176972

Công văn 0606/B127-TW về xử lý linh kiện xe ô tô TOYOTA, xe FORD TRANSIT 16 chỗ dạng CKD2 của Công ty TOYOTA & FORD Việt Nam do Ban Chỉ đạo 127-TW ban hành

176972
LawNet .vn

Công văn 0606/B127-TW về xử lý linh kiện xe ô tô TOYOTA, xe FORD TRANSIT 16 chỗ dạng CKD2 của Công ty TOYOTA & FORD Việt Nam do Ban Chỉ đạo 127-TW ban hành

Số hiệu: 0606/B127-TW Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Ban Chỉ đạo 127-TW Người ký: Hồ Huấn Nghiêm
Ngày ban hành: 21/02/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 0606/B127-TW
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Ban Chỉ đạo 127-TW
Người ký: Hồ Huấn Nghiêm
Ngày ban hành: 21/02/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BAN CHỈ ĐẠO 127-TW
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 0606/B127-TW
V/v xử lý linh kiện xe ô tô TOYOTA, xe FORD TRANSIT 16 chỗ dạng CKD2 của Công ty TOYOTA & FORD Việt Nam

Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2002

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Ngày 18 tháng 9 năm 2001 Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4328/VPCP-VI chuyển giao Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ về xử lý bộ linh kiện xe ô tô Toyota và Ford Transit dạng CKD2 của công ty Toyota và Ford. Sau khi thu thập, nghiên cứu tài liệu có trích ý kiến của Bộ, ngành theo các công văn từ 1999 đến 2000 (phụ lục đính kèm) và trao đổi với các Bộ, ngành liên quan, Ban chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (gọi tắt là Ban 127/TW) xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:

I- Công ty toyota Việt Nam:

1- Công ty Toyota Việt Nam thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư số 1367/GP ngày 05/09/1995 của UBNN về hợp tác và đầu tư.

Quyết định số 1367/GPĐC2 ngày 20/04/1999 của Bộ KH - ĐT chuẩn y việc điều chỉnh mức thuế lợi thức, thời gian ưu đãi miễn giảm thuế lợi tức và sửa đổi điều 6 của Giấy phép đầu tư số 1367/GP ngày 05/09/1995.

Giấy phép đầu tư số 1367/GP và Quyết định số 1367/GPĐC2 không thấy quy định mục bản quyền và tại điều 10 của Giấy phép đầu tư nêu: Việc Công ty liên doanh nhận công nghệ chuyển giao từ bên ngoài phải thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước Việt Nam về chuyển giao công nghệ. Như vậy, việc chuyển giao công nghiệp giữa đối tác Việt Nam và đối tác nước ngoài được thể hiện qua Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Công ty Toyota Motor Corporation Nhật Bản và Công ty Toyota Việt Nam đã ký các Hợp đồng trợ giúp kỹ thuật ngày 13/03/1996 và Hợp đồng sửa đổi Hợp đồng trợ giúp kỹ thuật ngày 01/07/1996.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có Quyết định số 2977/QĐ-VPTĐ ngày 24/12/1996 phê duyệt Hợp đồng trợ giúp kỹ thuật (Hợp đồng chính) và các Phụ lục Hợp đồng.

Văn bản bổ sung Hợp đồng trợ giúp kỹ thuật ngày 02/10/1998. Trong văn bản bổ sung này tại Phụ lục A chuyển giao loại xe ô tô RHZ 114L - BRMS (A) (HIACE) là loại xe có 16 chỗ ngồi, văn bản bổ sung có hiệu lực hồi tố từ 01/07/1997 sau khi được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Quyết định số 2378/QĐ - Bộ KHCN&MT ngày 12/02/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt Hợp đồng trợ giúp kỹ thuật ký ngày 02/10/1998.

Như vậy, từ 01/07/1997 Công ty Toyota được chuyển giao công nghệ sản xuất, lắp ráp xe RHZ 114L - BRMS (A) (HIACE) 16 chỗ ngồi mà hai bên đã ký kết.

2- Công ty Toyota Việt Nam được Bộ GTVT cấp Giấy phép sản xuất, lắp ráp các loại phương tiện cơ giới đường bộ số 019/GP/ĐKVN ngày 02/04/1998. Trong giấy phép ghi:

- Nhãn hiệu HIACE.

- Bản quyền sản xuất 6208 do Bộ GTVT Nhật Bản cấp.

- Theo thiết kế của Hãng Toyota, theo tiêu chuẩn của Toyota và tiêu chuẩn Nhật Bản.

- Thời gian sản xuất từ tháng 4/1998.

- Bản vẽ kỹ thuật chế tạo ghế No.4 ngày 03/11/1997 của Tập đoàn Toyota Motor Corporation về bản vẽ chi tiết ghế No.4 của xe HIACE 16 chỗ.

- Quyết định của công ty Toyota Việt Nam ban hành Tiêu chuẩn TC-04-1998. TMV ngày 26/03/1998 về Tiêu chuẩn áp dụng cho xe HIACE 16 chỗ ngồi của TMV.

- Cùng ngày, Công ty có đơn xin đăng ký sản xuất, lắp ráp xe ô tô HIACE 16 chỗ gửi Bộ GTVT - Cục Đăng kiểm Việt Nam, thời gian bắt đầu hoạt động từ tháng 4/1998.

- Bản chứng nhận chỉ tiêu kỹ thuật ký ngày 12/06/1998 của Tập đoàn Toyota Motor Corporation xác nhận số ghế ngồi của xe HIACE 114-BRMS (A) là 16 chỗ.

- Bản vẽ sơ đồ bố trí ghế ngồi No.4 ngày 01/08/1998 của Tập đoàn Toyota về sơ đồ ghế xe HIACE 16 chỗ.

- Bản đăng ký chất lượng hàng hóa ngày 18/12/1997 CHi cục TCĐLCL Vĩnh Phúc chứng nhận ĐKCL xe HIACE 16 chỗ.

- Ngoài ra Công ty còn cung cấp Cataloge gồm 05 ảnh photo xe HIACE 16 chỗ của Nam Phi v.v... nhằm chứng minh xe HIACE 16 chỗ hiện vẫn đang lưu hành một cách hợp pháp ở một số nước trên thế giới.

- Thư thông báo ngày 19/04/1999 của Tập đoàn Toyota Motor Corporation gửi các cơ quan Việt Nam về việc Công ty đang sản xuất và xuất khẩu loại xe HIACE 16 chỗ tại Việt Nam.

Qua các tài liệu trên Ban 127/TW nhận thấy: việc sản xuất, lắp ráp xe nhãn HIACE công ty đã thực hiện chưa nhận thấy gì trái với quy định của Giấy phép, trừ mục bản quyền 6028 của Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản cấp. Tuy nhiên đòi hỏi điều này khó có thể đáp ứng bởi vì bản quyền này không thể áp dụng nguyên bản tại Việt Nam. Ví dụ ở Nhật Bản được sử dụng tay lái nghịch, còn Việt Nam xe tay lái nghịch không được lưu hành; xe lưu hành ở Việt Nam phải tuân theo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của Việt Nam, còn bản quyền ở đây có thể hiểu là loại xe, động cơ xe, chiều dài cỡ số, thân xe vỏ xe “tương tự” để tập đoàn này phát triển loại xe HIACE ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu khách hàng, trên cơ sở thoả thuận của các bên giao nhận li xăng được nêu trong hợp đồng chuyển giao công nghệ và được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép để thực hiện. Đến nay về việc này không có tranh chấp gì xẩy ra.

II- Công ty Ford:

- Công ty TNHH Ford Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đã được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép. Giấy phép sản xuất, lắp ráp này nêu rõ: theo thiết kế của Hãng Ford, theo tiêu chuẩn của Hãng Ford, ký tự đánh số khung theo quy định của Ford Việt Nam, ký tự đánh số máy theo quy định của Ford của Mỹ, thời gian sản xuất từ 01/1998, Giấy phép có giá trị đến 31/12/2000. Trong Giấy phép này mục Bản quyền: Bỏ trống.

- Công ty Ford VN & Cty Ford Motor Company ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ ngày 03/10/1995, Hợp đồng sửa đổi chuyển giao công nghệ lần 1 ngày 13/02/1996, lần 2 ngày 03/05/1999: có loại xe chở người Ford Transit 16 chỗ ngồi.

- Ngày 26/06/1999, Bộ KH- CN & MT đã có Quyết định số 1114/QĐ- Bộ KH - CN & MT phê duyệt Hợp đồng bổ sung sửa đổi lần 2 giữa Công ty Ford Motor Company ký ngày 03/05/1999.

- Kiểm tra chất lượng thẩm định kỹ thuật của linh kiện nhập khẩu đối với 20 bộ linh kiện xe ô tô Ford Transit và 20 bộ linh kiện xe ô tô Ford Transit DSL Van cho 2 tờ khai hàng hóa XNK số 526/KD-HD ngày 09/12/1997 và số 567N/ĐTKD-HD ngày 30/12/1997: Trung tâm kỹ thuật 1 - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đã có thông báo kết quả kiểm tra chất lượng/thẩm định kỹ thuật số 98/0064/NV1 ngày 21/01/1998 nêu rõ: “Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế lô hàng, xem xét Catalouge và các tài liệu có liên quan, xác định: hàng hóa là các bộ linh kiện nhập khẩu ở dạng rời của các loại xe ô tô: Xe ô tô Ford Transit là loại xe ô tô chở người loại 16 chỗ ngồi”.

III- Nhận xét của ban 127/TW về vụ việc của 2 công ty Toyota Việt Nam và công ty Ford:

1- Theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Hai công ty này có đủ các giấy tờ theo quy định, hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Việc nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp các loại xe ô tô đều có đầy đủ chứng từ chứng minh tính hợp pháp và tuân thủ các quy định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, Chưa phát hiện sai sót nào đáng kể so với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

2- Việc nhập khẩu sản xuất lắp ráp các loại linh kiện ô tô đều tuân thủ các quy định của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

3- Việc nghi ngờ ban đầu nhập khẩu linh kiện xe 16 chỗ thay vì đó là xe 15 chỗ để hạ mức thuế, theo tình hình thực tế của Việt Nam hiện tại, sự nghi ngờ đó là có cơ sở. Tuy vậy đối chiếu các quy định hiện hành và việc thực hiện của cả hai công ty thì chưa đủ cơ sở kết luận là có sự gian lận.

4- Việc phê duyệt Hợp đồng bổ sung chuyển giao công nghệ của hai Công ty đều thực hiện sau khi đã nhập khẩu và lắp ráp xe 16 chỗ. Đã ký kết hợp đồng trợ giúp kỹ thuật theo Quyết định số 2378/QĐ- Bộ KHCN & MT ngày 12/12/1998 mà trước đó tháng 3/1998 Công ty gửi Bộ Giao thông vận tải xin phép sản xuất xe HIACE 16 chỗ, tháng 3/1998 Công ty đã ban hành tiêu chuẩn áp dụng cho xe 16 chỗ, giấy chứng nhận chất lượng từ tháng 4/1998, Giấy phép sản xuất do Bộ Giao thông vận tải ký từ tháng 4/1998 và một số giấy tờ khác có liên quan cũng đã làm trước khi phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ bổ sung và hàng cũng đã về trước khi hợp đồng chuyển giao công nghệ được phê duyệt là không phù hợp. Đây là sai sót về trình tự thủ tục, cả hai công ty cần rút kinh nghiệm vấn đề này.

Căn cứ vào tình hình sản xuất trong nước, chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ Việt Nam, Ban 127/TW đề nghị Chính phủ:

1- Về xử lý:

- Cho phép áp dụng thuế suất nhập khẩu linh kiện 10% thống nhất cho hai công ty, kể cả 60 bộ ghế (mỗi bộ 2 ghế = 4 chỗ) nhập khẩu của Công ty Ford VN tại tờ khai nhập khẩu số 882 ngày 02/11/1998 là linh kiện để lắp ráp xe ô tô.

- Công ty đã sản xuất, lắp ráp xe 16 chỗ ngồi khi chưa có quyết định phê duyệt văn bản bổ sung Hợp đồng trợ giúp kỹ thuật của Bộ KH - CN & MT, đề nghị hai công ty phải rút kinh nghiệm và trong trường hợp này. Tuy nhiên Quyết định số 2370/QĐ-BKHCTMT ngày 12/12/1998 phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam của Công ty TOYOTA cho phép thay phụ lục A bằng phụ lục khác trong văn bản bổ sung có liệu lực từ ngày 1/8/1997. Vì vậy doanh nghiệp không có vi phạm. Còn đối với Công ty FORD trước đó đã có nhiều văn bản xin phép như đã trình bầy ở trên và khi nhập hàng về cũng phù hợp như vậy. Do đó cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính cũng chưa có cơ sở vững chắc.

2- Kiến nghị của Ban 127/TW:

- Ban 127/TW đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu điều chỉnh lại thuế suất nhập khẩu linh kiện để sản xuất, lắp ráp xe ô tô phù hợp. Không nên để mức thuế 20% cho các loại xe từ 4 chỗ đến 15 chỗ và mức thuế 10% đối với các loại xe từ 16 - 24 chỗ... có khoảng cách quá xa như hiện nay.

- Đề nghị Bộ Giao thông vận tải khi cấp Giấy phép sản xuất, lắp ráp cần cân nhắc kỹ các tiêu thức cần ghi trên giấy phép và phải thống nhất (trong trường hợp này Công ty TOYOTA ghi bản quyền Công ty FORD bỏ trống) nên căn cứ Hợp đồng chuyển giao công nghệ làm cơ sở.

- Đề nghị Chính phủ cần làm rõ trong lĩnh vực giám định linh kiện nhập khẩu thì cơ quan nào có chức năng và có trách nhiệm giám định đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước./.

 

 

KT.TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO CHỐNG BUÔN LẬU,
HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
THÔNG TƯ BỘ THƯƠNG MẠI




Hồ Huấn Nghiêm

 

PHỤ LỤC

TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH

1/ Tổng cục Hải quan:

- Tại văn bản số 2969/TCHQ-KTTT ngày 28/6/2000 do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lê Mạnh Hùng ký gửi Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Hải quan có ý kiến đối với Công ty Ford: về nguyên tắc chung đối với các lo hàng là linh kiện dạng CKD2 xe ôtô khách 16 chỗ của Công ty Ford TCHQ xin đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất hướng giải quyết chung trình Chính phủ quyết định và hướng dẫn Tổng cục Hải quan thực hiện.

- Tại văn bản số 1516/TCHQ-KTTT ngày 19/4/2001 do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc ký gửi Thủ tướng Chính phủ, sau khi trình bày toàn bộ vụ việc, Tổng cục Hải quan có ý kiến: Từ thực tế trên, để tránh gây ách tắc và khiếu nại nhiều lần của doanh nghiệp TCHQ xin trình Thủ tướng Chính phủ cho phép các bộ linh kiện xe TOYOTA HIACE 2.0 - 16 chỗ dạng CKD2 của Công ty Toyota VN và các bộ linh kiện xe FORD TRANSIT 16 chỗ dạng CKD2 của Công ty Ford VN tương tự như 440 bộ linh kiện xe TOYOTA HIACE 16 chỗ dạng CKD2 và tờ khai 624N/ĐTKDHD đã được giải quyết tại Công văn số 4368/VPCP-VI ngày 24/9/1999 của Văn phòng Chính phủ được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 10%.

- Tại văn bản số 254/TCHQ-KTTT ngày 21/6/2001 do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lê Mạnh Hùng ký gửi các Bộ: Tài chính, Thương mại, KH-ĐT, Công an, Giao thông vận tải, KH-CN&MT, sau khi trình bầy tóm tắt vụ việc và quan điểm của mình đã đề xuất - để xử lý về thuế nhập khẩu Tổng cục Hải quan cho rằng:

* Phải thu đúng mức thuế suất quy định đối với loại xe 15 chỗ. Không nên chấp nhận việc hai Công ty chỉ cần thay đổi một chi tiết nhỏ (sửa đổi thiết kế thêm một chỗ ngồi) mà được áp dụng mức thuế bằng nửa mức thuế đúng ra phải nộp.

** Trường hợp chấp nhận để hai Công ty sản xuất, lắp ráp xe 16 chỗ như các Bộ chức năng đã cấp phép thì đề nghị Bộ Tài chính kịp thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung biểu thuế về các loại xe ô tô như Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại văn bản 4368/VPCP-VI ngày 24/9/1999, tránh thất thu cho ngân sách.

- Tại văn bản số 8775/TCHQ-KTTT ngày 29/8/2001 do Phó Tổng cục trưởng Lê Mạnh Hùng ký gửi Văn phòng Chính phủ, TCHQ có ý kiến:

* Đối với các bộ linh kiện xe TOYOTA HIACE 2.0 16 chỗ dạng CKD2 của Công ty Toyota và các bộ linh kiện xe FORD TRANSIT 16 chỗ dạng CKD2 của Công ty Ford VN nhập khẩu trước ngày 24/9/1999 (ngày Chính phủ có văn bản 4368/VPCP-VI xử lý lô hàng xe TOYOTA HIACE 2.0 của Công ty Toyota) nhưng chưa được xử lý tại văn bản 4368/VPCP-VI của Chính phủ nêu trên được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu 10%.

** Đối với lô hàng linh kiện ôtô CKD2 tương tự của hai Công ty trên nhập khẩu từ ngày 25/9/1999 đến nay đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan quản lý có liên quan quy định cụ thể các loại hồ sơ, giấy tờ cần thiết đảm bảo các Công ty nhập khẩu, lắp ráp loại xe TOYOTA HIACE 2.0 16 chỗ và xe FORD TRANSIT 16 chỗ tại Việt Nam là hợp pháp, trên cơ sở đó cơ quan Hải quan sẽ rà soát lại toàn bộ các lô hàng của hai Công ty đã nhập khẩu, nếu có đầy đủ hồ sơ theo quy định sẽ được hưởng mức thuế suất nhập khẩu của bộ linh kiện CKD2 loại 16 chỗ, ngược lại nếu không đáp ứng được yêu cầu theo quy định cơ quan Hải quan sẽ tính và truy thu thuế theo bộ linh kiện dạng CKD2 của xe 15 chỗ ngồi.

- Tại văn bản số 5620/TCHQ-KTTT ngày 13/12/2001 do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc ký gửi Ban 127/TW nêu rõ ý kiến: Về quan điểm xử lý Tổng cục Hải quan vẫn nhất quán như đề nghị trong các báo cáo trước đây gửi Thủ tướng Chính phủ về việc này và trước mắt đề nghị Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan sửa ngay biểu thuế hiện hành để khắc phục sơ hở trên.

2/ Bộ Tài chính: qua các văn bản của Tổng cục Hải quan nêu trên trong đó có nêu ý kiến Bộ Tài chính như sau:

- Văn bản số 1516/TCHQ-KTTT ngày 19/4/2001 của Tổng cục Hải quan trình Thủ tướng Chính phủ có nêu: ý kiến của Bộ Tài chính tại văn bản 678/TC/TCT ngày 01/03/2000 Bộ Tài chính trình Chính phủ giao TCHQ kiểm tra nếu lô hàng linh kiện xe ô tô của Công ty FORD VN nhập khẩu theo tờ khai hàng nhập khẩu số 734N/ĐTKDHD tương tự như lô linh kiện nhập khẩu theo tờ khai 624N/ĐTKDHD thì cho áp dụng mức thuế nhập khẩu 10%. Đối với số ghế nhập khẩu theo tờ khai hàng nhập khẩu số 882N/ĐTKDHD thuộc hợp đồng nhập khẩu 40 bộ linh kiện xe ô tô thì cũng được áp dụng mức thuế nhập khẩu như bộ linh kiện.

- Tại văn bản số 8775/TCHQ-KTTT ngày 29/8/2001 của Tổng cục Hải quan: Bộ Tài chính có ý kiến nếu hai Công ty TOTOTA và FORD Việt Nam cố tình tự sửa đổi thiết kế để được hưởng mức thuế nhập khẩu thì đề nghị Tổng cục Hải quan căn cứ vào nguyên gốc thiết kế để tính và thu thuế nhập khẩu.

3/ Các Bộ, ngành liên qua khác:

Văn bản số 8775/TCHQ-KTT cũng nêu ý kiến của các Bộ:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Trước mắt chấp thuận thuế suất 10% đối với toàn bộ các tờ khai nhập khẩu linh kiện sản xuất, lắp ráp ô tô 16 chỗ ngồi của hai Công ty TOYOTA và FORD VN tới thời điểm 31/12/2000 (theo thời hạn Giấy phép sản xuất, lắp ráp phương tiện cơ giới đường bộ do Bộ GTVT cấp cho hai Công ty trên).

- Bộ Công an: Phải thu đúng mức thuế suất quy định đối với loại xe 15 chỗ của hai Công ty TOYOTA và FORD VN.

- Bộ Giao thông vận tải không có ý kiến cụ thể về việc xử lý.

- Bộ Thương mại và Bộ KH - CN & MT không có ý kiến tham gia.

BAN 127/TW

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác