Đồng tiền nộp thuế xuất nhập khẩu là gì?
Người nộp thuế xuất nhập khẩu là ai?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì người nộp thuế gồm:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
- Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
+ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
+ Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
+ Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
+ Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
- Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Đồng tiền nộp thuế xuất nhập khẩu là gì? (Hình từ Internet)
Đồng tiền nộp thuế xuất nhập khẩu là gì?
Căn cứ Điều 41 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định như sau:
Đồng tiền nộp thuế
1. Thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được nộp bằng đồng tiền Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì người nộp thuế phải nộp bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư này.
2. Trường hợp phải nộp thuế bằng ngoại tệ nhưng chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai:
a) Người nộp thuế được tạm nộp thuế bằng ngoại tệ trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, sau khi có giá chính thức người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ; hoặc
b) Người nộp thuế được tạm nộp thuế bằng đồng Việt Nam trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, sau khi có giá chính thức, người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư này.
Như vậy, đồng tiền nộp thuế xuất nhập khẩu là đồng tiền Việt Nam.
Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì người nộp thuế phải nộp bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định.
Trường hợp phải nộp thuế bằng ngoại tệ nhưng chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai:
- Người nộp thuế được tạm nộp thuế bằng ngoại tệ trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, sau khi có giá chính thức người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ; hoặc
- Người nộp thuế được tạm nộp thuế bằng đồng Việt Nam trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, sau khi có giá chính thức, người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định.
Thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu là khi nào?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu được quy định như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan 2014, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
- Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật Hải quan 2014 được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.
- Có phải làm thủ tục chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Người lao động được thưởng cổ phiếu có phải khai thuế TNCN không?
- 04 mẫu chứng từ kế toán bắt buộc trong đơn vị hành chính sự nghiệp là những mẫu nào?
- Báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp được lập vào thời điểm nào?
- Mẫu báo cáo APA thường niên hiện nay là mẫu nào? Nguyên tắc khai thuế với APA là gì?
- Mã giao dịch điện tử giao dịch thuế điện tử được tạo ra có thống nhất không?
- Người lao động có hợp đồng làm việc dưới 6 tháng có áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương được không?
- Cho thuê nhà có đóng thuế không? Trường hợp nào người cho thuê nhà bị ấn định doanh thu tính thuế?
- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp gồm những gì?
- Hiệp định thuế là gì? Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết ra sao?