Định hướng sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài Chính trong thời gian sắp tới như thế nào? Bộ Tài Chính hiện nay có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Định hướng sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài Chính trong thời gian sắp tới như thế nào?
Ngày 6/12/2024, Ban Chỉ đạo về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đã có Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18...Tải về về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có nội dung sẽ hợp nhất Bộ Tài chính với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Theo Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18...Tải về về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, tên Bộ sau sắp xếp dự kiến sau khi sáp nhập là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển. Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Nhằm triền khai Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18. Chính phủ giao Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án hợp nhất, sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau khi hợp nhất. Cụ thể:
+ Báo cáo tại cuộc họp, tổng số đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trước khi sắp xếp là 56 đầu mối (mỗi bộ 28 đầu mối), gồm 47 đầu mối hành chính (6 tổng cục, 14 cục, 27 vụ, văn phòng, thanh tra), 9 đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Sau khi sắp xếp lại hai bộ sẽ có 35 đầu mối, trong đó có 34 đầu mối được sắp xếp từ hợp nhất hai bộ (17 cục, 13 vụ, văn phòng, thanh tra, 4 đơn vị sự nghiệp công lập) và thêm 1 đầu mối là đơn vị sự nghiệp công lập do sáp nhập Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào. Theo đó, giảm tổng số 22/56 đầu mối.
+ Đối với 9 đơn vị sự nghiệp công lập ngoài cơ cấu tổ chức của các Bộ, trước mắt giữ nguyên như hiện nay, sau đó sẽ sắp xếp theo chỉ tiêu chung, chỉ giữ lại các đơn vị thuộc bộ, ngành phục vụ nhiệm vụ chính trị ở các đơn vị đầu ngành gắn với chức năng, nhiệm vụ của bộ.
+ Đối với các cơ sở giáo dục đại học, sắp xếp theo quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo, gắn với nâng cao mức độ tự chủ tài chính phù hợp với lộ trình tính đủ giá dịch vụ công theo ngành, lĩnh vực.
+ Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục thuộc bộ, thuộc tổng cục thuộc bộ, sẽ tiếp tục rà soát, sắp xếp nâng cao hiệu quả hoạt động và mức độ tự chủ tài chính.
+ Đối với việc chuyển giao nhân sự từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia về Bộ Kinh tế, Tài chính, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ sẽ rà soát cụ thể đối với từng trường hợp gắn với nhiệm vụ được giao, phù hợp với vị trí việc làm và tình hình sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
+ Bộ Tài chính thống nhất với chủ trương sáp nhập và tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Kinh tế, Tài chính, chấm dứt mô hình Bảo hiểm xã hội Việt Nam thuộc Chính phủ như hiện nay.
+ Đơn vị này có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm hưu trí bổ sung, quản lý các quỹ này đảm bảo thông suốt, có tính chất liên kết toàn hệ thống.
- Tháng 2 năm.2025, Quốc hội sẽ họp cho ý kiến liên quan đến các quy định về bộ máy, để bộ máy mới hoạt động đúng theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Định hướng sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài Chính trong thời gian sắp tới như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Bộ Tài Chính hiện nay có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 14/2023/NĐ-CP có quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Chính như sau:
(1) Vụ Ngân sách nhà nước.
(2) Vụ Đầu tư.
(3) Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).
(4) Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.
(5) Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.
(6) Vụ Hợp tác quốc tế.
(7) Vụ Pháp chế.
(8) Vụ Tổ chức cán bộ.
(9) Thanh tra.
(10) Văn phòng.
(11) Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.
(12) Cục Quản lý công sản.
(13) Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại.
(14) Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
(15) Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.
(16) Cục Quản lý giá.
(17) Cục Tin học và Thống kê tài chính.
(18) Cục Tài chính doanh nghiệp.
(19) Cục Kế hoạch - Tài chính.
(20) Tổng cục Thuế.
(21) Tổng cục Hải quan.
(22) Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
(23) Kho bạc Nhà nước.
(24) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
(25) Viện Chiến lược và chính sách tài chính.
(26) Thời báo Tài chính Việt Nam.
(27) Tạp chí Tài chính.
(28) Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.
Các tổ chức quy định từ (1) đến (24) là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ (25) đến (28) là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Vụ Ngân sách nhà nước có 4 phòng, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có 4 phòng, Vụ Đầu tư có 4 phòng, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính có 4 phòng, Vụ Pháp chế có 5 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 7 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 4 phòng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc bộ.
Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế là chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Tài chính?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 có quy định như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Tổng Cục trưởng
1. Vị trí, chức trách: Chức danh Tổng Cục trưởng là chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ và là người đứng đầu Tổng cục, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước theo phân công, phân cấp và ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục.
...
Như vậy, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế theo quy định hiện nay là chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Tài chính và là người đứng đầu Tổng cục, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước theo quy định.
- Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025? Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không?
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực từ 01/02/2025? Doanh thu từ hoạt động sản xuất bán điện có được hưởng ưu đãi thuế TNDN?
- Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ 01/01/2025? Ưu đãi thuế TNDN với dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư?
- https canhantmdt gdt gov vn Cổng thông tin điện tử hỗ trợ người nộp thuế trên các sàn thương mại điện tử hoạt động từ 19/12/2024?
- Sửa đổi quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với xuất khẩu từ ngày 01/7/2025?
- Ngày 10 tháng Chạp rơi vào ngày mấy dương lịch 2025? Ngày 10 tháng Chạp là ngày gì? Hạn cuối nộp lệ phí môn bài 2025 là khi nào?
- Mẫu giấy ủy quyền mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là mẫu nào?
- Mẫu kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia mới nhất năm 2024?
- Không đề nghị hoàn thuế thì cơ quan thuế có tự động hoàn thuế TNCN không?
- Hành vi trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị khép vào tội gì?