Mẫu 01/GTGT tờ khai thuế giá trị gia tăng theo Thông tư 80 ra sao?

Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo Thông tư 80 là mẫu 01/GTGT đúng không?

Mẫu 01/GTGT tờ khai thuế giá trị gia tăng theo Thông tư 80 ra sao?

Mẫu tờ khai thuế GTGT mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu 01/GTGT tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:

Tải tờ khai thuế 01/GTGT: Tại đây

Mẫu 01/GTGT tờ khai thuế giá trị gia tăng theo Thông tư 80 ra sao?

Mẫu 01/GTGT tờ khai thuế giá trị gia tăng theo Thông tư 80 ra sao? (Hình từ Internet)

Khai thuế giá trị gia tăng theo tháng trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế
1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm:
a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý.
b) Thuế tiêu thụ đặc biệt.
c) Thuế bảo vệ môi trường.
d) Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên quy định tại điểm e khoản này.
...

Theo đó, thuế giá trị gia tăng là loại thuế mà các tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế theo tháng, tuy nhiên đối với trường hợp người nộp thuế đáp ứng điều kiện để được khai thuế theo quý thì được lựa chọn một trong hai hình thức khai thuế theo tháng hoặc theo quý.

Khai thuế theo nguyên tắc như thế nào?

Theo quy định tại Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nguyên tắc khai thuế, tính thuế như sau:

- Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.

- Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi có trụ sở.

Trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì:

Người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước.

- Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì:

Nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết được quy định như sau:

+ Kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập;

+ Giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế;

+ Người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được miễn thực hiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 và được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.

- Nguyên tắc khai thuế đối với cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được quy định như sau:

+ Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ có liên quan;

+ Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải dựa trên thông tin của người nộp thuế, cơ sở dữ liệu thương mại có sự kiểm chứng bảo đảm tính pháp lý;

+ Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện;

Đối với các thỏa thuận song phương, đa phương có sự tham gia của cơ quan thuế nước ngoài thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

Thuế giá trị gia tăng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế giá trị gia tăng quý 3 2024 được gia hạn mấy tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Các phương pháp phân bổ thuế giá trị gia tăng ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 thực hiện dựa trên giải pháp gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào phải chịu thuế giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Không áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm muối nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 26
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;