Mẫu 08/CK-TNCN cam kết thuế TNCN được ghi như thế nào?

Theo quy định hiện nay thì cách ghi mẫu cam kết thuế TNCN mới nhất được hướng dẫn như thế nào?

Mẫu 08/CK-TNCN cam kết thuế TNCN được ghi như thế nào?

Đối với cách viết cam kết thuế thu nhập cá nhân, có thể tham khảo cách viết 06 mục trong Mẫu 08/CK-TNCN sau đây:

(1) Kính gửi: Điền tên tổ chức, cá nhân trả thu nhập, không phải ghi tên cơ quan thuế (ví dụ như công ty, doanh nghiệp,…).

(2) Điền đầy đủ họ và tên của mình.

(3) Điền mã số thuế

(4) Điền nơi địa chỉ cư trú (thường trú, tạm trú).

(5) Điền ước tính tổng thu nhập của mình trong năm dương lịch chưa đến mức phải nộp thuế (ghi cả phần số và phần chữ).

(6) Đề nghị: Điền tên tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

Lưu ý: Phần khai mã số thuế: Cá nhân được cấp MST 10 số thì ghi đủ 10 số, bỏ trống 3 ô còn lại.

- Phần dấu *: Số tiền khai tại mục này được xác định bằng mức giảm trừ gia cảnh được tính trong năm

Lưu ý: Thông tin mang tính chất tham khảo

Cách ghi mẫu cam kết thuế TNCN mới nhất theo Mẫu 08/CK-TNCN như thế nào?

Mẫu 08/CK-TNCN cam kết thuế TNCN được ghi như thế nào? (Hình từ Internet)

Mẫu cam kết thuế TNCN mới nhất theo Mẫu 08/CK-TNCN như thế nào?

Mẫu cam kết tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2023 thực hiện theo Mẫu 08/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, cụ thể:

>> Mẫu 08/CK-TNCN tờ khai cam kết: Tải

Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có quy định như sau:

Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Đối chiếu với quy định trước đây tại khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 có nội dung như sau:

Giảm trừ gia cảnh
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định như sau:

Giảm trừ gia cảnh
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.

Theo đó, tại thời điểm 01/01/2009, bản thân người nộp thuế được áp dụng mức giảm trừ gia cảnh là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm).

Từ ngày 01/7/2013,Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 có hiệu lực đã nâng mức giảm trừ gia cảnh của bản thân người nộp thuế lên 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm).

Đến ngày 01/7/2020, Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 đã nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) cho bản thân người nộp thuế. Mức giảm trừ gia cảnh này tiếp tục áp dụng cho đến thời điểm hiện tại.

Ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC như sau:

Người nộp thuế
Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập

Như vậy, theo quy định trên thì những đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú khi đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật.

Cam kết thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cam kết thuế TNCN dùng mẫu nào? Khi nào cá nhân được làm cam kết không khấu trừ thuế TNCN? 
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 08/CK-TNCN cam kết thuế TNCN được ghi như thế nào?
Tác giả:
Lượt xem: 52

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;