Thời điểm dự kiến sáp nhập các bộ ngành theo Nghị quyết 18? Tổng cục Thuế thuộc cơ quan nào?

Dự kiến sáp nhập các bộ ngành vào thời điểm nào theo Nghị quyết 18? Tổng cục Thuế thuộc cơ quan nào?

Thời điểm dự kiến sáp nhập các bộ ngành theo Nghị quyết 18?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Phần 3 Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đã nêu nội dung như sau

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
...
2- Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể
...
2.2- Đối với hệ thống tổ chức của Nhà nước ở Trung ương
....

- Tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới, như: Ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn giáo…
- Tiếp tục nghiên cứu, từng bước sắp xếp thu gọn đầu mối cơ quan điều tra đáp ứng yêu cầu công tác điều tra hình sự, phòng, chống tội phạm và phù hợp với tổ chức, hoạt động của viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân theo tinh thần cải cách tư pháp.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi hoạt động, mối quan hệ công tác của Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan kiểm tra, thanh tra các cấp để không chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ.
...

Cụ thể, có thể thấy một trong những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với hệ thống tổ chức của Nhà nước ở Trung ương mà Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 đề ra là tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới.

Theo đó, dự kiến sẽ sáp nhập các bộ ngành như: Ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn giáo…

Ngoài ra, tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 15 vào tháng 7/2021, Chính phủ đề nghị Quốc hội, trước mắt "giữ ổn định về tên gọi, cơ cấu tổ chức, số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 như khóa 14" và đã được Quốc hội chấp thuận.

Bên cạnh đó, vào ngày 16/11/2024, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 1403/QĐ-TTg năm 2024 về thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017, khóa 12 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". (gọi tắt là Ban Chỉ đạo)

Cụ thể, Ban Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ nhiệm vụ, giải pháp để triển khai các nội dung như:

Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp:

(1) Đổi mới, sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới;

(2) Đổi mới, sắp xếp hệ thống tổ chức cơ quan hành chính nhà nước.

Như vậy, trong thời gian kể từ năm 2026 trở đi dự kiến sẽ là thời điểm tiến hành sáp nhập các bộ ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp theo Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 đã đề ra như như: Ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn giáo…

Thời điểm dự kiến sáp nhập các bộ ngành theo Nghị quyết 18?

Thời điểm dự kiến sáp nhập các bộ ngành theo Nghị quyết 18? (Hình ảnh từ Internet)

Tổng cục Thuế thuộc cơ quan nào?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg quy định như sau:

Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Như vậy, Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính theo quy định trên của pháp luật hiện hành.

Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế theo quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg (được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 15/2021/QĐ-TTg) quy định Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất. Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương bao gồm:

(1) Vụ Chính sách;

(2) Vụ Pháp chế;

(3) Vụ Dự toán thu thuế;

(4) Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế;

(5) Vụ Kê khai và Kế toán thuế;

(6) Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế;

(7) Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế;

(8) Cục Thuế doanh nghiệp lớn;

(9) Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh, cá nhân;

(10) Vụ Hợp tác Quốc tế;

(11) Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng;

(12) Vụ Tổ chức cán bộ;

(13) Vụ Tài vụ - Quản trị;

(14) Văn phòng;

(15) Cục Công nghệ Thông tin;

(16) Trường Nghiệp vụ Thuế;

(17) Tạp chí Thuế.

Các tổ chức quy định từ (1) đến (15) là các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định tại điểm q và r khoản này là đơn vị sự nghiệp.

Việc thành lập phòng thuộc Văn phòng và phòng thuộc cục thuộc Tổng cục Thuế phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị định 101/2020/NĐ-CP năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2016/NĐ-CP năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.

Sáp nhập các bộ ngành
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm dự kiến sáp nhập các bộ ngành theo Nghị quyết 18? Tổng cục Thuế thuộc cơ quan nào?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 3718

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;