Hộ kinh doanh xuất hóa đơn BlackFriday như thế nào?

Quy định hiện nay về thuế trường hợp hộ kinh doanh xuất hóa đơn BlackFriday như thế nào?

Hộ kinh doanh xuất hóa đơn BlackFriday như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định những trường hợp hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử bao gồm:

[1] Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai hộ kinh doanh xuất hóa đơn BlackFriday phải sử dụng hóa đơn điện tử;

[2] Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh;

[3] Hộ kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn (Hộ kinh doanh xuất hóa đơn BlackFriday ) thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

Như vậy, có thể thấy rằng tùy theo trường hợp hộ kinh doanh khai thuế theo phương pháp nào mà sẽ có cách xuất hóa đơn BlackFriday theo quy định.

Hộ kinh doanh xuất hóa đơn BlackFriday như thế nào?

Hộ kinh doanh xuất hóa đơn BlackFriday như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định về các ký hiệu trên hóa đơn điện tử ra sao?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định như sau:

* Hóa đơn điện tử

- Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:

+ Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng;

+ Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng;

+ Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công;

+ Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia;

+ Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;

+ Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.

- Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:

+ Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã;

+ Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23;

+ Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:

++ Chữ T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

++ Chữ D: Áp dụng đối với hóa đơn bán tài sản công và hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia hoặc hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng;

++ Chữ L: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh;

++ Chữ M: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền;

++ Chữ N: Áp dụng đối với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử;

++ Chữ B: Áp dụng đối với phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử;

++ Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng;

++ Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng.

+ Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY;

+ Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết);

+ Ví dụ thể hiện các ký tự của ký hiệu mẫu hóa đơn điện tử và ký hiệu hóa đơn điện tử:

++ “1C22TAA” – là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

++ “2C22TBB” – là hóa đơn bán hàng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh ký sử dụng với cơ quan thuế;

++ “1C23LBB” – là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2023 và là hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh;

++ “1K23TYY” – là hóa đơn giá trị gia tăng loại không có mã được lập năm 2023 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

++ “1K22DAA” – là hóa đơn giá trị gia tăng loại không có mã được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức bắt buộc do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng;

++ “6K22NAB” – là phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử loại không có mã được lập năm 2022 doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế;

++ “6K22BAB” – là phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử loại không có mã được lập năm 2022 do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế.

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên nhận ủy nhiệm đối với hóa đơn điện tử ủy nhiệm.

Hóa đơn điện tử có sai sót thì xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:

- Đối với hóa đơn điện tử:

+ Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì người bán được lựa chọn sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT Tải về tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Tải về đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh;

+ Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Tải về tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP;

+ Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;

+ Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Tải về Phụ lục IB kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Tải về tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, trong đó ghi rõ căn cứ kiểm tra là thông báo Mẫu số 01/TB-RSĐT Tải về của cơ quan thuế (bao gồm thông tin số và ngày thông báo);

+ Trường hợp theo quy định hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót thì người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế;

+ Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.

- Đối với bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử:

+ Sau thời hạn chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, trường hợp thiếu dữ liệu hóa đơn điện tử tại bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế thì người bán gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bổ sung;

+ Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót thì người bán gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp;

+ Việc điều chỉnh hóa đơn trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì phải điền đủ các thông tin: ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn vào cột 14 “thông tin hóa đơn liên quan” tại Mẫu 01/TH-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP (trừ trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đầy đủ các thông tin ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn theo quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).

- Việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế liên quan các hóa đơn điện tử điều chỉnh, thay thế (bao gồm cả hóa đơn điện tử bị hủy) thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

Xuất hóa đơn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Khi cung ứng dịch vụ dùng để trả thay lương cho người lao động thì có phải xuất hóa đơn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ? Khi nào thì doanh nghiệp được thực hiện giao dịch ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ kinh doanh xuất hóa đơn BlackFriday như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bên thỏa thuận đồng ý chuyển khoản 100% số tiền cung cấp dịch vụ lúc đó mới xuất hóa đơn đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập nhận tiền từ thiện thì có phải xuất hóa đơn hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán hàng dưới bao nhiêu tiền thì không cần xuất hóa đơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất hóa đơn cho hộ kinh doanh có cần ghi mã số thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ số K kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn tính bằng công thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quà tặng Halloween cho khách hàng có xuất hóa đơn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Halloween 2024 ngày mấy? Xuất hóa đơn khuyến mại Halloween có phải kê khai VAT không?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 37
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;