Lập hóa đơn điện tử phục vụ bán khống hàng hóa có phải ngừng sử dụng mã của cơ quan thuế?

Khi nào doanh nghiệp cần dừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế? Quy định về trình tự thực hiện ngừng sử dụng hóa đơn điện tử?

Lập hóa đơn điện tử phục vụ bán khống hàng hóa có phải ngừng sử dụng mã của cơ quan thuế?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
c) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;
d) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
đ) Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
e) Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
g) Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, thông qua quy định trên thì hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Lập hóa đơn điện tử phục vụ bán khống hàng hóa có phải ngừng sử dụng mã của cơ quan thuế?

Những trường hợp nào phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế? (Hình từ Internet)

Quy định về trình tự thực hiện ngừng sử dụng hóa đơn điện tử?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về trình tự thực hiện ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

Trình tự thực hiện ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

Bước 1: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi thông báo đến người nộp thuế thuộc trường hợp tại điểm đ, e, g khoản 1 Điều này đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử.

Bước 2: Người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản.

Bước 3: Người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử hoặc giải trình bổ sung, cụ thể:

- Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ và chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử.

- Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung thông tin, tài liệu. Thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo.

- Hết thời hạn theo thông báo mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu thì cơ quan thuế ra thông báo đề nghị người nộp thuế ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và xử lý theo quy định.

Định dạng hóa đơn điện tử gồm mấy thành phần?

Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về thành phần của hóa đơn điện tử như sau:

Định dạng hóa đơn điện tử
1. Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).
2. Định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.
3. Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này.
....

Như vậy thông qua quy định trên thì định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần.

Lập hóa đơn điện tử
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lập hóa đơn điện tử phục vụ bán khống hàng hóa có phải ngừng sử dụng mã của cơ quan thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thỏa thuận ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử mới nhất 2024? Nguyên tắc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử trong quản lý thuế sẽ phải theo nguyên tắc nào?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 40

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;