Hóa đơn điện tử có sai sót mà đã điều chỉnh rồi sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục sai sót thì xử lý như thế nào?
Hóa đơn điện tử có sai sót mà đã điều chỉnh rồi sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục sai sót thì xử lý như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC có quy định về xử lý hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp như sau:
Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp
1. Đối với hóa đơn điện tử:
a) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì người bán được lựa chọn sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh;
b) Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;
c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;
d) Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, trong đó ghi rõ căn cứ kiểm tra là thông báo Mẫu số 01/TB-RSĐT của cơ quan thuế (bao gồm thông tin số và ngày thông báo);
đ) Trường hợp theo quy định hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót thì người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế;
e) Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.
...
Như vậy, trong trường hợp hóa đơn điện tử lập có sai sót mà người bán đã điều chỉnh theo quy định nhưng sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán vẫn sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.
Hóa đơn điện tử có sai sót mà đã điều chỉnh rồi sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì xử lý như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là gì?
Căn cứ vào Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế như sau:
- Quản lý tên và mật khẩu của các tài khoản đã được cơ quan thuế cấp.
- Tạo lập hóa đơn điện tử về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để gửi đến người mua, cơ quan thuế, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của hóa đơn điện tử đã lập.
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử).
- Lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của toàn bộ hóa đơn điện tử; thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống dữ liệu điện tử.
- Chấp hành sự thanh tra, kiểm tra, đối chiếu của cơ quan thuế và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Các hành vi cấm đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan:
- Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
- Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
- Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
- Thuế giá trị gia tăng có áp dụng đối với hoạt động dạy học từ ngày 01/07/2025 không?
- Nước sạch phục vụ sản xuất từ ngày 01/07/2025 áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?
- Bộ Tài chính đề xuất tăng mức chi công tác phí? Công tác phí của người lao động có tính thuế thu nhập cá nhân?
- Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến 31/12/2030?
- Hướng dẫn đăng nhập canhantmdt gdt gov vn Cổng thông tin điện tử hỗ trợ hộ cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử kê khai nộp thuế?
- Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng với mủ cốm từ ngày 01/07/2025 là bao nhiêu?
- Quy định về việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đầu tư từ ngày 01/07/2025 được quy định như thế nào?
- Ngày dương của mùng 2 Tết 2025 là ngày mấy? Thời hạn nộp báo cáo tài chính 2024 của doanh nghiệp tư nhân rơi vào mùng 2 Tết?
- Thời hạn để thay đổi kỳ tính thuế GTGT, TNCN theo tháng sang quý năm 2025 là ngày mấy?
- Ngày 12 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? Tháng Chạp có những ngày lễ gì? Hạn nộp thuế rơi vào ngày lễ thì phải làm sao?