Nhà thầu phụ nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam đóng các loại thuế gì?
Nhà thầu phụ nước ngoài là gì?
Căn cứ khoản 27 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
27. Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp.
28. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
29. Nhà thầu nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân có quốc tịch nước ngoài tham dự thầu.
30. Nhà thầu trong nước, nhà đầu tư trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân có quốc tịch Việt Nam tham dự thầu.
31. Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
32. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.
33. Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.
Theo đó có thể hiểu nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân có quốc tịch nước ngoài ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp.
Nhà thầu phụ nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam đóng các loại thuế gì?
Theo Điều 5 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định như sau:
Các loại thuế áp dụng
1. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN.
3. Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành.
Theo đó Nhà thầu phụ nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam phải đóng các loại thuế sau:
- Đối với Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đối với Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
Nhà thầu phụ nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam đóng các loại thuế gì? (Hình từ Internet)
Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu phụ nước ngoài được xác định như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định thu nhập chịu thuế TNDN của nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là thu nhập phát sinh từ hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa; cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Thông tư 103/2014/TT-BTC).
Trường hợp hàng hóa được cung cấp dưới hình thức: điểm giao nhận hàng hóa nằm trong lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 103/2014/TT-BTC); hoặc việc cung cấp hàng hóa có kèm theo một số dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như dịch vụ quảng cáo tiếp thị (marketing), hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế và các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hóa (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí), kể cả trường hợp việc cung cấp các dịch vụ nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa thì thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Ví dụ: Công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng mua dây chuyền máy móc thiết bị cho Dự án Nhà máy xi măng với Công ty B ở nước ngoài. Tổng giá trị Hợp đồng là 100 triệu USD (không bao gồm thuế GTGT), bao gồm giá trị máy móc thiết bị là 80 triệu USD, giá trị dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, giám sát lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng là 20 triệu USD. Nghĩa vụ thuế TNDN của Công ty B đối với Giá trị hợp đồng được xác định như sau: - Thuế TNDN được tính riêng đối với giá trị dây chuyền máy móc thiết bị nhập khẩu (80 triệu USD) và tính riêng đối với giá trị dịch vụ (20 triệu USD) theo từng tỷ lệ thuế TNDN theo quy định. - Trường hợp Hợp đồng không xác định cụ thể giá trị dây chuyền máy móc thiết bị và giá trị dịch vụ thì tính thuế TNDN trên tổng giá trị hợp đồng (100 triệu USD) với tỷ lệ thuế TNDN theo quy định. |
- Top 3 Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025? Tiền thưởng từ Cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 có phải đóng thuế TNCN không?
- Theo quy định mới 2025 thì dịch vụ ăn uống chịu thuế VAT là 8% hay 10%?
- Hóa đơn ăn uống năm 2025 có được giảm thuế VAT không?
- Đáp án heo đi học hôm nay? Quay trúng giải thưởng trên Momo thì có phải đóng thuế TNCN không?
- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của hộ cá nhân nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế trực tiếp từ 06/02/2025?
- Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu của hộ cá nhân không đầy đủ thì xử lý thế nào từ 06/02/2025?
- Từ ngày 01/01/2025, đeo tai nghe khi lái xe máy bị phạt bao nhiêu? Bán xe máy có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
- Giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/6/2025 đối với nhóm mặt hàng nào?
- Tổng hợp lời chúc năm mới 2025 dành cho đối tác? Mua hàng hóa dùng để biếu, tặng đối tác Tết 2025 thì người bán có xuất hóa đơn không?
- Lịch âm, lịch dương 2026 năm Bính Ngọ đầy đủ các tháng chi tiết nhất? Dự kiến thời nạn nộp lệ phí môn bài năm 2026 là khi nào?