Hóa đơn điện tử có bắt buộc phải có chữ ký số của người mua không?
Hóa đơn điện tử có bắt buộc phải có chữ ký số của người mua không?
Căn cứ theo điểm a khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung nội dung của hóa đơn như sau:
Nội dung của hóa đơn
...
14. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung
a) Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.
b) Đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán, người mua.
c) Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.
...
Như vậy, trên hóa đơn điện tử không bắt buộc phải có chữ ký số của người mua.
Tuy nhiên, trong trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và giữa người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.
Hóa đơn điện tử có bắt buộc phải có chữ ký số của người mua không? (Hình ảnh từ Internet)
Hóa đơn điện tử có bắt buộc phải sẵn sàng in được ra giấy hay không?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ:
Bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ
1. Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:
a) Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
2. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
3. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:
a) Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
b) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
c) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.
Như vậy, theo quy định thì hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
Hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng gì?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Định dạng hóa đơn điện tử
1. Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).
2. Định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.
3. Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này.
4. Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps.
b) Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
c) Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
5. Hóa đơn điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của hóa đơn đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.
Như vậy, hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language".
- Sửa đổi quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với xuất khẩu từ ngày 01/7/2025?
- Ngày 10 tháng Chạp rơi vào ngày mấy dương lịch 2025? Ngày 10 tháng Chạp là ngày gì? Hạn cuối nộp lệ phí môn bài 2025 là khi nào?
- Mẫu giấy ủy quyền mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là mẫu nào?
- Mẫu kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia mới nhất năm 2024?
- Không đề nghị hoàn thuế thì cơ quan thuế có tự động hoàn thuế TNCN không?
- Hành vi trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị khép vào tội gì?
- 03 điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào từ 01/7/2025?
- Chủ dự án ODA viện trợ không hoàn lại được hoàn thuế GTGT khi nào?
- Thưởng Tết cho người nào động bằng quà là hiện vật trị giá 2 triệu có tính thuế thu nhập cá nhân không?
- Chế độ làm việc của Tổng cục Thuế như thế nào?