Sử dụng hàng hóa tiêu dùng nội bộ trong công ty có phải xuất hóa đơn không?
Sử dụng hàng hóa tiêu dùng nội bộ trong công ty có phải xuất hóa đơn không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn như sau
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
...
Như vậy, khi sử dụng hàng hóa để tiêu dùng nội bộ thì đơn vị phải xuất hóa đơn, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
Sử dụng hàng hóa cho nội bộ cho công ty có phải xuất hóa đơn không? (Hình ảnh từ Internet)
Hóa đơn tiêu dùng nội bộ phải đảm bảo những nội dung gì?
Theo đó tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP cũng có quy định về nguyên tắc về nội dung của hóa đơn như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hóa đơn tiêu dùng nội bộ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Theo đó, tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về nội dung của hóa đơn tiêu dụng nội bộ cụ thể như sau:
– Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
– Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
– Số hóa đơn.
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
– Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ.
– Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
– Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua.
– Thời điểm lập hóa đơn theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
– Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử.
– Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
– Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có).
– Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
– Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.
– Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung.
– Nội dung khác trên hóa đơn.
Khi tính doanh thu thì hàng hóa tiêu dùng nội bộ có tính thuế TNDN không?
Theo điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC hướng dẫn về doanh thu tính thuế TNDN có đề cập như sau:
Doanh thu
...
3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau:
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm.
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi.
Ví dụ: Doanh nghiệp A có chức năng sản xuất phụ tùng ôtô và lắp ráp ôtô. Doanh nghiệp A dùng sản phẩm lốp ôtô do doanh nghiệp sản xuất để trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc dùng lốp ôtô để tiếp tục lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh thì trong trường hợp này sản phẩm lốp ôtô của doanh nghiệp không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp B là doanh nghiệp sản xuất máy tính. Trong năm doanh nghiệp B có xuất một số máy tính do chính doanh nghiệp sản xuất cho cán bộ công nhân viên để dùng làm việc tại doanh nghiệp thì các sản phẩm máy tính này không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp
...
Như vậy, theo hướng dẫn trên thì trường hợp doanh nghiệp sử dụng hàng hóa do chính doanh nghiệp sản xuất ra để cho cán bộ công nhân viên sử dụng (phục vụ cho việc tiêu dùng nội bộ) thì không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nhà ở xã hội là gì? Cho thuê nhà ở xã hội có phải chịu thuế GTGT?
- Thành phần hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN theo phương pháp doanh thu - chi phí mới nhất?
- Thuốc Ecotraz 250 dùng để trị ve rận trên gia súc chịu thuế VAT bao nhiêu %?
- Công ty nhập khẩu mặt hàng túi lấy máu thì áp dụng thuế suất thuế GTGT bao nhiêu %?
- Chiết khấu thương mại là gì? Giá tính thuế GTGT với hàng hóa chiết khấu thương mại?
- Dịch vụ nạo vét kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp có phải chịu thuế GTGT?
- Hướng dẫn lập tờ khai quyết toán phụ thu (Mẫu 02/PTHU-DK) mới nhất 2025?
- Có phải lập hóa đơn đối với hàng hóa dùng để khuyến mại không?
- Cá nhân không cư trú là gì? Cá nhân không cư trú chịu thuế TNCN trên phạm vi thế nào?
- Thu nhập vãng lai gồm các khoản nào? Thu nhập vãng lai có bị khấu trừ thuế không?