Người nộp thuế nợ tiền thuế thì bao lâu sẽ bị cơ quan quản lý thuế gửi thông báo?
- Người nộp thuế nợ tiền thuế thì bao lâu sẽ bị cơ quan quản lý thuế gửi thông báo?
- Cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu quá 90 ngày thì xử lý như thế nào?
- Người nộp thuế bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì thời hiện sẽ như thế nào?
Người nộp thuế nợ tiền thuế thì bao lâu sẽ bị cơ quan quản lý thuế gửi thông báo?
Căn cứ theo Điều 131 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có tiền thuế nợ quá hạn phải thông báo chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế hoặc có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì người nộp thuế nợ tiền thuế chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan sẽ bị cơ quan quản lý thuế gửi thông báo.
Người nộp thuế nợ tiền thuế thì bao lâu sẽ bị cơ quan quản lý thuế gửi thông báo? (Hình từ Internet)
Cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu quá 90 ngày thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối tượng áp dụng
a) Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng trong trường hợp không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan thuế.
b) Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định ấn định thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành quyết định ấn định thuế thì cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định.
...
Như vậy, đối chiếu quy định thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu quá 90 ngày thì xử lý thì cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định.
Người nộp thuế bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì thời hiện sẽ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 138 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền.
- Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định như sau:
+ Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi quy định tại Điều 141 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 142 của Luật này;
+ Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1 và các điểm b, c khoản 2 Điều 142 của Luật này;
+ Phạt từ 01 lần đến 03 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi quy định tại Điều 143 của Luật này.
- Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm:
+ Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, thiếu;
+ Buộc nộp đủ số tiền đã miễn, giảm, hoàn, không thu thuế không đúng.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
- Mẫu báo cáo APA thường niên hiện nay là mẫu nào? Nguyên tắc khai thuế với APA là gì?
- Mã giao dịch điện tử giao dịch thuế điện tử được tạo ra có thống nhất không?
- Người lao động có hợp đồng làm việc dưới 6 tháng có áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương được không?
- Cho thuê nhà có đóng thuế không? Trường hợp nào người cho thuê nhà bị ấn định doanh thu tính thuế?
- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp gồm những gì?
- Hiệp định thuế là gì? Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết ra sao?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất?
- Kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài là khi nào?
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì? Sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 500 triệu một năm thì mức thuế môn bài cần nộp là bao nhiêu?