Hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế bị xử phạt như thế nào?

Mức xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế ra sao?

Thời hạn đăng ký thuế lần đầu là khi nào?

Theo Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời hạn đăng ký thuế lần đầu như sau:

- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày sau đây:

+ Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập;

+ Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh;

+ Ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí;

+ Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;

+ Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế;

+ Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước.

- Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế; đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc chưa có mã số thuế.

Hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế bị xử phạt như thế nào?

Hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế như sau:

- Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký thuế đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ;

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ;

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế đã thông báo quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày;

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế đã thông báo quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

Lưu ý: Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền sẽ bằng 1/2 tổ chức.

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm về thời hạn đăng ký thuế là bao lâu?

Căn cứ Điều 40 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Quá thời hiệu thi hành nêu trên mà cơ quan thuế chưa thực hiện giao, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Điều 39 Nghị định này thì không thi hành quyết định xử phạt.
Trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
3. Trường hợp cơ quan thuế đã giao, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Điều 39 Nghị định này nhưng cá nhân, tổ chức bị xử phạt chưa nộp hoặc chưa nộp đủ tiền phạt, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp thì cơ quan thuế phải theo dõi các khoản tiền chưa nộp trên hệ thống quản lý thuế và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định để thu đủ số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Như vậy, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm về thời hạn đăng ký thuế là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Lưu ý: Trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Ngoài ra, trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Đăng ký thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế nào không phải gửi mẫu 08-MST cho cơ quan thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước đăng ký thuế trong trường hợp tạm ngừng hoạt động, kinh doanh thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp thì đăng ký với cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
10 mẫu tờ khai đăng ký thuế trong hồ sơ đăng ký thuế lần đầu theo Thông tư 105 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế trực tiếp đăng ký thuế mà thay đổi thông tin thì phải thông báo như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới nhất ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký thuế bao lâu thì hộ gia đình được cấp mã số thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp đã đăng ký thuế nhưng chưa được cấp mã số thuế thì có được sản xuất kinh doanh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan thuế phải cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế trong mấy ngày?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 62
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;