Từ 06/02/2025, hồ sơ đăng ký thuế bao gồm những gì? Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế ở đâu?

Theo Thông tư 86, hồ sơ đăng ký thuế bao gồm những gì? Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế ở đâu?

Từ 06/02/2025, hồ sơ đăng ký thuế bao gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 86/2024/TT-BTC (văn bản có hiệu lực từ 06/02/2025) có quy định hồ sơ nộp thuế bao gồm:

- Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu;

- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế;

- Thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động sau tạm ngừng hoạt động, kinh doanh trước thời hạn;

- Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

- Hồ sơ khôi phục mã số thuế được tiếp nhận theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 41 Luật Quản lý thuế 2019.

Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế ở đâu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 86/2024/TT-BTC có quy định nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế cụ thể như sau:

(1) Đối với hồ sơ bằng giấy:

- Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ; lập phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả đối với hồ sơ thuộc diện cơ quan thuế phải trả kết quả cho người nộp thuế, thời hạn xử lý hồ sơ đối với từng loại hồ sơ đã tiếp nhận.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, công chức thuế không tiếp nhận và hướng dẫn người nộp thuế hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi sổ văn thư của cơ quan thuế. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông - tin, tài liệu, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 01/TB- BSTT-NNT tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế 2019 trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

(2) Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử:

Việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế và Thông tư 46/2024/TT-BTC ngày 09/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2021/TT-BTC (sau đây gọi là Thông tư 19/2021/TT-BTC).

(3) Tiếp nhận quyết định, văn bản hoặc giấy tờ khác liên quan đến đăng ký thuế của người nộp thuế từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Từ 06/02/2025, hồ sơ đăng ký thuế bao gồm những gì?

Từ 06/02/2025, hồ sơ đăng ký thuế bao gồm những gì? (Hình ảnh từ Internet)

Những đối tượng nào phải đăng ký thuế?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC có quy định về đối tượng đăng ký thuế bao gồm:

(1) Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa liên thông theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019;

(2) Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019.

Trong đó, người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, bao gồm:

- Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).

- Đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế của lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh; tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; tổ hợp tác được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định tại Nghị định 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về tổ hợp tác nhưng không thuộc trường hợp đăng ký kinh doanh qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 107 Luật Hợp tác xã 2023 (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).

- Tổ chức được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền không có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Tổ chức khác).

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao;

Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng, Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định quản lý chương trình, dự án ODA không hoàn lại (sau đây gọi là Tổ chức khác).

- Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam (sau đây gọi là Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài).

- Nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (sau đây gọi là Nhà cung cấp ở nước ngoài).

- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khẩu trừ và nộp thuế thay cho người nộp thuế khác phải kê khai và xác định nghĩa vụ thuê riêng so với nghĩa vụ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế (trừ cơ quan chỉ trả thu nhập khi khấu trừ, nộp thay thuế thu nhập cá nhân); Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoặc tổ chức, cá nhân được nhà cung cấp ở nước ngoài ủy quyền có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài (sau đây gọi là Tổ chức, cá nhân khẩu trừ nộp thay). Tổ chức chi trả thu nhập khi khấu trừ, nộp thay thuế thu nhập cá nhân sử dụng mã số thuế đã cấp để khai, nộp thuế thu nhập cá nhân khấu trừ, nộp thay.

- Người điều hành, công ty điều hành chung, doanh nghiệp liên doanh, tổ chức được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tiếp nhận phần được chia của Việt Nam thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng dầu khí.

- Hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký hộ kinh doanh qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Chính phủ về hộ kinh doanh; cá nhân kinh doanh của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

- Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh).

- Cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

- Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu

- Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Hồ sơ đăng ký thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 06/02/2025, hồ sơ đăng ký thuế bao gồm những gì? Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Không nộp hồ sơ đăng ký thuế có bị xem là trốn thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không nộp hồ sơ đăng ký thuế sẽ không bị coi là hành vi trốn thuế trong trường hợp nào?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 31

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;