2021 của tỉnh sớm đi vào thực tiễn, đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các Nghị quyết của Chính phủ. |
29 |
Khánh Hòa |
Khánh Hòa chưa thực hiện được cơ chế chuyển đổi chủ tàu theo Nghị định 17 do thực tế các chủ tàu cũ không có khả năng trả nợ, phát sinh nợ xấu, giá trị tài sản đảm bảo là con tàu ngày càng giảm dần do xuống cấp, dư nợ vay lúc này lớn hơn giá trị tài sản đảm bảo. Trong khi chủ tàu mới chỉ đồng ý nhận chuyển giao con tàu theo giá trị thực tế thẩm định tại thời điểm nhận tàu, không đồng ý nhận cả nợ gốc quá hạn và lãi phát sinh mà chủ tàu cũ chưa thanh toán cho ngân hàng. Kính đề nghị CP chỉ đạo Bộ TC sớm ban hành hướng dẫn cơ chế cấp bù lãi suất do thực hiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ tàu mới khi nhận bàn giao khoản vay trong trường hợp chủ tàu cũ phát sinh nợ gốc, lãi quá hạn. |
30 |
Khánh Hòa |
Theo Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67. Theo đó, Ngân sách nhà nước hỗ trợ hàng năm 50% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, giảm so với mức hỗ trợ theo Nghị định 67 (hỗ trợ 70% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị,...). Hiện nay, với lý do điều kiện khai thác không thuận lợi, doanh thu không đủ bù đắp chi phí và Nhà nước giảm mức hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, các chủ tàu đóng mới, nâng cấp tàu cá vay vốn theo Nghị định 67 không mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ (tài sản đảm bảo cho khoản vay tại các ngân hàng thương mại) nhưng vẫn tiếp tục ra khơi khai thác, tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho tài sản đảm bảo (95% giá trị tài sản được hình thành từ vốn vay ngân hàng). Vì vậy, kính đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị định 17 theo hướng nâng mức hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm tàu cá vay vốn theo Nghị định 67 từ mức 50% lên 90%. |
31 |
Khánh Hòa |
Để đảm bảo ngư dân vay vốn theo Nghị định 67 thực hiện mua đầy đủ bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính bổ sung thêm điều kiện được hỗ trợ lãi suất cho vay theo Nghị định 67 và điều kiện hỗ trợ nhiên liệu đi và về của chuyến biển (theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC), cụ thể “Tàu cá vay vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP phải có bảo hiểm tàu cá (kể cả bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ)”. |
32 |
Khánh Hòa |
Theo cơ chế hiện nay, các quy định mức chi trong các nhiệm vụ đối với: Chương trình năng suất chất lượng, chương trình hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN, sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đều được ban hành dưới dạng định mức thực hiện các nhiệm vụ cấp quốc gia. Các địa phương muốn áp dụng phải tham mưu HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết, thêm nhiều thời gian, nguồn lực và kéo dài quá trình đưa các chính sách vào thực tiễn. Vì vậy, kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính quy định các điều khoản mà các địa phương có thể áp dụng trực tiếp, không cần thiết tiếp tục ban hành các quy định về mức chi cho từng địa phương. |
33 |
Quảng Trị |
Thiên tai trong các tháng cuối năm nay đã gây thiệt hại nặng về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, đặc biệt trên 2.000 nhà dân bị hư hỏng và 110.810 lượt nhà dân bị ngập nước; sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề, rất nhiều công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, xây dựng, giáo dục, hệ thống điện, thông tin liên lạc, nước sinh hoạt nông thôn bị ngập nước, hư hỏng nặng, sạt lở bờ sông bờ biển xảy ra nghiêm trọng. Ước giá trị thiệt hại bước đầu hơn 4.250 tỷ đồng. Trong đó, sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông nghiệp bị thiệt hại hơn 2.900 tỷ đồng; Kính đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành TW quan tâm, hỗ trợ tỉnh để sớm khôi phục sản xuất và đời sống. |
34 |
Lai Châu |
Đề nghị Chính phủ quan tâm, bố trí nguồn lực,trong giai đoạn 2021-2025 để tỉnh đầu tư hoàn thiện các tuyến kè bảo vệ, phòng chống sạt lở bờ sông, suối biên giới; đường tuần tra biên giới, nhằm bảo vệ đường biên, mốc giới, đảm bảo an toàn, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. |
35 |
Tuyên Quang |
Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, giúp đỡ tỉnh: Hỗ trợ tỉnh kinh phí để tổ chức đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích khoảng 28.000 ha do các nông, lâm trường trả lại địa phương quản lý; kinh phí khoảng 32 tỷ đồng. Hỗ trợ tỉnh kinh phí để tổ chức đo đạc, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn. Hiện nay, tỉnh tổ chức đo được 42/138 xã, phường thị trấn; diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất ở chưa được đo đạc, lập bản đồ còn rất , lớn (chiếm 70% diện tích cần đo đạc) (Do Tuyên Quang là tỉnh còn nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được trên 20% nhu cầu chi. Kinh phí để lại phục vụ công tác quản lý đất đai từ nguồn thu tiền sử dụng đất rất ít, không đáp ứng được yêu cầu). |
36 |
Kiên Giang |
Đối với ảnh hưởng của dịch Covid-19: Do hiện nay tình hình dịch bệnh diễn biến còn hết sức phức tạp. Kiến nghị Trung ương (1) tiếp tục kéo dài việc gia hạn thời gian nộp thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng). (2) Tiếp tục kéo dài việc giảm lãi suất, gia hạn nợ vay... để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. (3) Đồng thời, đề nghị Ngân hàng nhà nước xem xét triển khai thêm gói tín dụng trung và dài hạn để hỗ trợ vốn vay, tạo động lực cho các doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh và phát triển |
37 |
Đồng Tháp |
Tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng lớn do đại dịch Covid - 19 nhất chính sách cơ cấu nợ, cho vay mới... (dự kiến 2021, dịch bệnh chưa được đẩy lùi nên sẽ còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người dân); có chính sách đặc biệt giúp các doanh nghiệp ngành du lịch tồn tại, hoạt động trở lại. |
38 |
Bạc Liêu |
Bệnh tật nhưng không có BHYT. Theo số liệu rà soát thống kê thì có đến 240.338 người thuộc các đối tượng nêu trên, nếu tiếp tục hỗ trợ BHYT năm 2021 cho các đối tượng này thì cần số tiền lên đến 193,4 tỷ đồng. Để tháo gỡ khó khăn cho tỉnh, đảm bảo giảm nghèo bền vững, đồng thời khuyến khích đối với nỗ lực xây dựng nông thôn mới của địa phương, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo hỗ trợ 50% kinh phí để tỉnh tiếp tục mua BHYT cho các đối tượng này. |
39 |
Hà Nam |
Đối với Nghị định 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, đề nghị cơ quan trung ương, Chính phủ nghiên cứu xem xét điều chỉnh về thẩm quyền điều chỉnh một số nội dung trong quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án ODA thuộc thẩm quyền của Thủ tướng theo hướng ủy quyền hoặc giao cho các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chủ quản của địa phương (đối với các dự án do địa phương quản lý) được điều chỉnh về thời gian, cơ cấu nguồn vốn theo quy định để địa phương chủ động điều chỉnh dự án đảm bảo tiến độ giải, ngân, khơi thông nguồn vốn phân bổ hàng năm cũng như thực hiện dự án. |
40 |
Đà Nẵng |
Chính phủ quan tâm xem xét, sớm ban hành: (1) Nghị định quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng, (2) Nghị định bổ sung, sửa đổi Nghị định số 144/2016/NĐ-CP quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng, (3) Quyết định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Điều 8 Nghị quyết 119/2020/QH14 về điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị; (4) phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. |
41 |
Đà Nẵng |
tình hình dịch bệnh COVID-19 và thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp trong năm 2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đã được giao. Do đó, kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép thành phố Đà Nẵng được kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân đối với các dự án đã được bố trí kế hoạch vốn năm 2019, năm 2020 sang hết năm 2021. |
42 |
Đà Nẵng |
quan tâm, chỉ đạo các Bộ sớm triển khai thực hiện việc cho phép kéo dài thời hạn trả nợ tiền sử dụng đất thêm 01 năm đối với chính sách thu nợ tiền sử dụng đất quy định tại Nghị định số 79/2019/NĐ-CP. |
43 |
Bắc Kạn |
Trong giai đoạn 2016-2020, Chính phủ triển khai 02 chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. 02 Chương trình đã được Quốc hội sớm thông qua từ cuối năm 2015, tuy nhiên các chính sách, hướng dẫn thực hiện chậm, đến giữa giai đoạn mới ban hành nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ, chất lượng thực hiện các chương trình. Do đó, đề nghị Trung ương sớm ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện các Chương trình MTQG trong năm 2021 để các địa phương có căn cứ, cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt hiện nay Trung ương đang xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, cũng đề nghị Chính phủ, Bộ ngành Trung ương quan tâm, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như tỉnh Bắc Kạn nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần, có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. |
44 |
Ninh Thuận |
Về áp dụng tỷ lệ cho vay lại với mức 10% đối với các dự án ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài quan trọng, cấp bách: Tại Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018-2023, trong đó đồng ý chủ trương áp dụng tỷ lệ cho vay lại với mức 10% đối với một số dự án đầu tư mới sử dụng vốn ODA quan trọng, cấp bách của tỉnh thuộc các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội hoặc các lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các dự án sử dụng vốn nước ngoài được nhà tài trợ chuyển sang cung cấp nguồn vay ưu đãi, do đó Tỉnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động các dự án mới. Vì vậy, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, đồng ý chủ trương cho phép tỉnh Ninh Thuận được áp dụng cơ chế hỗ trợ cho vay lại theo Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ với mức 10% đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. |
45 |
Ninh Thuận |
Dự án Hồ chứa nước Sông Than là dự án trọng điểm của tỉnh, có dung tích 85 triệu m3, tổng mức đầu tư được duyệt 855.000 triệu đồng, đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, thời gian thực hiện 2017 - 2020. Kế hoạch năm 2017-2018 Thủ tướng Chính phủ giao đủ 855.000 triệu đồng. Sau khi Dự án được giao kế hoạch vốn thực hiện, dự án vướng thủ tục giải phóng mặt bằng do có phần diện tích nằm trong khu vực rừng, trong hai năm qua (2019-2020) Dự án phải dừng thi công một số hạng mục để hoàn tất thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội cho phép chuyển mục đích rừng. Do đó, số vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2017-2018 giải ngân đến cuối năm 2019 là 600.218 triệu đồng, còn lại khoảng gần 255 tỷ đồng chưa giải ngân. Đến nay, Quốc hội đồng ý chuyển mục đích 431,76 ha rừng để thực hiện Dự án Hồ chứa nước Sông Than tại Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020. Trên cơ sở đó, HĐND tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án tại Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 10/12/2020, trong đó điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ năm 2018-2022. Để tạo điều kiện giúp tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Dự án trong năm 2021, UBND tỉnh kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét, cho phép sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ chưa giải ngân 255 tỷ đồng nói trên. (Nội dung này tỉnh đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4463/UBND-KTTH ngày 11/12/2020) |
46 |
Vĩnh Phúc |
Sớm ban hành Nghị định: Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các quy định khác đối với doanh nghiệp chế xuất trong đó bổ sung quy định liên quan đến điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và các chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất; |
47 |
Vĩnh Long |
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh trong năm 2020 tuy đạt dự toán nhưng thu cân đối ngân sách bị thiếu hụt do ảnh hưởng bởi hạn mặn và dịch Covid-19. Do đó, tỉnh kính đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ bổ sung cho tỉnh khoảng 177 tỷ đồng để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi được giao. |
48 |
Lào Cai |
UBND tỉnh Lào Cai trân trọng đề nghị Thủ tướng Chính phủ một số nội dung sau: (1) Cho phép tỉnh Lào Cai thực hiện thí điểm dịch vụ Casino trên địa bàn thị xã Sa Pa và thí điểm cho phép người Việt Nam có đủ điều kiện tham gia trò chơi theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ (tương tự cơ chế áp dụng cho Casino Carona Phú Quốc, Kiên Giang). (2) Đồng ý về cơ chế đặc thù tạo nguồn thu để hỗ trợ đầu tư hạ tầng phát triển, mở rộng đô thị Sa Pa và xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế: UBND tỉnh Lào Cai đã có Công văn số 1834/UBND-TH ngày 27/4/2020 gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính; trong đó đề nghị chấp thuận cho tỉnh để ngoài cân đối ngân sách địa phương khoản thu từ cho thuê đất 50, 70 năm trên địa bàn tỉnh và khoản thu phí tham quan du lịch để bố trí cho các nhiệm vụ xây dựng khu du lịch quốc gia Sa Pa; nếu được chấp thuận sẽ cân đối được nguồn lực khoảng 3.000 tỷ đồng đầu tư phát triển. (3) Dự án Cảng Hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai: Thủ tướng Chính phủ đã giao cho UBND tỉnh Lào Cai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập đề xuất dự án. Ngày 29/10/2020, UBND tỉnh Lào Cai đã có Tờ trình số 211/TTr-UBND báo cáo Thủ tướng Chính phủ về quyết định chủ trương đầu tư dự án; đến nay, cơ bản các Bộ, ngành Trung ương đã đồng ý với chủ trương đầu tư dự án; tuy nhiên, Bộ NN và PTNT, Bộ TN&MT chưa có ý kiến về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sản xuất và chuyển đổi mục đích đất trồng lúa (UBND tỉnh Lào Cai đã tiếp tục có văn bản đề nghị 02 bộ). Sau khi hoàn thiện, UBND tỉnh đề nghị Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư trước 31/12/2020 để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện. (4) Đối với dự án ODA đề xuất mới trong giai đoạn 2021-2025: đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt dự án Phát triển đô thị và kinh tế du lịch bền vững tỉnh Lào Cai, vốn vay WB. (5) Để tháo gỡ “điểm nghẽn” trong hạ tầng giao thông đến khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đề nghị Chính phủ chỉ đạo Đầu tư giai đoạn 2 đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai, địa phận tỉnh Lào Cai (nâng cấp 04 lần xe). |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây