Hệ số K kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn là gì?
Hệ số K kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn là gì?
Theo Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023 về việc kiểm tra hóa đơn điện tử, trong đó chỉ đạo kiểm tra người nộp thuế xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn.
Theo đó, hệ số K được xây dựng trên ứng dụng hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kiểm soát hóa đơn điện tử, ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống. Một số chức năng chính như sau:
- Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.
- Hệ thống cảnh bảo thực hiện theo tham số K.
Như vậy, hệ số K được hiểu là một tham số hay một ngưỡng giới hạn dùng để kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn dựa trên thương số của Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn với tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.
Hệ số K kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn là gì? (Hình từ Internet)
Hệ số K kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn tính bằng công thức nào?
Căn cứ tại Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023, hệ số K được dùng để kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính bằng công thức sau:
K = Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn / (Tổng giá trị Hàng tồn kho + Tổng giá trị hàng hóa mua vào trên hóa đơn)
Theo đó, khi doanh nghiệp vượt ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào thì hệ thống sẽ phát đi cảnh báo hóa đơn và đưa vào danh sách quản lý.
Xuất hóa đơn sai thời điểm thì bị xử phạt ra sao?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ.
Theo đó, tùy mức độ vi phạm, doanh nghiệp có hành vi lập hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt như sau:
STT | Hành vi | Mức phạt |
1 | Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ | Cảnh cáo |
2 | Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế | Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng |
3 | Lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên) | Phạt tiền từ 04 - 08 triệu đồng |
Lưu ý: mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 tổ chức.
Xử phạt hành chính về hóa đơn có thời hiệu xử phạt là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.
b) Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế
a) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:
Đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 11; khoản 1, 2, 3 và điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế.
Đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 5 Điều 11; điểm c, d khoản 4 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
b) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.
- Nghị định giảm thuế GTGT 2025 là nghị định nào?
- Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu đối với cá nhân ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế từ 06/02/2025?
- Top 3 Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025? Tiền thưởng từ Cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 có phải đóng thuế TNCN không?
- Theo quy định mới 2025 thì dịch vụ ăn uống chịu thuế VAT là 8% hay 10%?
- Hóa đơn ăn uống năm 2025 có được giảm thuế VAT không?
- Đáp án heo đi học hôm nay? Quay trúng giải thưởng trên Momo thì có phải đóng thuế TNCN không?
- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của hộ cá nhân nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế trực tiếp từ 06/02/2025?
- Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu của hộ cá nhân không đầy đủ thì xử lý thế nào từ 06/02/2025?
- Từ ngày 01/01/2025, đeo tai nghe khi lái xe máy bị phạt bao nhiêu? Bán xe máy có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
- Giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/6/2025 đối với nhóm mặt hàng nào?