Đặt cọc số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất như thế nào?

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thì đặt cọc số tiền thuế phải nộp như thế nào? Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã đặt cọc tiền thuế có được miễn thuế không?

Tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì?

Theo Điều 29 Luật Thương mại 2005 bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 112 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:

Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
2. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.

Theo đó tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

Đặt cọc số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất như thế nào?

Đặt cọc số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất như thế nào? (Hình từ Internet)

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã đặt cọc tiền thuế có được miễn thuế không?

Theo khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:

Miễn thuế
...
9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm:
a) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;
b) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;
c) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;
d) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.
...

Theo đó hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong thời hạn tạm nhập tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập tái xuất thì được miễn thuế.

Đặt cọc số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất như thế nào?

Theo khoản 3 Mục 11 Công văn 12166/BTC-TCHQ năm 2016 quy định:

XI. Về thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp
1. Thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định hiện hành (trừ Điều kiện bảo lãnh).
3. Trường hợp sử dụng hình thức đặt cọc tiền thuế nhập khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn), người nộp thuế phải nộp một Khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập vào tài Khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc nhà nước.
Việc hoàn trả tiền đặt cọc thực hiện như quy định về hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất quá thời hạn tạm nhập - tái xuất, doanh nghiệp chưa tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam, cơ quan hải quan chuyển số tiền đặt cọc từ tài Khoản tiền gửi của cơ quan hải quan vào ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

Theo đó đặt cọc số tiền thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong thời hạn tạm nhập tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn), người nộp thuế phải nộp một Khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập vào tài Khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc nhà nước.

Việc hoàn trả tiền đặt cọc được thực hiện như quy định về hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất khi quá thời hạn tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp chưa tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam, cơ quan hải quan chuyển số tiền đặt cọc từ tài Khoản tiền gửi của cơ quan hải quan vào ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

Tạm nhập tái xuất
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đặt cọc số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm nhập tái xuất là gì? Hàng hóa tạm nhập tái xuất có tính thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Tác giả:
Lượt xem: 30
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;