Quy định về xác định lỗ và chuyển lỗ đối với thuế thu nhập doanh nghiệp?

Xác định lỗ và chuyển lỗ đối với thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như thế nào? Cách xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế đối với thuế TNDN?

Quy định về việc xác định lỗ và chuyển lỗ đối với thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC, sửa đổi bổ sung bởi Điều 7 Thông tư 96/2015/TT-BTC, việc xác định lỗ và chuyển lỗ được quy định như sau:

- Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

- Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

- Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp không phải quyết toán thuế theo quy định). Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Quy định về xác định lỗ và chuyển lỗ đối với thuế thu nhập doanh nghiệp? Xác định thu nhâp chịu thuế và thu nhập tính thuế đối với thuế TNDN như thế nào

Quy định về xác định lỗ và chuyển lỗ đối với thuế thu nhập doanh nghiệp? Xác định thu nhâp chịu thuế và thu nhập tính thuế đối với thuế TNDN như thế nào? (Hình từ Internet)

Xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp như thế nào?

Theo Điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC, sửa đổi bổ sung bởi Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC,thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế được xác định như sau:

- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Quy định về xác định lỗ và chuyển lỗ đối với thuế thu nhập doanh nghiệp? Xác định thu nhâp chịu thuế và thu nhập tính thuế đối với thuế TNDN như thế nào?

- Thu nhập thu chịu thuế

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Quy định về xác định lỗ và chuyển lỗ đối với thuế thu nhập doanh nghiệp? Xác định thu nhâp chịu thuế và thu nhập tính thuế đối với thuế TNDN như thế nào?

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định ra sao?

Theo Điều 9 Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 2008, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 và khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014, các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đói với Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

Các khoản chi được trừ:

- Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

+ Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

Các khoản chi không được trừ:

- Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường

- Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;

- Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;

- Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;

- Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;

- Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;

- Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;

- Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;

- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;

- Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;

- Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;

Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luật;

- Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh khoản chi bằng ngoại tệ.

Thuế thu nhập doanh nghiệp
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tính thuế thu nhập doanh nghiệp có căn cứ theo thuế suất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về xác định lỗ và chuyển lỗ đối với thuế thu nhập doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được trừ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với chi phí cử nhân viên đi công tác nước ngoài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đóng thuế TNDN khi nào? Thu nhập nào chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được trừ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tiền phạt vi phạm luật giao thông không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến năm 2030 cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp thì thực hiện các giải pháp gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất ưu đãi 10% đối với các thu nhập nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Miễn thuế 4 năm, giảm một nửa số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các thu nhập nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở đâu?
Tác giả:
Lượt xem: 50

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;